Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngNếu đẩy vốn quá mức vào địa ốc: Nguy hiểm!

Nếu đẩy vốn quá mức vào địa ốc: Nguy hiểm!


Theo ghi nhận đến ngày 31-7, các ngân hàng (NH) thương mại cho biết vẫn chưa được nới hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) sau khi đã sớm hết hạn mức được cấp phép từ hồi đầu năm. Trường hợp khách hàng vay vốn NH, hồ sơ đã làm xong, hợp đồng tín dụng đã ký nhưng chưa được giải ngân vì NH hết room tín dụng đang xảy ra không ít.

Dư nợ BĐS tăng cao, giao dịch trầm lắng

Với những khách hàng vay mua nhà để ở, không chỉ lãi suất vay nhích lên mà việc tiếp cận vốn tín dụng từ các NH thương mại cũng khó khăn hơn. Đặc biệt, do tình trạng hết room nên cán bộ tín dụng nhiều NH cho biết khách hàng cũng… ngại tất toán khoản vay trước hạn vì sợ trả rồi khó được giải ngân tiếp. Điều này càng khiến room tín dụng eo hẹp.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP HCM (HoREA), cho hay hiện giao dịch BĐS trầm lắng, khách hàng mua nhà và cả chủ đầu tư dự án BĐS, nhà ở rất khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng.

Dẫn báo cáo của NH Nhà nước 6 tháng đầu năm, chủ tịch Horea phân tích tổng dư nợ tín dụng BĐS đạt khoảng 2,36 triệu tỉ đồng, tăng cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân của nền kinh tế là 9,35%. Nhưng thực chất, tăng trưởng tín dụng kinh doanh BĐS là 786.000 tỉ đồng, chỉ đạt mức tăng trưởng 8,4% – phản ánh tình trạng các DN, nhà đầu tư và người mua nhà khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng hơn so với trước đây.

Nếu đẩy vốn quá mức vào địa ốc: Nguy hiểm! - Ảnh 1.

Nên đa dạng nguồn vốn cho bất động sản, thay vì tập trung quá lớn vào vốn tín dụng ngân hàng Ảnh: TẤN THẠNH

HoREA kiến nghị NH Nhà nước kiểm soát và “nắn” dòng vốn tín dụng và chỉ đạo các NH thương mại tiếp tục cho vay đối với những chủ đầu tư có uy tín, dự án có tính khả thi và cho các cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua nhà ở, để xây dựng, sửa chữa nhà ở.

“Hiệp hội đề nghị NH Nhà nước xem xét tăng trần dư nợ tín dụng năm nay lên 1%-2% so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, trong đó xem xét tăng trần dư nợ tín dụng cho 4 NH thương mại lớn nhất (Big 4) và các NH thương mại đạt chuẩn Basel 2” – ông Lê Hoàng Châu nói.

TS Sử Ngọc Khương – Giám đốc Cấp cao Bộ phận Đầu tư, Savills Việt Nam – cũng cho hay để phát triển một dự án BĐS, các chủ đầu tư cần vốn chủ sở hữu, vốn vay từ NH, vốn từ các đối tác và vốn nhận thu trước từ khách hàng… Trong đó, phần lớn nguồn vốn đến từ vay NH. Có điều, xu hướng siết dần dòng vốn tín dụng của nhiều NH vào BĐS sẽ làm thị trường này khó khăn hơn.

Từ chối cho vay không hẳn vì hết room tín dụng

Trước phản ánh của NH thương mại, khách hàng cá nhân và DN về tình trạng khó vay do hết room tín dụng, NH Nhà nước đã có thông tin phản hồi. NH Nhà nước nói rằng một số NH thương mại phản ánh hết room tín dụng là do tăng tín dụng quá nhanh trong 6 tháng đầu năm. Việc từ chối cho vay đối với khách hàng không hẳn do hết room mà còn có thể do phải bảo đảm các tỉ lệ an toàn, hoặc một số NH xếp hạng thấp không được tăng trưởng tín dụng cao… Với bản chất hoạt động NH chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, cho vay bổ sung vốn lưu động thì thường xuyên có nguồn thu nợ, cho vay.

“Một số NH chủ yếu cho vay trung dài hạn, tập trung vào lĩnh vực BĐS, thời gian quay vòng vốn chậm, không thu hồi được nợ nhanh, dẫn đến hết dư địa tăng trưởng tín dụng. Việc xử lý ách tắc dòng vốn của thị trường BĐS cần được cân nhắc và tiếp cận theo nhiều nguồn vốn khác nhau, không đẩy rủi ro tới hệ thống NH. Bởi hệ thống NH rủi ro chính là rủi ro đối với khả năng chi trả cho người gửi tiền khi vốn cho thị trường BĐS thường dài hạn trong khi vốn huy động của hệ thống NH 80% là ngắn hạn” – đại diện NH Nhà nước phân tích.

Thực tế, dòng vốn đầu tư vào thị trường BĐS rất đa dạng bao gồm vốn FDI, vốn huy động từ thị trường quốc tế thông qua phát hành trái phiếu DN hoặc vay các tổ chức nước ngoài; huy động từ thị trường chứng khoán, nguồn vốn tự có, tự tích lũy của các tổ chức, cá nhân và vay từ NH…

“Vốn tín dụng từ hệ thống NH chỉ là một trong số các nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản nhưng đây là nguồn vốn mang tính chất trọng yếu. Dù vậy, tín dụng NH chỉ giải quyết được các vấn đề trước mắt, tạm thời; về lâu dài, để phát triển thị trường BĐS lành mạnh, bền vững cần có giải pháp đồng bộ nhằm khơi thông nguồn vốn đa dạng, an toàn, hỗ trợ thị trường này. Bởi tín dụng NH được đẩy mạnh quá mức vào đây sẽ tạo rủi ro lớn, ảnh hưởng tới an toàn hệ thống tổ chức tín dụng và nền kinh tế” – đại diện NHNN nói.

TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, cho rằng cần có quy định phân nhóm các phân khúc BĐS để từ đó có chính sách tín dụng, chính sách vốn phù hợp.

Cụ thể, có hướng dẫn, cho phép thành lập các định chế tài chính BĐS chuyên biệt, cơ quan tiết kiệm nhà ở, quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REITs), cơ quan tài trợ BĐS thế chấp nhà ở, chứng khoán hóa BĐS. Đối với DN BĐS ngoài vốn tín dụng NH, cần lưu tâm, linh hoạt hay huy động từ các kênh khác như phát hành trái phiếu, chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, trái phiếu công trình. Đặc biệt, phải hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp, nhất là hồ sơ tín dụng, hồ sơ phát hành chứng khoán.

“Ngoài khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS là nguồn vốn, các DN còn gặp khó về vấn đề pháp lý của dự án. Cụ thể, nhiều dự án đã được chuyển nhượng thành công nhưng để phê duyệt dự án từ bước có chủ trương cho đến khi có được giấy phép xây dựng lại mất từ 3-5 năm. Vì vậy, kiến nghị Chính phủ có hướng giải quyết giúp DN BĐS có cơ hội tạo ra giá trị và bổ sung nguồn cung mới, phục vụ nhu cầu nhà ở cho người dân” – TS Sử Ngọc Khương đề xuất.

Huy động vốn qua kênh trái phiếu

Theo HoREA, hiện các DN BĐS đặt kỳ vọng vào việc phát hành trái phiếu để bù đắp thiếu hụt nguồn vốn tín dụng. Vì vậy, kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 153 theo hướng chấn chỉnh, uốn nắn hoạt động phát hành trái phiếu DN, nhất là trái phiếu riêng lẻ; bổ sung các biện pháp về đánh giá tín nhiệm DN phát hành, đơn vị tư vấn phát hành trái phiếu… Những giải pháp này sẽ giúp thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động vốn xã hội hóa hiệu quả, lành mạnh cho nền kinh tế và thị trường BĐS, giảm lệ thuộc vào tín dụng NH.



Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/neu-day-von-qua-muc-vao-dia-oc-nguy-hiem-20220731205941342.htm

Cùng chủ đề

Các ngân hàng đã bơm ra nền kinh tế hơn 2,1 triệu tỷ đồng trong năm 2024

ANTD.VN - Tín dụng đã tăng 15,08% trong năm 2024, đạt mục tiêu định hướng mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra từ đầu năm (15%), tương đương với hơn 2,1 triệu tỷ đồng được đưa vào nền kinh tế. Thông tin trên được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thông tin tại Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, chiều nay (7/1)....

Hai ngân hàng yếu kém đã trình Chính phủ có phương án trước Tết

2 ngân hàng mua bắt buộc là OceanBank và CB đã được chuyển giao. Còn lại hai ngân hàng yếu kém đang trình Chính phủ là Dong A Bank, GPBank có thể sẽ có phương án trước Tết Nguyên đán 2025. Tỷ trọng vốn đưa vào nền kinh tế rất cao Tại họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 chiều 7/1, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN)...

Bơm mạnh vốn tín dụng ngay từ đầu năm

Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16% trong năm 2025, mức cao nhất trong nhiều năm ...

Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 là 16%

ANTD.VN - Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng, với dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%. Ngân hàng Nhà nước cho biết, bám sát Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm góp phần thúc...

Tăng trưởng tín dụng năm 2025 dự kiến 16%

NDO - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố mức dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, ngày 30/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thông báo công khai, minh bạch về nguyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiếm bộn tiền từ nghề nấu mật mía phục vụ Tết

(NLĐO)- Nhờ nghề này mà nhiều gia đình ở "thủ phủ" mật mía lớn nhất xứ Thanh có được một nguồn thu ổn định mỗi dịp Tết đến, Xuân về ...

Bộ Công an có quyết định quan trọng về đơn tố giác liên quan 2 cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận

(NLĐO) – Hai cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bị tố giác sai phạm liên quan việc giao đất tại dự án Biển Quê Hương diện tích 12,5ha ...

Nhiều mái ấm trong mơ sắp thành hiện thực

(NLĐO)- Việc đẩy nhanh các dự án nhà ở xã hội sẽ giúp nhiều người thu nhập thấp sớm có mái ấm để an cư ...

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ, Lam Kinh ngày Tết

(NLĐO)- Di sản thế giới Thành nhà Hồ và di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thanh Hóa) sẽ miễn phí vé cho du khách khi tới tham quan dịp Tết Ất Tỵ 2025 ...

Rộn ràng không khí Tết

(NLĐO)- Nhiều người ở TP Cần Thơ say mê khám phá không gian Tết qua những địa điểm mang đậm hơi thở truyền thống. ...

Bài đọc nhiều

Lần thứ 8 BIDV được vinh danh ‘Thương hiệu quốc gia’

Thương hiệu BIDV tiếp tục lan tỏa với hệ sinh thái gồm hơn 1.100 chi nhánh, phòng giao dịch, các đơn vị thành viên, hiện diện thương mại tại 5 quốc gia và vùng lãnh thổ…

‘Làn sóng’ trả lại mặt bằng thuê đang quay trở lại các tuyến phố lớn của TP.HCM

"Làn sóng" trả mặt bằng, thu hẹp diện tích kinh doanh xuất hiện từ giai đoạn COVID-19. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, việc trả mặt bằng lại đến từ các lý do liên quan đến kinh tế như doanh thu giảm, chi phí đầu vào tăng, chi phí nhân công tăng, các...

Điều chỉnh Đường tỉnh 582 B từ Cảng Mỹ Thủy đến Quốc lộ 1 thành Quốc lộ 15 D

Đường tỉnh 582B có điểm đầu (Km0+00) giao với QL.1 tại Km781+578, điểm cuối nối vào cảng biển Mỹ Thủy và Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị, tổng chiều dài 13,8 km. Điều chỉnh Đường tỉnh 582 B từ Cảng Mỹ Thủy đến Quốc lộ 1 thành Quốc lộ 15 DĐường tỉnh 582B có điểm đầu (Km0+00) giao với QL.1 tại Km781+578, điểm cuối nối vào cảng biển Mỹ Thủy và Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng...

Giá thép hôm nay 17/1: tiếp đà tăng nhẹ

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

Hoạt động cho thuê ngắn hạn tại chung cư vẫn diễn ra rất sôi động

Lực cầu lớn đến từ ngành du lịch Trong những năm gần đây, việc sử dụng căn hộ chung cư để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch đã trở nên phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt thông qua các nền tảng ứng dụng trực...

Cùng chuyên mục

Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng

Trong khi phần cơ sở hạ tầng dùng chung Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng thì dự án đường ven biển nối với bến cảng này vẫn đang còn vướng giải phóng mặt bằng. Đà Nẵng: Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượngTrong khi phần cơ sở hạ tầng dùng chung Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng thì dự án đường ven biển nối với bến cảng...

Nhiều mái ấm trong mơ sắp thành hiện thực

(NLĐO)- Việc đẩy nhanh các dự án nhà ở xã hội sẽ giúp nhiều người thu nhập thấp sớm có mái ấm để an cư ...

Thông tin mới về dự án của Vingroup, Sunshine ở huyện Đan Phượng

(Dân trí) - Dự án Green City của Tập đoàn Vingroup có trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Đan Phượng (TP Hà Nội). UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 461 phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Đan Phượng.Nội dung Quyết định 461 là phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Đan Phượng gồm danh mục 106 dự án với tổng diện tích gần 1.371ha. Trong...

Gia Lai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025

UBND tỉnh Gia Lai giao cho các sở, ngành triển khai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025. UBND tỉnh Gia Lai giao cho các sở, ngành triển khai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025. UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các đơn vị đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải...

Quảng Nam chuyển mục đích gần 17ha rừng để đầu tư xây dựng KCN Tam Thăng mở rộng

Quảng Nam chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng với tổng diện tích là 16,9 ha rừng trồng. Quảng Nam chuyển mục đích gần 17 ha rừng để mở rộng Khu công nghiệp Tam ThăngQuảng Nam chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng và...

Mới nhất

Thị trường 27 Tết, giá thực phẩm ổn định, sức mua tăng

Giá nhiều loại thực phẩm khá ổn định, giá trái cây có phần tăng nhẹ trong ngày 26/1 (tức 27 Tết), sức mua ghi nhận tăng nhanh tại cả chợ dân sinh và siêu thị. Giá thực phẩm ổn định, sức mua tăng Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương về thị...

Những lời chúc Tết hay, hài hước dành cho bạn gái cùng lớp

Bên cạnh những lời chúc Tết đến người thân, gia đình thì những lời chúc, nhắn gửi tới bạn bè cũng là món quà ý nghĩa trong thời khắc chuyển giao năm mới. Dưới đây là những lời chúc Tết đến các bạn gái cùng lớp trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025: - Chúc mừng năm mới, cô...

Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng

Trong khi phần cơ sở hạ tầng dùng chung Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng thì dự án đường ven biển nối với bến cảng này vẫn đang còn vướng giải phóng mặt bằng. Đà Nẵng: Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượngTrong khi phần cơ sở hạ tầng dùng chung...

Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu đô thị Bảo Ninh 4

UBND tỉnh Quảng Bình cho biết vừa có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu đô thị Bảo Ninh 4, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu đô thị Bảo Ninh 4UBND tỉnh Quảng...

Mới nhất