Trang chủNewsThế giớiNga muốn làm rõ việc Armenia rút khỏi hiệp ước an ninh...

Nga muốn làm rõ việc Armenia rút khỏi hiệp ước an ninh tập thể


Nga cho biết sẽ duy trì liên lạc với Armenia để làm rõ tư cách thành viên của Yerevan sau khi nước này tuyên bố sẽ rút khỏi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tháng trước tuyên bố Yerevan sẽ rút khỏi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) nếu tổ chức này không tuân thủ các nghĩa vụ và xác định khu vực chịu trách nhiệm của mình.

“Chắc chắn chúng tôi đã nghe những tuyên bố này. Rõ ràng còn nhiều việc phải làm. Chúng tôi cần duy trì liên lạc với Armenia cả trong CSTO và ở cấp độ song phương. Chúng tôi sẽ nỗ lực giải quyết vấn đề và tổ chức các cuộc tham vấn liên quan tuyên bố của Thủ tướng Armenia”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 13/3 cho hay.

Ông Peskov từ chối trả lời câu hỏi về cách CSTO nhìn nhận tuyên bố của Thủ tướng Pashinyan. “Đó là câu hỏi dành cho CSTO. Chúng tôi không nên nói thay”, ông lưu ý.

Khi được hỏi liệu tình hình hiện tại có thể là cơ sở để triệu tập hội nghị thượng đỉnh bất thường của tổ chức hay không, ông Peskov nói: “Một lần nữa, việc đó phụ thuộc vào quyết định của CSTO”.





Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tại cuộc họp báo cuối năm của Tổng thống Putin tháng 12/2023. Ảnh: AFP

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tại cuộc họp báo cuối năm của Tổng thống Putin tháng 12/2023. Ảnh: AFP

CSTO là khối do Nga dẫn đầu, được thành lập năm 1992, với 5 thành viên còn lại gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Tương tự NATO, hiến chương CSTO cũng có điều khoản về phòng vệ tập thể, coi hành động tấn công một thành viên đồng nghĩa tấn công cả khối.

Quan hệ song phương giữa Armenia và Nga xấu đi những tháng gần đây. Ông Pashinyan tháng trước nói Nga khiến Armenia thất vọng sau khi không thể ngăn Azerbaijan phát động chiến dịch chớp nhoáng hồi tháng 9/2023 để giành quyền kiểm soát vùng Nagorno – Karabakh, khiến người gốc Armenia sống ở đó phải sơ tán. Ông cũng tuyên bố đình chỉ tham gia hiệp ước an ninh tập thể với Nga.

Nga phản bác rằng thất bại của Thủ tướng Pashinyan trong việc quản lý các cuộc cạnh tranh phức tạp ở Nam Kavkaz là nguyên nhân khiến lực lượng ly khai thân Armenia ở Nagorno – Karabakh thất thế, đồng thời cảnh báo phương Tây đang cố gắng chia rẽ Yerevan và Moskva.

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo việc Armenia rời CSTO sẽ là diễn biến gây tổn hại cho chính nước này.

Armenia trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Pashinyan, bắt đầu từ năm 2018, đã tìm cách thoát lệ thuộc an ninh vào Nga và mở rộng quan hệ với phương Tây. Những động thái này khiến Moskva không hài lòng và nhiều lần chỉ trích chính quyền Pashinyan có biểu hiện chống Nga. Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan ngày 8/3 cho biết nước này đang cân nhắc gửi đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu.

Huyền Lê (Theo TASS, Reuters)




Source link

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội Armenia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Armenia là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu cơ quan lập pháp Armenia sau hơn 30 năm thiêt lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Sáng 23/11, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan và Đoàn đại biểu Quốc hội Cộng hòa Armenia rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tiễn Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan và...

Tổng thống Nga và Thủ tướng Armenia vừa đồng ý về một việc

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan hôm 8/10 đã nhất trí rằng Moscow sẽ rút quân khỏi biên giới Armenia-Iran vào ngày 1/1 năm sau. Theo thỏa thuận, lực lượng biên phòng Armenia sẽ tiếp quản toàn bộ hoạt động do...

CSTO kết thúc cuộc tập trận chung Tình anh em bất diệt 2024

Ngày 5/10, Bộ Quốc phòng Kazakhstan thông báo, cuộc tập trận quân sự chung của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), mang tên "Tình anh em bất diệt 2024", đã kết thúc tại Kazakhstan.

Tình hình xung đột Nga-Ukraine ở Donetsk, Kursk

Tình hình xung đột Nga-Ukraine ở Donetsk, KurskBộ Quốc phòng Nga hôm 31/8 cho biết các lực lượng của họ đã giành được quyền kiểm soát khu định cư Kirove, được Ukraine gọi là Verezamske, ở vùng Donetsk (Donbass).Quân đội của Moscow đã đạt được những...

Mỹ cử cố vấn quân sự đến nước đồng minh của Nga, Moscow cảnh báo một sự việc “đáng báo động”

Mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Uzra Zeya xác nhận, nước này sẽ cử một cố vấn thường trực đến Bộ Quốc phòng Armenia.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Bỏ qua nỗ lực của Mỹ, Saudi Arabia từ chối thiết lập quan hệ với Israel nếu không có nhà nước Palestine

Saudi Arabia ngày 5/2 khẳng định sẽ không thiết lập quan hệ với Israel trừ khi một nhà nước Palestine được thành lập.

Mỹ điều máy bay ném bom tuần tra ở Biển Đông, Trung Quốc phản ứng

Không quân Philippines và Mỹ hôm nay 4.2 đã tổ chức tuần tra chung trên Biển Đông, khiến Trung Quốc tức giận, theo Reuters. ...

Mexico tung 10.000 quân tới biên giới với Mỹ sau cuộc nói chuyện quyết định giữa nguyên thủ hai nước

Ngày 4/2, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, nước này đã bắt đầu triển khai 10.000 quân tới biên giới như đã cam kết với người đồng cấp Mỹ Donald Trump để đổi lấy việc trì hoãn áp thuế 25% lên hàng hóa xuất khẩu.

USAID vào tầm ngắm tinh gọn của Tổng thống Donald Trump, tương lai sẽ về đâu?

Thông qua việc thu gọn Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Tổng thống Donald Trump muốn đảm bảo khoản viện trợ nước ngoài trị giá hàng chục tỷ USD của Washington trên toàn cầu phù hợp với chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết".

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Cùng chuyên mục

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh trừng phạt một tổ chức quốc tế

Ngày 6/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp áp đặt trừng phạt đối với Tòa án Hình sự quốc tế (ICC).

Armenia cự tuyệt tham gia một cuộc họp của tổ chức an ninh do Nga dẫn đầu

Ngày 7/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ có cuộc họp với lãnh đạo các ủy ban thuộc quốc hội của các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) tại Moscow.

Tổng thống Trump cấm vận Tòa Hình sự quốc tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành lệnh cấm vận nhằm vào Tòa Hình sự quốc tế (ICC) vì các hành động chống Mỹ và các đồng minh như Israel. ...

Sắp diễn ra cuộc gặp Trump-Putin, Nga không quên nhắc nhở Mỹ về sự mập mờ liên quan Ukraine

Công tác chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đang ở “giai đoạn cao điểm”.

‘Ném đá dò đường’ giải quyết các cuộc xung đột

Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây liên tục đưa ra kịch bản liên quan Trung Đông và Ukraine, những động thái được cho phần nhiều nhằm thăm dò phản ứng các bên. ...

Mới nhất

Đà Nẵng đẩy mạnh thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân

Kinhtedothi-Thành ủy Đà Nẵng vừa triển khai chuyên đề năm 2025 về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; chú trọng bồi dưỡng sức dân, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân thành phố Đà Nẵng”. Học tập...

ĐHQG TP HCM đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng

(NLĐO)- ĐHQG TP HCM đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng trong giai đoạn 2025- 2030. Riêng 2 năm 2025, 2026 mời và bổ...

Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). Tin mới y tế ngày 6/2: Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường...

Là đòi hỏi chính đáng?

Với sự việc hơn 4.000 giáo viên Hà Nội gửi tâm thư điều chỉnh chính sách thu nhập tăng thêm, chuyên gia cho rằng đây là đòi hỏi chính đáng nhưng...

Mới nhất

Là đòi hỏi chính đáng?