Trang chủNewsThế giớiNga phê chuẩn hiệp ước với Triều Tiên, Indonesia đuổi tàu Trung...

Nga phê chuẩn hiệp ước với Triều Tiên, Indonesia đuổi tàu Trung Quốc ở Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ lại đi Qatar

Ukraine cách chức Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy UAV, Đức, Áo triệu phái viên Triều Tiên liên quan đến Nga, nhiều quốc gia NATO phản đối Ukraine gia nhập liên minh, Cuba yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Hạ viện Nga phê chuẩn hiệp ước quân sự với Triều Tiên, Moscow nói 'chẳng nhằm vào ai'. (Nguồn: Reuters)
Hạ viện Nga phê chuẩn hiệp ước quân sự với Triều Tiên. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Hàn-Mỹ tập trận không quân quy mô lớn: Không quân Hàn Quốc cho biết nước này và Mỹ đã bắt đầu cuộc tập trận không quân chung quy mô lớn mang tên Lá cờ tự do hôm 21/10, nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa từ Triều Tiên.

Cuộc tập trận kéo dài 12 ngày này diễn ra tại nhiều căn cứ không quân khác nhau ở Hàn Quốc, huy động khoảng 110 máy bay, bao gồm tiêm kích tàng hình F-35A và F-15K của Hàn Quốc, F-35B và F-16 cùng máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ. Không quân Hoàng gia Australia cũng tham gia với máy bay tiếp nhiên liệu đa năng KC-30A.

Theo Không quân Hàn Quốc, đây là lần đầu tiên cuộc tập trận có sự phối hợp giữa máy bay chiến đấu và thiết bị bay không người lái, nhằm mô phỏng tình huống chiến đấu trên thực tế dựa trên các cuộc xung đột gần đây, như cuộc chiến ở Ukraine. (Yonhap)

*Indonesia xua đuổi tàu Trung Quốc khỏi khu vực tranh chấp ở Biển Đông: Ngày 24/10, Indonesia cho biết đã xua đuổi một tàu hải cảnh Trung Quốc ra khỏi khu vực tranh chấp ở Biển Đông hai lần trong những ngày gần đây. Đây là động thái mới nhất của một quốc gia Đông Nam Á nhằm phản đối hành động của Bắc Kinh trên tuyến đường thủy chiến lược này.

Trong một thông cáo, Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia cho hay: “Tàu hải cảnh Trung Quốc đã quay trở lại khu vực tài phán của Indonesia ở Biển Bắc Natuna hôm 23/10”. Theo Cơ quan này, tàu Trung Quốc lần đầu tiên đi vào vùng biển tranh chấp hôm 21/10 và khi một tàu của Indonesia cố gắng liên lạc với tàu Trung Quốc qua radio, Hải Cảnh Trung Quốc tuyên bố khu vực này thuộc thẩm quyền của Bắc Kinh.

Phía Indonesia phàn nàn rằng tàu Trung Quốc nói trên đã “quấy rối hoạt động khảo sát” do công ty dầu khí nhà nước Pertamina tiến hành. Một tàu của cảnh sát biển Indonesia đã bám theo tàu Trung Quốc và xua tàu đi. (AFP)

*Trung Quốc tuyên bố không biết việc Triều Tiên triển khai quân tới Nga: Ngày 24/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định không biết việc binh sĩ Triều Tiên đang ở Nga, sau khi Mỹ tuyên bố có bằng chứng Bình Nhưỡng đã điều động 3.000 binh sĩ tới Nga để có thể triển khai tới Ukraine.

Trả lời họp báo về việc liệu có quân đội Triều Tiên ở Nga hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm nhấn mạnh: “Phía Trung Quốc không biết về tình hình. Lập trường của Trung Quốc về cuộc khủng hoảng Ukraine là nhất quán và rõ ràng. Chúng tôi hy vọng tất cả các bên sẽ thúc đẩy việc hạ nhiệt tình hình và cam kết thực hiện giải pháp chính trị”.

Trước đó ngày 23/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết có “bằng chứng cho thấy có quân nhân Triều Tiên ở Nga”. (Reuters)

*Hạ viện Nga phê chuẩn hiệp ước hợp tác với Triều Tiên: Ngày 24/10, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã bỏ phiếu phê chuẩn hiệp ước hợp tác giữa nước này với Triều Tiên.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã ký hiệp ước phòng thủ chung trong chuyến thăm Bình Nhưỡng của ông Putin vào tháng 6.

Nga và Triều Tiên đã tăng cường hợp tác kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, với việc Hàn Quốc và Ukraine cho biết quân đội Triều Tiên đang chuẩn bị triển khai để hỗ trợ Nga. (Reuters)

*Lào sẵn sàng gia nhập BRICS: Phát biểu tại hội nghị nhóm các nền kinh tế mới nổi mở rộng (BRICS+) trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao lần thứ 16 của BRICS tại thành phố Kazan, Tatarstan, LB Nga, Chủ tịch Lào Thongloun Sisoulith tuyên bố quốc gia Đông Nam Á này sẵn sàng trở thành thành viên đầy đủ của BRICS.

BRICS+ có sự tham dự của đại diện của gần 40 quốc gia, bao gồm lãnh đạo một số nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập, châu Á, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ Latinh cũng như người đứng đầu các tổ chức quốc tế. (TASS)

*Hàn Quốc xem xét cung cấp vũ khí cho Ukraine: Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 24/10 cho biết nước này có thể xem xét cung cấp vũ khí cho Ukraine, tùy thuộc vào mức độ hợp tác quân sự giữa Nga và Triều Tiên.

Tổng thống Yoon Suk Yeol đưa ra phát biểu trên sau cuộc hội đàm với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tại Seoul, trong đó cả hai nhà lãnh đạo đều mạnh mẽ lên án việc Triều Tiên điều quân tới Nga và đồng ý tăng cường phản ứng chung trước các mối đe dọa an ninh ngày càng gia tăng.

Ngày 23/10, cơ quan tình báo Hàn Quốc và Nhà Trắng xác nhận khoảng 3.000 binh sĩ Triều Tiên đã được điều tới miền Đông Nga để huấn luyện. (Yonhap)

*Nhật Bản tiếp tục áp đặt trừng phạt Nga: Ngày 24/10, Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Kazuhiko Aoki tuyên bố Tokyo sẽ giữ lập trường ủng hộ Ukraine và tiếp tục áp đặt các biện pháp hạn chế chống lại Moscow.

Bình luận về tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan kêu gọi phản đối các lệnh trừng phạt đơn phương, ông Aoki nhấn mạnh: “Đây là nền tảng cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng không chỉ đối với Nhật Bản mà còn cho tất cả các quốc gia…”.

Điều 10 của Tuyên bố BRICS, được thông qua ngày 23/10, bày tỏ mối quan ngại của tổ chức này về tác động tiêu cực của các biện pháp cưỡng chế đơn phương bất hợp pháp, bao gồm các lệnh trừng phạt phi pháp, đối với nền kinh tế toàn cầu, thương mại quốc tế và việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. (Sputniknews)

Châu Âu

*Nga tập trận tên lửa trên Vịnh Avacha: Ngày 24/10, bộ phận báo chí của Hạm đội Thái Bình Dương đưa tin tàu hộ tống “Gremyashchiy” của Hạm đội Thái Bình Dương đã phóng tên lửa “Kalibr” vào mục tiêu ven biển ở Kamchatka từ Vịnh Avacha.

Nội dung thông tin có đoạn viết: “Thủy thủ đoàn tàu hộ tống Gremyashchiy của Hạm đội Thái Bình Dương đã phóng tên lửa vào mục tiêu ven biển bằng tổ hợp Kalibr có độ chính xác cao từ vùng biển của Vịnh Avacha… Tên lửa Kalibr đã nhắm trúng mục tiêu tại bãi tập Kura ở vùng Kamchatka”.

Vụ phóng tên lửa được thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn. Tầm bay của tên lửa là khoảng 1.300 km. (Sputnik)

*Nhiều quốc gia NATO phản đối Ukraine gia nhập liên minh: Tờ Politico dẫn lời các quan chức Mỹ và NATO cho biết một số quốc gia thuộc liên minh, trong đó có Mỹ và Đức, đang do dự trong việc đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Ukraine Zelensky về lời mời gia nhập NATO ngay lập tức do lo ngại về việc gây ra xung đột trực tiếp với Nga.

Theo nguồn tin, Đức và Mỹ đứng đầu danh sách những nước trì hoãn việc để Kiev gia nhập khối. Một quan chức giấu tên tiết lộ: “Các quốc gia như Bỉ, Slovenia hoặc Tây Ban Nha đang ẩn sau Mỹ và Đức. Họ miễn cưỡng”. Hungary và Slovakia cũng phản đối việc Ukraine gia nhập.

Một nhà ngoại giao khác cho hay chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tin rằng hầu hết các nước EU sẽ không ủng hộ việc Ukraine gia nhập NATO trong tương lai gần. (TASS)

*Nga cáo buộc Anh che đậy việc cung cấp vũ khí cho Ukraine: Đại sứ quán Nga tại London trong một thông cáo mới đây cho rằng Anh đã lợi dụng chương trình bảo vệ hành lang ngũ cốc để che đậy việc cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine qua Biển Đen.

Đại sứ quán Nga nêu rõ: “Chính quyền Anh lại tung ra một thủ thuật chống Nga mới. Họ lập luận rằng các cuộc tấn công của chúng tôi vào các cảng Ukraine và tàu thuyền đi vào đó đang được tăng cường, điều này được cho là gây đình trệ việc cung cấp lương thực cho người dân Palestine và việc cung cấp ngũ cốc cho các nước phía Nam Bán cầu. Nhìn chung, đây là một hành động tự bại lộ”. (TASS)

*Ukraine cách chức Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy các hệ thống không người lái: Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy các hệ thống không người lái của quân đội Ukraine – Đại úy Roman Hladkyi – đã bị cách chức chỉ sau 2 tháng được bổ nhiệm.

Trang “Công cộng” dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine tiết lộ lý do Đại úy Hladkyi bị cách chức là vì nghi ngờ người thân của ông có quan hệ với Nga.

Đáng chú ý, truyền thông Ukraine đưa tin Đại úy Hladkyi còn bị nghi ngờ phản bội Tổ quốc. Theo đó, viên sĩ quan này từng vượt biên sang Nga trong thời gian diễn ra xung đột giữa Kiev và Moscow. (UNN)

*Đức, Áo triệu phái viên Triều Tiên do lo ngại các hoạt động hỗ trợ Nga: Bộ Ngoại giao Đức và Áo ngày 23/10 đã triệu các phái viên hàng đầu của Triều Tiên tại Berlin và Vienna do mối quan ngại ngày càng lớn cho rằng Bình Nhưỡng hiện triển khai quân đội và vũ khí để hỗ trợ cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Trước đó cùng ngày, Mỹ lần đầu tiên tuyên bố đã có được bằng chứng về sự xuất hiện của quân đội Triều Tiên ở Nga, trong khi các nghị sĩ Hàn Quốc cho biết Bình Nhưỡng đã điều động khoảng 3.000 binh sĩ tới hỗ trợ cuộc chiến của Moskva ở Ukraine và sẽ tiếp tục triển khai nhiều hơn nữa. (DW)

Trung Đông-châu Phi

*Ngoại trưởng Mỹ thăm Qatar nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng Gaza: Ngày 24/10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới Doha để tiến hành các cuộc đàm phán với Qatar – nhà trung gian hòa giải cho cuộc xung đột Dải Gaza, trong nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn chặn leo thang hơn nữa trong khu vực.

Chuyến thăm đến tiểu vương quốc vùng Vịnh, nơi đặt văn phòng chính trị của nhóm chiến binh Palestine Hamas và dẫn đầu quá trình hòa giải cho lệnh ngừng bắn ở Gaza cùng với Mỹ và Ai Cập, diễn ra sau các cuộc đàm phán tại Israel và Saudi Arabia. Đây là chuyến thăm thứ 11 của ông Blinken tới khu vực này kể từ khi chiến tranh nổ ra vào năm ngoái. (AFP)

*Israel không kích Damascus trong bối cảnh căng thẳng ở Gaza: Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria cho biết Israel đã tiến hành không kích vào khu dân cư Kafr Sousa ở trung tâm thủ đô Damascus vào sáng sớm 24/10.

Nhiều tiếng nổ lớn được ghi nhận trong khu vực này, song chưa có thông tin về thương vong.

Israel thường xuyên nhắm vào các mục tiêu liên quan đến Iran tại Syria và đã tăng cường các cuộc tấn công kể từ sau vụ lực lượng Hồi giáo Hamas tấn công Israel ngày 7/10 năm ngoái. Phía Israel chưa đưa ra bình luận về vụ việc này. (Reuters)

*Hải quân Saudi Arabia và Iran tập trận chung trên Biển Oman: Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Saudi Arabia – Chuẩn tướng Turki al-Maliki – ngày 23/10 cho biết quân đội nước này gần đây đã tổ chức cuộc tập trận hải quân chung với Iran và các quốc gia khác trên Biển Oman.

Trước đó, hôm 20/10, hãng thông tấn IRNA của Iran đưa tin Hải quân, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) và lực lượng bảo vệ bờ biển Iran đang tham gia cuộc tập trận hải quân đa quốc gia mang tên IMEX 2024 ở phía Bắc Ấn Độ Dương cùng với Nga và Oman. Cũng theo Ban Tổ chức, Saudi Arabia, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Qatar và Bangladesh đã cử đại diện tham gia với tư cách quan sát viên.

Năm 2023, Iran và Saudi Arabia đã nối lại quan hệ ngoại giao theo thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian. (Al Jazeera)

*Israel cáo buộc 6 nhà báo Al Jazeera là “phần tử khủng bố”: Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) ngày 23/10 tuyên bố đã phát hiện các tài liệu ở Dải Gaza cho thấy 6 nhà báo thuộc kênh truyền hình Al Jazeera của Qatar là thành viên của 2 “nhóm khủng bố” Hamas và Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ).

Đáp lại, kênh truyền hình Al Jazeera đã phủ nhận các thông tin nêu trên và lên án những cáo buộc “vô căn cứ” của IDF. (Arab News)

Châu Mỹ – Mỹ Latinh

*Cuba yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận: Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel đã phản ứng gay gắt với Nhà Trắng khi Washington chỉ trích tác động nhân đạo của tình trạng mất điện ở đảo quốc Caribe. Ông yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế kéo dài suốt nhiều thập kỷ, vốn bị cho là nguyên nhân gây ra tình cảnh khó khăn hiện nay ở Cuba.

Trước đó, ngày 21/10, người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đang lo ngại về “những tác động nhân đạo tiềm tàng” của tình trạng mất điện đối với người dân Cuba và sẵn sàng can thiệp nếu cần. Bà xác nhận La Habana chưa yêu cầu bất kỳ sự hỗ trợ nào.

Trên mạng xã hội X, Chủ tịch Cuba viết: “41 quốc gia và một số tổ chức quốc tế đã thể hiện tình đoàn kết với Cuba – đất nước đang phải đối mặt với gánh nặng kép từ cơn bão và tình trạng khẩn cấp về năng lượng với tâm thế kiên cường đáng khâm phục. Mỹ nói rằng chúng tôi không yêu cầu gì cả. Đây là yêu cầu của chúng tôi: hãy dỡ bỏ vòng vây phong tỏa”. (Sputnik)

*Mỹ chi hàng triệu USD viện trợ quân sự cho Guatemala: Trong khuôn khổ chuyến thăm Guatemala, Tư lệnh Bộ Chỉ huy miền Nam (SOUTHCOM) của quân đội Mỹ – Tướng Laura Richardson – ngày 23/10 đã công bố gói viện trợ trang thiết bị quân sự trị giá gần 13 triệu USD cho quốc gia Trung Mỹ. Đây là một phần trong chương trình viện trợ trị giá 24 triệu USD mà Washington dành cho chính phủ của Tổng thống Bernardo Arévalo.

Từ khi Tổng thống Arévalo nhậm chức hồi tháng 1/2024, Guatemala đã trở thành đồng minh chủ chốt của Washington tại khu vực Trung Mỹ, thay vì những căng thẳng song phương trước đây dưới thời cựu Tổng thống Alejandro Giammattei. (AFP)

*Mỹ tuyên bố quân Triều Tiên là mục tiêu hợp pháp nếu tham chiến ở Ukraine: Nhà Trắng ngày 23/10 tuyên bố các binh sĩ Triều Tiên đang huấn luyện tại Nga sẽ trở thành mục tiêu quân sự hợp pháp nếu họ tham chiến ở Ukraine.

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby quả quyết: “Nếu những người lính Triều Tiên này quyết định tham gia cuộc chiến chống Ukraine, họ sẽ trở thành mục tiêu quân sự hợp pháp”.

Trong khi đó, một quan chức Mỹ cùng ngày tiết lộ ít nhất 3.000 quân nhân Triều Tiên đang được huấn luyện tại các căn cứ quân sự ở vùng Viễn Đông nước Nga. (Reuters)





Nguồn: https://baoquocte.vn/tin-the-gioi-2410-nga-phe-chuan-hiep-uoc-voi-trieu-tien-indonesia-duoi-tau-trung-quoc-o-bien-dong-ngoai-truong-my-lai-di-qatar-291266.html

Cùng chủ đề

Hamas chấp nhận đề xuất ngừng bắn ở Gaza, vạch lằn ranh đỏ

Thủ lĩnh Hamas thông báo rằng nhóm này đã chấp nhận phương án ngừng bắn mới do các nước trung gian đề xuất, đồng thời kêu gọi Israel chấp nhận thỏa thuận. ...

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon. Đây là vụ không kích xuyên biên giới đáng chú ý kể từ khi lệnh ngừng bắn giữa Israel với lực lượng Hezbollah ở Lebanon do Mỹ làm trung gian có hiệu lực vào tháng 11/2024.

Ông Trump nói lực lượng Houthi ‘muốn hòa bình’ sau khi bị Mỹ không kích

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết quân đội nước này có thể tiếp tục tập kích lực lượng Houthi ở Yemen thêm một thời gian, đồng thời cho rằng Houthi đang muốn hòa bình. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Canada, Mexico lập tức đánh thuế đáp trả Mỹ

Canada và Mexico đã ra lệnh đáp trả thuế suất mới của Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành biện pháp thuế quan đối với hai nước láng giềng. ...

Australia nối lại tài trợ cho UNRWA

Ngày 15-3, Ngoại trưởng Penny Wong cho biết, Australia sẽ tiếp tục tài trợ cho Cơ quan cứu trợ dành cho người Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA). Tuyên bố được đưa ra gần 2 tháng sau khi Australia tạm dừng các hoạt động tài trợ vì cáo buộc một số nhân viên của cơ quan này tham gia vào vụ việc phong trào Hamas tấn công vào Dải Gaza ngày...

Lao động Nhật Bản được tăng lương cao nhất trong hơn 3 thập niên

Các công ty lớn tại Nhật Bản đã đồng ý tăng lương trung bình hơn 5% trong năm nay, đánh dấu mức tăng lương cao nhất trong vòng 34 năm qua, theo Reuters hôm 14.3. ...

Cùng chuyên mục

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Thủ tướng Israel nêu rõ điều kiện cho giai đoạn đàm phán tiếp theo với Hamas, khẳng định không giấu giếm

Ngày 30/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza với điều kiện Hamas phải hạ vũ khí và rời khỏi vùng đất này.

Tổng thống Donald Trump tự tin về sáng kiến sáp nhập Greenland

Tổng thống Mỹ Donald Trump tin chắc 100% rằng sáng kiến sáp nhập Greenland của ông sẽ thành công.

Houthi phóng tên lửa vào Israel, tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Quân đội Israel ngày 30/3 xác nhận đã chặn được một tên lửa phóng từ Yemen, sau khi kích hoạt còi báo động không kích trên nhiều khu vực của Israel.

Mới nhất

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng...

Mới nhất