Trang chủNewsThế giớiNga đẩy lui Ukraine ở làng Rabotino, Trung Quốc nói về chuyến...

Nga đẩy lui Ukraine ở làng Rabotino, Trung Quốc nói về chuyến thăm của quan chức EU



Lãnh đạo Nhật-Hàn sớm gặp, EU quan ngại về bạo loạn ở Pháp, MERCOSUR không ra được tuyên bố chung… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

(07.05) Hội nghị Thượng đỉnh MERCOSUR hai ngày qua đã khép lại mà không có tuyên bố chung. (Nguồn: Reuters)
Hội nghị Thượng đỉnh MERCOSUR hai ngày qua đã khép lại mà không có tuyên bố chung. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

* Nga đẩy lui VSU ở làng Rabotino, Kursk và Belgorod bị tấn công: Ngày 4/7, Chủ tịch phong trào “Chúng ta cùng với nước Nga” ở Zaporizhzhia, ông Vladimir Rogov cho biết: “Hôm nay, quân đội đã đẩy lùi nỗ lực tấn công (của Ukraine) gần làng Rabotino. Sau loạt đòn đánh của chúng ta, đối phương đã bị tiêu diệt một phần, phân tán và bỏ chạy. Tình hình đã được kiểm soát. Chúng ta vẫn giữ các vị trí, đồng thời đánh bật họ khỏi phía Bắc và Tây Bắc làng Rabotino”.

Ngoài ra, theo quan chức này, một nhóm vũ trang đặc nhiệm của Các Lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) đã bị vô hiệu hóa gần làng Marfopol. Ông nói: “Họ đang di chuyển về phía Dorozhnyanka. Đây là khu dân cư đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của VSU nhằm tấn công theo hướng Pologovsky của mặt trận Zaporizhzhia”.

Trong khi đó, thống đốc Kursk và Belgorod (Nga) cho biết, VSU cũng đã pháo kích các khu vực này qua biên giới sáng ngày 5/7. Viết trên Telegram, Thống đốc Belgorod, ông Vyacheslav Gladkov nêu rõ: “Cuộc tấn công vào thị trấn Valuyiki kéo dài hơn một giờ”. Theo đó, các lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 3 thiết bị trên không, bao gồm 1 máy bay không người lái.

Ông Roman Starovoyt – Thống đốc vùng Kursk, khu vực nằm ở Bắc Belgorod và giáp Ukraine – thông báo ngôi làng Tyotkino cũng bị tấn công, song không nêu chi tiết. (Reuters/TTXVN)

* Ukraine phá hủy đội hình của Nga ở Donetsk: Tối ngày 4/7, trong bài viết trên mạng xã hội, VSU nêu rõ: “Do hỏa lực hiệu quả của các đơn vị lực lượng phòng thủ, một đội hình khác của Nga ở vùng Makiivka (thuộc Donetsk) đã không còn tồn tại”. Đoạn video kèm bài đăng cho thấy đã xảy ra một vụ nổ lớn.

Trong khi đó, ông Denis Pushilin, quan chức đứng đầu Donetsk thân Nga, cho hay VSU đã “tấn công ác liệt” các khu dân cư và một khu phức hợp bệnh viện ở Makiivka. Interfax (Nga) cho biết, một người đàn ông đã thiệt mạng và 36 dân thường “bị thương ở các mức độ khác nhau” do hỏa lực của Ukraine. (AFP)

* Đức, Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp hỗ trợ Ukraine: Tối ngày 4/7, Thủ tướng Olaf Scholz và Tổng thống Joe Biden đã điện đàm để thảo luận về hỗ trợ cho Ukraine. Theo người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit, cả hai cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để hỗ trợ cho Ukraine chừng nào còn cần thiết.

Ngoài ra, Thủ tướng Đức và Tổng thống Mỹ cũng thảo luận về Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sắp được tổ chức ở thủ đô Vilnius, Lithuania. Theo ông Hebestreit, Đức và Mỹ nhất trí rằng, hội nghị NATO tới đây phải gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ về sự đồng lòng của liên minh này. (TTXVN)

* Romania: Xung đột Ukraine không thể kết thúc bằng phản công: Ngày 4/7, trả lời họp báo chung với người đồng cấp Đức Olaf Scholz tại Berlin, Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu nói: “Thật không may, cuộc xung đột sẽ kéo dài. Tôi nghĩ chúng ta có thể hy vọng rằng cuộc xung đột sẽ kết thúc bằng cuộc phản công. Tuy nhiên, thật không may, chúng tôi biết rằng điều đó là không thể…”. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Gia hạn thỏa thuận ngũ cốc: Nga nêu quan điểm, Ukraine quyết không nhượng bộ, EU ‘ủ mưu’

Đông Bắc Á

* Trung Quốc: Đại diện cấp cao EU sẽ thăm lúc thích hợp: Ngày 5/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này coi trọng quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) và hoan nghênh Cao ủy EU phụ trách về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell thăm Bắc Kinh vào thời gian thuận tiện sớm nhất.

Trước đó một ngày, một người phát ngôn của EU cho biết, Trung Quốc đã hủy chuyến đi của ông Borrell, dự kiến diễn ra vào tuần tới. Hồi tuần trước, tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels (Bỉ), lãnh đạo EU ủng hộ chiến lược nhằm giảm phụ thuộc vào cường quốc châu Á về các thành phần và công nghệ quan trọng. EU cho biết, các mối quan hệ song phương thời gian tới sẽ phụ thuộc vào cách tiếp cận của Trung Quốc đối với xung đột ở Ukraine. Lãnh đạo các nước EU cũng kêu gọi Bắc Kinh sử dụng ảnh hưởng để gây sức ép với Moscow. (Reuters)

* Lãnh đạo Nhật-Hàn có thể gặp gỡ tại Lithuania: Ngày 5/7, một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết nước này và Hàn Quốc đang sắp xếp tổ chức thượng đỉnh vào tuần tới tại Lithuania. Cụ thể, theo nguồn tin, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO từ ngày 11-12/7.

Cuộc gặp nêu trên diễn ra trong bối cảnh Tokyo đang tìm cách thuyết phục các nước láng giềng về kế hoạch xả nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, dự kiến diễn ra trong mùa Hè này. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Học giả Trung Quốc thận trọng trước chuyến thăm của Bộ trưởng Mỹ

Châu Âu

* Nga nêu mức độ nguy hiểm của UAV tấn công vùng ngoại ô Moscow: Ngày 5/7, kênh Telegram Baza cho hay, sức mạnh vụ nổ máy bay không người lái (UAV) tại đơn vị quân sự ở Kubinka, ngoại ô Moscow, tương đương với khoảng 1 kg thuốc nổ TNT. Theo nguồn tin, chiếc UAV đã làm hỏng ba tấm lợp kim loại ở Kubinka. Baza cũng cho biết, mảnh vỡ UAV đã được gửi đi giám định.

Trước đó, ngày 4/7, Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết một UAV đã rơi xuống khuôn viên của một trong những đơn vị quân sự ở thị trấn Kubinka, ngoại ô Moscow. Theo thông tin sơ bộ, không có ai thương vong. Trước đó, khoảng 6h00 ngày 4/7 (theo giờ Moscow), hai UAV đã bị bắn hạ gần làng Valuevo. (Sputnik)

* EU đặc biệt quan ngại về bạo loạn ở Pháp: Ngày 5/7, trả lời phỏng vấn đài RTBF (Bỉ), Ủy viên tư pháp EU Didier Reynders cho rằng tình hình bạo loạn ở Pháp những ngày qua đã chuyển sang hoạt động cướp bóc và đặt ra nhiều vấn đề.

Ông Reynders nhận định, vấn đề là do một số sĩ quan cảnh sát và hành vi của những người có quyền tự do biểu tình, nhưng không được cướp phá cửa hàng, không được phá hủy các thiết bị công cộng. Theo ông, Brussels chứng kiến “có thể hai hoặc ba cuộc biểu tình mỗi ngày. May mắn là các cuộc biểu tình này không phải đều bạo lực và được xử lý theo cách ngăn chặn hơn là đối đầu”. (Le Soir)

* Một Bộ trưởng Belarus đột tử: Ngày 4/7, truyền thông Đức dẫn nguồn tin từ Belta (Belarus) cho biết Bộ trưởng Giao thông và truyền thông Belarus Aleksey Avramenko đã đột tử cùng ngày mà chưa rõ nguyên nhân.

Nhậm chức từ năm 2019, chính khách 47 tuổi này cũng là một trong những mục tiêu chịu lệnh trừng phạt quốc tế. Với tư cách là Bộ trưởng Giao thông vận tải, ông Avramenko là người chịu trách nhiệm trong vụ chuyển hướng chuyến bay chở khách FR4978 xuống sân bay Minsk ngày 23/5/2021, dẫn tới vụ bắt giữ nhà báo đối lập Raman Pratassewitsch, người đồng sáng lập mạng tin Nexta.

Trên Twitter, cựu Thứ trưởng Nội vụ Ukraine Anton Herashchenko cho biết, đây là cái chết bất ngờ thứ hai trong Nội các của Tổng thống Alexander Lukashenko chỉ trong chưa đầy một năm qua. Trước đó, Ngoại trưởng Belarus Uladzimir Makey đã qua đời tháng 11/2022 mà không rõ nguyên nhân. (Belta/LBC)

TIN LIÊN QUAN
Bạo loạn ở Pháp: Nền kinh tế nợ nần – khe cửa hẹp cho Tổng thống Macron

Châu Mỹ

* Hội nghị Thượng đỉnh MERCOSUR không ra được tuyên bố chung: Ngày 4/7, các nhà lãnh đạo của khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR – gồm bốn nước Argentina, Uruguay, Paraguay và Brazil) đã không thông qua một tuyên bố chung khi bế mạc hội nghị thượng đỉnh gần đây nhất của khối, do Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou không ký vào văn kiện này.

Tuyên bố chung do Bộ Ngoại giao Argentina, nước chủ nhà Hội nghị tại Puerto Iguazu, nêu rõ lãnh đạo ba nước còn lại đã nhất trí thúc đẩy sự gắn kết nội khối, nơi còn nhiều khó khăn đối với thương mại và hội nhập, tăng cường hội nhập thương mại quốc tế… để MERCOSUR thành nền tảng hữu ích mạnh mẽ tạo đà cho sự phát triển chắc chắn.

Về phần mình, trong một tuyên bố riêng rẽ sau hội nghị thượng đỉnh, Bộ Ngoại giao Uruguay đã nhấn mạnh về sự cần thiết phải hiện đại hóa khối này và tạo ra các cơ chế để đối phó những thách thức trong bối cảnh thế giới đang thay đổi.

Uruguay đã nhiều lần chỉ trích hạn chế và tốc độ phát triển chậm của MERCOSUR. Tháng 11/2022, Argentina, Brazil và Paraguay đã cảnh báo Uruguay về khả năng áp đặt biện pháp bảo vệ liên quan việc nước này xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Brazil vừa tuyên bố ‘rắn’ với EU, lại hẹn gặp người đồng cấp Pháp tại Paris

* Nga: Xung đột Palestine-Israel đe dọa sự ổn định khu vực: Ngày 5/7, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: “Tình hình (Israel-Palestine) ngày càng trở nên trầm trọng hơn do các nỗ lực ngoại giao bên ngoài nhằm giải quyết hòa bình giữa Arab và Israel bị đình trệ. Xu hướng tiêu cực ngày càng gia tăng, ở một mức độ lớn, là kết quả của quyết định vô căn cứ của Mỹ và EU”.

Theo Nga, những diễn biến gần đây đã chứng minh rằng các bên xung đột không thể ngăn chặn bạo lực chứ chưa nói đến bắt đầu đối thoại mang tính xây dựng để giải quyết xung đột. (Sputnik)

* Saudi Arabia kêu gọi Iran đàm phán về Vịnh Ba Tư: Ngày 5/7, SPA (Saudi Arabia) dẫn một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao nước này cho biết, Riyadh đã kêu gọi Tehran khởi động đàm phán để xác định biên giới phía Đông ở vùng biển trung lập giữa Saudi Arabia và Kuwait, nơi có mỏ dầu al-Durra. Nguồn tin trên cũng khẳng định các nguồn tài nguyên trong khu vực này là tài sản độc quyền của hai nước và chỉ có Kuwait và Saudi Arabia mới có quyền phát triển và khai thác.

Trước đó, tháng 3/2022, Kuwait và Saudi Arabia đã đồng ý cùng phát triển và khai thác mỏ khí đốt al-Durra nằm trong vùng biển trung lập ở Vịnh Ba Tư. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Iran đã lên án sự nhất trí này, đồng thời coi thỏa thuận nêu trên là bất hợp pháp, nhấn mạnh Tehran cũng có phần trong mỏ này.

Tháng Ba vừa qua, dưới sự trung gian của Trung Quốc, Iran và Saudi Arabia đã nhất trí nối lại quan hệ ngoại giao, vốn bị cắt đứt năm 2016. (Sputnik)





Nguồn

Cùng chủ đề

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu. Tác động đến chi phí của doanh nghiệp Việt Theo bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban, Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư):...

‘Gieo mầm’ hợp tác toàn cầu

Hiệp định EU-MERCOSUR không chỉ là một thỏa thuận thương mại mà còn mang tính biểu tượng về sự hợp tác giữa Bắc và Nam bán cầu. Trang Gisreportsonline vừa có bài viết về việc Liên minh châu Âu (EU) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đã đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong hơn 2 thập kỷ và hai bên có thể sớm đồng ý thông qua FTA này dù...

Thủ tướng Nhật Bản cân nhắc thăm Hàn Quốc, Singapore-Ấn Độ tập trận chung, Mỹ gia tăng trừng phạt Venezuela

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/11.

Hàn Quốc lo ngại kế sách của ông Trump, Mỹ đưa tàu hạt nhân tới Guam, Venezuela cảnh báo Nhóm G7

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 28/11.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triều Tiên tuyên bố duy trì các biện pháp đáp trả mạnh mẽ nhất một quốc gia “từ A đến Z”

Mặc dù ông Trump đã có những cử chỉ thiện chí với nhà lãnh đạo Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn "lên gân' mỗi khi diễn ra tập trận Mỹ-Hàn.

Ông Trump hé lộ về chuyến công du quốc tế đầu tiên, kỳ vọng “một món hời lớn”

Ông Trump nhấn mạnh rằng điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông có thể là Saudi Arabia.

Mỹ cân nhắc giải pháp mới để cung cấp vũ khí cho Ukraine, “một mũi tên trúng hai đích”

Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã có thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bài đọc nhiều

Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập SCO, thể hiện sức hút của tổ chức hiện do Trung Quốc làm Chủ tịch

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố mục tiêu của nước này là trở thành thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow “khuyên” NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để Nga "ngồi vào bàn đàm phán" theo các điều kiện của Kiev.

Anh nghiên cứu vắc-xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London (UCL) đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca để tạo ra LungVax - một loại vắc-xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi. Vắc-xin này hoạt động bằng cách sử dụng một chuỗi ADN để huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện...

Sáng kiến giảm rác thải điện tử ở châu Âu

Ước tính mỗi năm, có khoảng 50-60 triệu tấn rác điện tử được thải ra, trong khi nhiều thiết bị hoàn toàn có thể sửa chữa và tái sử dụng. Những năm gần đây, nhiều người dân ở Amsterdam, Hà Lan đã tìm tới những “quán cà phê sửa chữa” để sửa lại các thiết bị hỏng hóc, thay vì bỏ đi một cách lãng phí. Chiều thứ tư hàng tuần,...

Cùng chuyên mục

Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO

Vài ngày sau khi ký sắc lệnh về việc rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổng thống Donald Trump cân nhắc gia nhập trở lại. ...

Triều Tiên tuyên bố duy trì các biện pháp đáp trả mạnh mẽ nhất một quốc gia “từ A đến Z”

Mặc dù ông Trump đã có những cử chỉ thiện chí với nhà lãnh đạo Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn "lên gân' mỗi khi diễn ra tập trận Mỹ-Hàn.

Ông Trump hé lộ về chuyến công du quốc tế đầu tiên, kỳ vọng “một món hời lớn”

Ông Trump nhấn mạnh rằng điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông có thể là Saudi Arabia.

Mỹ cân nhắc giải pháp mới để cung cấp vũ khí cho Ukraine, “một mũi tên trúng hai đích”

Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Mới nhất

Trồng cây phát tài búp sen, nữ nông dân bán sang cả nước ngoài

Cây phát tài búp sen xuất hiện trên bàn thờ của nhiều nhà ngày Tết. Loại cây này được một nữ nông dân ở TP.HCM trồng hàng chục nghìn chậu, xuất...

Video về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm gây xúc động và nổi bật tuần qua

Video về ngày Tết xưa khiến nhiều người bồi hồi, xúc độngĐoạn video về ngày mồng 1 Tết Giáp Tuất năm 1994 đã khiến không ít người bồi hồi, xúc động về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm.Đoạn video cho thấy các robot hình người cố gắng đá bóng vào lưới đối thủ và biết cách ăn...

Quýt hồng Lai Vung hút hàng dịp Tết

Từ 25 tháng chạp, các nhà vườn quýt hồng Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp tất bật hái quýt cân cho thương lái. Năm nay giá quýt ổn định và được đặt mua sớm, tạo sự phấn khởi cho nhà vườn. ...

Những con người “không thấy ngày nghỉ Tết” ở Hà Nội

Khi khắp nơi đang rộn ràng không khí đón Tết, nhà nhà sum vầy chờ đón khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thì vẫn có những người lặng lẽ làm việc, mưu sinh. Họ miệt...

Tin nhắn lúc 2h sáng của shipper khiến dân mạng xúc động

Tin nhắn lúc 2h sáng của shipper trong dịp Tết Nguyên Đán đã gây xúc động mạnh và nhận được nhiều sự đồng cảm từ cộng đồng mạng. ...

Mới nhất