Trang chủNewsThời sựNếu giáo dục là đột phá chiến lược thì phải có ưu...

Nếu giáo dục là đột phá chiến lược thì phải có ưu tiên

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống, do đó không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học. Vì vậy, nếu xét “giáo dục là đột phá chiến lược, là quốc sách hàng đầu” thì dứt khoát phải có một vài sự ưu tiên.

6(1).jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp

Sáng 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu tại phiên thảo luận.

Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức của nhà giáo

Nhấn mạnh ngày 20/11 là ngày đặc biệt, hạnh phúc của hơn 1 triệu thầy, cô giáo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, điều này còn đặc biệt hơn khi vào ngày này, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Cảm ơn các ý kiến của các ĐBQH đã phát biểu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ, các ý kiến bày tỏ đều thống nhất cao, nhất trí cao về sự ủng hộ dự án Luật này, thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm đối với ngành giáo dục.

Các ý kiến ĐBQH đề nghị nên tăng thêm các nội dung chi tiết, đối tượng, từ ngữ lập pháp để đảm bảo cụ thể hơn, khả thi hơn. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, bên cạnh việc tiếp thu đầy đủ các ý kiến, một phần các nội dung này sẽ được chuyển sang các văn bản quy định tại Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Vì đối với hoạt động của ngành giáo dục, ngoài Luật Nhà giáo, còn một luật rất quan trọng, bao trùm khác là Luật Giáo dục và rất nhiều quy định liên quan đến các hoạt động chuyên môn (như dạy học, kiểm tra, đánh giá…) nên Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, dự án Luật này không thể bao quát hết được. Đồng thời chúng ta cần chấp nhận một vài điểm quy định có thể khác với các luật khác.

“Ví dụ, quy định về độ tuổi nghỉ hưu sẽ khác với Bộ luật Lao động; hay giáo viên dạy liên trường, việc thuyên chuyển giáo viên có thể dạy hơn một cơ sở… sẽ là điểm khác với Luật Viên chức. Nhưng nhìn chung, một số quy định khác nhưng nhằm phục vụ mục tiêu phát triển đội ngũ nhà giáo. Sự khác biệt này đem lại điều tốt, tích cực thì nên sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ.

1(4).jpg
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận

Từ quan điểm, tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, ngành giáo dục cũng sẽ nhìn nhận, xem xét cân đối với các ngành khác chứ không phải chỉ mong muốn ngành giáo dục nhận được đặc quyền, đặc lợi, ưu ái riêng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chia sẽ, thực tế trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống, do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học. Vì vậy, nếu xét “giáo dục là đột phá chiến lược, là quốc sách hàng đầu” thì dứt khoát phải có một vài sự ưu tiên, còn lại quy định cụ thể về chế độ tiền lương để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho nhà giáo thì ở dự thảo Luật Nhà giáo chỉ quy định nguyên tắc, còn lại giao cho Chính phủ quy định cụ thể.

Liên quan đến ý kiến của nhiều ĐBQH về việc dạy thêm của nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trương không cấm việc dạy thêm của nhà giáo nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức của nhà giáo cũng như vi phạm những nguyên tắc về chuyên môn. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết sẽ nghiên cứu đầy đủ các ý kiến của ĐBQH thảo luận tại Tổ và tại Hội trường để tiếp thu tối đa, đồng thời khẳng định, việc phát triển đội ngũ nhà giáo mới là lí do chính yếu để xây dựng dự án Luật Nhà giáo.

Thay mặt những người làm nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

3(2).jpg
Các đại biểu dự phiên họp

Tạo chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, qua thảo luận, đa số đại biểu Quốc hội đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Cơ quan soạn thảo, Cơ quan chủ trì thẩm tra trong việc chuẩn bị hồ sơ dự án Luật. Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, các ý kiến đại biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo, nhất là Nghị quyết 25 và Kết luận số 91 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đồng thời đề cập đến nhiều vấn đề sâu sắc từ thực tiễn nhằm hoàn thiện, xây dựng một đạo luật chuyên ngành cụ thể hóa đầy đủ, đúng mức sự quan tâm của Đảng về vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ nhà giáo trong phát triển đất nước, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật liên quan…

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, các ý kiến đại biểu tập trung thảo luận về chính sách nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, nhất là những chính sách đột phá về tiền lương, phụ cấp ngành nghề, phụ cấp khu vực; việc xếp lương nhà giáo cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp; chính sách hỗ trợ nhà ở công vụ để thu hút đội ngũ nhà giáo; chức danh nhà giáo; quyền, nghĩa vụ của nhà giáo; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo; việc đặc cách, ưu tiên trong tuyển dụng; chính sách điều động, thuyên chuyển; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; việc thu hút người giỏi, tạo nguồn đào tạo giáo viên, giảng viên; quyền và nghĩa vụ của nhà giáo trong đào tạo, bồi dưỡng định kỳ và bồi dưỡng thường xuyên; vấn đề về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; trách nhiệm của Nhà nước và các cơ sở giáo dục trong việc đảm bảo kinh phí đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo…

2(3).jpg
Quang cảnh phiên họp

Ngoài ra, các nội dung về đánh giá nhà giáo; khen thưởng, tôn vinh nhà giáo; hợp tác quốc tế đối với nhà giáo; trách nhiệm của người học và phụ huynh học sinh; vấn đề dạy thêm, học thêm… cũng được các đại biểu quan tâm thảo luận.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, hầu hết các ý kiến góp ý đều mong muốn tạo ra chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29. Ngay sau Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Cơ quan thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu, giải trình đầy đủ, thấu đáo ý kiến của các ĐBQH, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/bo-truong-nguyen-kim-son-neu-giao-duc-la-dot-pha-chien-luoc-la-quoc-sach-hang-dau-thi-phai-co-uu-tien-383388.html

Cùng chủ đề

15 năm tạo dựng thương hiệu giáo dục hàng đầu

Trong hệ thống trường ngoài công lập, Trường liên cấp Newton nổi lên như một “hiện tượng đặc biệt” bởi chỉ sau 15 năm ra đời và phát triển, trường đã khẳng định thế mạnh vượt trội cả đào tạo đại trà và mũi nhọn, trở thành thương hiệu giáo dục thuộc tốp đầu Thủ đô; được phụ huynh, học sinh tin tưởng với tên gọi “Trường Quốc tế chuyên”. Tháng 11/2024, nhân kỷ niệm 70 năm thành lập...

Khai mạc Hội giảng giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2024

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2024 diễn ra từ ngày 4 - 10/11 tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) với sự tham gia trình giảng của 462 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc. ...

Đưa giáo dục STEAM đến gần với thế hệ trẻ Việt

Kinhtedothi - Sự kiện STEAMese Festival 2024 đã mang tương lai đến gần hơn với tất cả mọi người, với chủ đề “Phiêu lưu đến thế giới 3.000”, diễn ra tại Đại học Bách Khoa Hà Nội cuối tuần qua. Hơn 4.500 người tham dự, bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên, phụ huynh và giáo viên đã tham gia sự kiện, trải nghiệm những hoạt động sáng tạo, đầy cảm hứng nhằm khuyến khích giáo dục STEAM (Khoa...

vận động học sinh “nói không với điện thoại trong buổi học”

Cuộc vận động “Trường học Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học” nhằm hướng đến mục tiêu tuyên tuyền bằng nhiều hình thức, biện pháp để các em học sinh sinh từ bậc Tiểu học đến Trung học phổ thông toàn tỉnh nâng cao nhận thức hoàn nữa về rõ vai trò, mục đích khi sử dụng điện thoại di động hàng ngày. Nêu cao ý thức trong việc không sử dụng điện thoại trong buổi...

chi phí lắp đặt thiết bị cao, phụ huynh học sinh phản ứng

Video Hiệu trưởng trường tiểu học Nghi Đức phân trần vụ việc.  Có thiếu sót trong thực hiện quy trình Gần đây, phụ huynh tại trường tiểu học xã Nghi Đức có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh câu chuyện lãnh đạo nhà trường tổ chức di chuyển 23 máy điều hòa từ phòng học cũ sang lắp đặt phòng học mới với tổng chi phí lên tới hơn 53 triệu đồng. Nhiều người cho rằng, trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo sức bật mới để Đà Nẵng phát triển

(TN&MT) - Năm 2024, kinh tế TP. Đà Nẵng có nhiều khởi sắc với GRDP ước tăng 7,51% so cùng kỳ, xếp vị trí thứ 2/5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2024 cũng ghi dấu, Đà Nẵng lần thứ 5 liên tiếp nhận giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam và 3 giải thưởng chuyên đề gồm: Thành phố Điều hành, quản lý thông minh; Thành phố Hấp dẫn đổi mới sáng tạo; Thành phố...

Mục tiêu lớn, quyết tâm cao

(TN&MT) - Năm 2024, ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Ngãi đã rất nỗ lực, quyết liệt trong giải quyết công việc, bảo đảm các hoạt động quản lý nhà nước của ngành được nhịp nhàng, thông suốt, đặc biệt trong bối cảnh khối lượng công việc lớn, nhiều nhiệm vụ phức tạp. Qua đó, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước nói chung và tỉnh...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà các gia đình chính sách tại thành phố Cần Thơ

Chiều 26/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến thăm, chúc Tết Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ; thăm, chúc Tết và tặng quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình chính sách tiêu biểu, công nhân lao động và các hộ nghèo trên địa bàn thành phố; thăm, chúc Tết Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ,...

Thanh Hóa phấn đấu là cực tăng trưởng của miền Bắc và cả nước

Trong không khí cả nước mừng Đảng, mừng Xuân, hân hoan đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, sáng 26/1 (tức 27 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Ngày 25/1, trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đề...

Bài đọc nhiều

Sớm chuẩn bị lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách

Chiều 23/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024. Phó Thủ tướng Lê...

Hàng hóa dồi dào, khách rộn ràng sắm tết

Không khí tết “tràn” vào chợ, siêu thị… Ghi nhận vào hai ngày nghỉ cuối tuần, số lượng người dân, du khách “đổ” về các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM tiếp tục tăng đáng kể so với ngày bình thường. Trong đó, các mặt hàng mứt tết, bánh kẹo, trái cây sấy, giỏ quà tết… được quan tâm và chọn mua nhiều. Năm nay, một số...

Cơ quan nào sẽ được kiểm tra đột xuất trung tâm đăng kiểm?

Tăng cường phân cấp gắn với thanh tra, kiểm soát hoạt động kiểm địnhTheo...

Đảng Cộng hòa có thể phá vỡ ‘Bức tường xanh’?

(CLO) Cựu Tổng thống Donald Trump thuộc Đảng Cộng hòa phải phá bỏ một phần "Bức tường xanh" của Đảng Dân chủ để giành lại Nhà Trắng. ...

Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu: Cầu nối để Việt Nam quảng bá hình ảnh đất nước

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai với hàng trăm đại biểu là nghị sĩ trẻ đến từ các Nghị viện thành viên của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) tham dự, có những đại biểu lần đầu tiên đến Việt Nam, cũng có những đại biểu trở lại Việt Nam sau nhiều năm. Họ đều có chung một cảm nhận về một đất nước gần gũi, con...

Cùng chuyên mục

Mai vàng ế ẩm, tiểu thương “xả hàng” nhưng vẫn vắng người mua

(NLĐO) - Một số điểm bán mai ở TP Vinh vào ngày giáp Tết treo biển “xả hàng” nhưng vẫn vắng người mua. ...

Các nước châu Á tưng bừng chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đối với người dân ở một số nước châu Á, Tết Nguyên đán hay Tết Âm lịch là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Người dân ở các nước đón Tết Âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc, Maylaysia, Singapore, Philippines, Indonesia, Hàn Quốc … đang tưng bừng trang trí nhà cửa, tất bật mua sắm, giăng đèn kết hoa khắp các phố phường và tổ chức các lễ hội đặc sắc để chào đón Tết Nguyên đán Ất...

TPHCM tiếp tục thông xe 2 công trình trọng điểm dịp Tết

Cầu Bà Hom quận Bình Tân và dự án nâng cấp đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp được thông xe dịp Tết Ất Tỵ 2025 giúp khơi thông cửa ngõ, tạo thuận lợi cho người dân đi lại. Ngày 27/1 (nhằm 28 Tết), ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban giao thông) TPHCM cho biết, 2 công trình vừa đồng loạt đưa vào khai thác trước...

Từ 2025, ô tô dán decal có còn được đăng kiểm?

Dán decal cho xe ô tô, đặc biệt là dán decal nóc đen được rất nhiều chủ xe ưa chuộng để làm đẹp cho “xế cưng”. ...

Bộ Nội vụ trình Chính phủ danh sách 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gửi Chính phủ, gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. ...

Mới nhất

Độc lạ món canh môn da trâu của người Thái xứ Thanh

(NLĐO)- Canh môn da trâu là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào dân tộc miền núi Thanh...

Ngăn chặn vụ ‘bắt cóc’ rô bốt phục vụ tiệm phở ở California

Một người đàn ông tìm cách 'bắt cóc' rô bốt phục vụ một tiệm phở ở California (Mỹ), nhưng được các nhân viên...

Rắn sợ những loài động vật nào?

Dù là loài săn mồi nổi tiếng, rắn cũng là con mồi của nhiều loài vật đáng gờm khác nhau nên có những...

Mới nhất

Đa số chọn Tiếng Anh