Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNếu Bộ GD&ĐT biên soạn 1 bộ SGK, chống độc quyền sẽ...

Nếu Bộ GD&ĐT biên soạn 1 bộ SGK, chống độc quyền sẽ thất bại


Trong Công điện ngày 16/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập được Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra trong triển khai chương trình phổ thông, sách giáo khoa mới, trong đó có việc chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

Chống độc quyền sẽ thất bại

TS Nguyễn Hồng Quang, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, sau gần bốn năm thực hiện, chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa theo Nghị quyết 88 của Quốc hội đã có kết quả tích cực. Cả nước có 6 nhà xuất bản và 3 tổ chức đủ điều kiện tham gia biên soạn sách giáo khoa, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.

Chuyên gia không đồng tình việc giao Bộ GD&ĐT biên soạn 1 bộ sách giáo khoa. (Ảnh minh hoạ)

Chuyên gia không đồng tình việc giao Bộ GD&ĐT biên soạn 1 bộ sách giáo khoa. (Ảnh minh hoạ)

“Nếu thời điểm này Bộ GD&ĐT biên soạn thêm một bộ sách sẽ làm hạn chế xã hội hóa, gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng và tốn kém cho xã hội, đặc biệt sẽ làm chính sách chống độc quyền thất bại”, ông Quang nói.

Việc xã hội hóa biên soạn và phát hành sách giáo khoa đã góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước, đảm bảo tính cạnh tranh, hướng đến mục tiêu đa dạng hóa nguồn học liệu phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy của học sinh, giáo viên. Giờ đây, sách giáo khoa không còn là “pháp lệnh”, là duy nhất.

Thay vì Bộ GD&ĐT sử dụng ngân sách biên soạn thêm một bộ sách thì nên tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa theo chủ trương đã được Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 122.

Vị chuyên gia này cũng phân tích thêm, Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, không có các bộ phận chức năng thực hiện các công đoạn xuất bản sách giáo khoa. Nếu Bộ GD&ĐT tự thực hiện thêm một bộ sách giáo khoa thì phải hình thành các bộ phận tương ứng như một nhà xuất bản. Từ đó, dẫn tới lãng phí nguồn lực (tác giả, biên tập viên, hoạ sĩ, trang thiết bị trong lĩnh vực xuất bản), không phát huy được nguồn lực sẵn có tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Quan trọng hơn hết, việc thay sách giáo khoa đã đi gần hết chặng đường nên nếu có thêm một bộ sách của Bộ GD&ĐT vào lúc này có thể sẽ là một cuộc điều chỉnh chính sách giữa chừng rất lớn. Điều này gây ra sự lãng phí về nguồn lực, công sức, trí tuệ và có thể nói sẽ đi ngược chủ trương xã hội hóa theo các Nghị quyết của Quốc hội, vị này nêu quan điểm.

Ông Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn cũng từng nhận định, trong bối cảnh hiện nay, việc yêu cầu Bộ GD&ĐT tiếp tục biên soạn một bộ sách giáo khoa là hoàn toàn không cần thiết, không khả thi và làm phức tạp thêm tình hình. Ông chỉ ra 5 lý do.

Thứ nhất, các bộ sách đã có đầy đủ, để triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đúng tiến độ.

Thứ hai, Nghị quyết 122 của chính Quốc hội (ra sau Nghị quyết 88) đã yêu cầu không biên soạn bộ sách sử dụng ngân sách Nhà nước nữa.

Thứ ba, việc biên soạn sách giáo khoa theo hướng xã hội hóa đã được triển khai thành công theo Nghị quyết 88, không tốn kém ngân sách Nhà nước, lại phát huy được trí tuệ và các nguồn lực của xã hội.

Thứ tư, nếu Bộ GD&ĐT tiến hành biên soạn bộ sách của bộ thì phải làm lại từ đầu, bắt đầu từ lớp 1, nếu làm đồng loạt các cấp thì ít nhất phải mất 5 năm nữa mới hoàn chỉnh. Trong khi thực tế đã có đủ sách giáo khoa cho tất cả các cấp lớp rồi. Bộ sách “của Bộ” ra đời khi các trường đã dạy theo những bộ sách khác suốt 5 – 7 năm trời, bây giờ họ có sẵn sàng thay đổi không, nếu thay đổi thì giáo viên phải đi tập huấn lại, soạn lại giáo án chăng?

Thứ năm, không thể nghĩ đơn giản việc chọn trong các bộ sách đã có để lấy một bộ sách làm sách của Bộ được, vì mỗi bộ sách đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định và việc đánh giá bộ nào hơn bộ nào là bất khả thi.

“Liệu rằng, Bộ GD&ĐT có dám cho giáo viên toàn quốc bỏ phiếu trực tiếp để chọn lấy một bộ sách từ mỗi môn học không? Mỗi môn học lại có 12 lớp, liệu có bộ nào có sách cả 12 năm đều có ưu điểm hơn hẳn các bộ sách khác không?”, ông nói.

Lại nữa, nếu năm này chọn sách bộ A nhưng sang lớp sau sách bộ B lại tốt hơn thì có chọn tiếp sách bộ A hay không? Nếu chọn mỗi sách một ít bài ghép lại thì lại càng không ổn vì mỗi sách có một tư tưởng sư phạm, một cấu trúc rất khác nhau dù cùng chung một chương trình. Hơn nữa, vấn đề bản quyền tác giả sách sẽ rất phức tạp…, ông Đỗ Ngọc Thống nêu thêm.

Năm học 2023 - 2024 tới các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 sẽ dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới được lựa chọn từ nhiều nhà xuất bản khác nhau.

Năm học 2023 – 2024 tới các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 sẽ dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới được lựa chọn từ nhiều nhà xuất bản khác nhau. 

Lãng phí ngân sách 

Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Hà – Uỷ viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội nêu quan điểm, không nên có thêm bộ sách do Bộ GD&ĐT biên soạn vào thời điểm này. Bởi khi yêu cầu Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa bằng kinh phí của Nhà nước rất tốn kém.

Ngoài ra, hiện nay việc thay sách đã đi gần hết một chặng đường. Việc có một bộ sách vào lúc này có thể sẽ là một cuộc điều chỉnh chính sách rất lớn, cần phải huy động rất nhiều thời gian, nguồn lực. Trong khi đổi mới giáo dục không thể cho chúng ta thêm nhiều thời gian để chững lại hay chậm thêm.

Và hơn hết, việc Bộ GD&ĐT biên soạn thêm 1 bộ sách giáo khoa chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn các chủ biên. Bởi hiện nay, hầu hết những “nhân tài” giáo dục đã tham gia biên soạn các bộ sách giáo dục hiện hành.

Về băn khoăn, Bộ GD&ĐT nên lựa chọn các đầu sách từ các bộ sách giáo khoa hiện hành để tạo thành một bộ sách giáo khoa dùng chung trong cả nước, bà Hà cho rằng, điều này cũng không phù hợp bởi mỗi một bộ sách đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc đánh giá bộ sách để sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu, mong muốn của từng địa phương.

Đặc biệt, điều này có thể tạo ra sự bất bình đẳng trong việc lựa chọn sách của các địa phương, dễ xuất hiện nguy cơ quay lại thời kì “độc quyền” sách giáo khoa như trước kia.

Tại phiên giám sát cũng về nội dung này hôm 14/8, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng đã đề nghị bỏ đề xuất nói trên. Theo Bộ trưởng, nhà nước nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc. Đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn sách giáo khoa là học liệu, công cụ để hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.

“Chương trình là duy nhất, thống nhất; học liệu là đa dạng và linh hoạt. Vậy có cần một bộ sách giáo khoa, tức một bộ học liệu của nhà nước hay không?”, Bộ trưởng Sơn đặt câu hỏi.

Cũng theo ông Sơn, việc này khác với nội dung nghị quyết 122 năm 2020. Bộ chỉ tổ chức biên soạn sách khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn. Thực tế, tất cả môn học đều có sách của các tập thể, cá nhân biên soạn.

Việc Bộ biên soạn một bộ sách nữa không chỉ ảnh hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa mà còn có thể tác động tới tinh thần đổi mới mà toàn ngành đang hướng tới.

Hà Cường



Nguồn

Cùng chủ đề

Sửa quy định hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay đang trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung nghị định quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm. Bộ Giáo dục...

Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát quy định dạy thêm

Nhận thấy quy định mới về dạy thêm, học thêm còn nhiều ý kiến băn khoăn, Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát, nắm bắt các ý kiến để có điều chỉnh phù hợp. Nội dung trên nằm trong văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ GD&ĐT, ngày 22/1. Theo Văn phòng Chính phủ, Thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT dù nhận được nhiều sự đồng tình song vẫn còn...

Cải lương Tết: Không vội được đâu!

Sự khắt khe của công chúng sẽ thúc đẩy các đơn vị nghệ thuật đầu tư chất lượng vở diễn ...

Khởi động kỳ thi riêng

Năm 2025, kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội đã mở màn cho các kỳ thi riêng do các cơ sở giáo dục ĐH tổ chức. Khoảng 14.000 thí sinh đã tham dự kỳ thi đợt 1 trong 2 ngày 18 và 19/1. ...

Dạy thêm bằng chữ “tâm”

Quy định mới về siết dạy thêm - học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) được nhiều người ủng hộ và đồng tình. Theo đó, đảm bảo môi trường dạy thêm, học thêm lành mạnh là điều cần thiết nhằm tạo sự công bằng giữa học sinh với học sinh; giữa các thầy cô giáo trong môi trường giáo dục. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tự xưng ‘cú đấm hủy diệt’, cao thủ hàng đầu Thái Lan bị đàn em đấm ngã ngửa

Tự xưng 'cú đấm hủy diệt', cao thủ hàng đầu Thái Lan bị đấm ngã ngửa.Yodlekpet Or.Atchariya sinh năm 1994 là một trong những võ sĩ muay hàng đầu Thái Lan ở hạng ruồi (flyweight). Trong suốt sự nghiệp 10 năm, Yodlekpet từng thua 27 trận nhưng phải đến cuối tuần trước, anh mới lần đầu tiên nếm trải cảm giác bị hạ knock-out.Tay đấm 30 tuổi có biệt danh "cú đấm hủy diệt". Tuy nhiên, cũng chính...

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt ’95 năm

ChÆ°Æ¡ng trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới "95 năm - Ánh sáng soi đường" diễn ra vào tối 3/2 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: "Bằng văn hóa nghệ thuật và từ văn hóa nghệ thuật, mỗi người dân càng thêm tự hào về những...

Indonesia tiếp tục nhập tịch cầu thủ, tham vọng dự World Cup 2 lần liên tiếp

"Đối với đội tuyển Indonesia, đương nhiên chúng tôi muốn dự World Cup liên tục", Chủ tịch LĐBĐ Indonesia Erick Thohir tuyên bố trong một buổi phỏng vấn mới đây tại Hà Lan. Thành công của bóng đá Indonesia trong 2 năm qua là cơ sở để vị tỷ phú tiếp tục nuôi giấc mơ lớn.Ông Thohir nói thêm: "Mục tiêu của tôi là đưa đội tuyển Indonesia đến World Cup, thậm chí cả Olympic. Không may là...

Đại diện HLV Kim Sang-sik muốn đưa Xuân Son sang Hàn Quốc

"Cầu thủ mà tôi muốn đưa sang K-League là Xuân Son", Lee Dong-jun, đại diện của huấn luyện viên Kim Sang-sik tiết lộ trong đoạn video ngắn đăng trên kênh YouTube "Bgent". Về năng lực và danh tiếng, Nguyễn Xuân Son là cầu thủ hàng đầu của bóng đá Việt Nam hiện tại.Ông Lee Dong-jun nói thêm: "Cầu thủ này đã chứng minh bản thân có thể chất vượt trội, va chạm rất khỏe. Tôi nghĩ rằng anh...

Bóng đá Việt Nam liên tiếp đối đầu Indonesia đầu năm mới Ất Tỵ 2025

CLB Thanh Hóa lên đường sang Indonesia hôm nay (3/2) để chuẩn bị cho trận đấu quyết định suất đi tiếp tại giải Đông Nam Á. Thầy trò huấn luyện viên Velizar Popov trải qua hành trình di chuyển gần 12 tiếng, trong đó 5 tiếng ngồi máy bay và 1,5 giờ đi bằng ô tô đến địa điểm thi đấu tại Bali (Indonesia).Đội bóng Việt Nam chỉ có một ngày tập luyện tại nước bạn trước khi...

Bài đọc nhiều

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Những điều nhân ái giúp học sinh khó khăn không phải bỏ học

Đây là phương châm được Trường THPT Nguyễn Bình, thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, thực hiện nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn trong nhiều năm qua. ...

Những trường hợp xe ô tô được miễn phí sử dụng đường bộ mới từ ngày 1/2/2024

Xin cho tôi hỏi các trường hợp nào xe ô tô được miễn phí sử dụng đường bộ mới từ ngày 1/2/2024? - Độc giả Đức Uy

Cùng chuyên mục

Sau tết, thầy cô tổ chức ‘chuyến xe tri thức’ về bản, lì xì học sinh

Sau Tết Nguyên đán, thầy cô giáo ở miền núi Quảng Trị đã có nhiều 'chiêu' để kêu gọi học sinh sớm trở lại lớp… ...

Giáo viên kỳ vọng gì về đổi mới giáo dục năm 2025?

TPO - Năm 2025 là một dấu mốc quan trọng với ngành Giáo dục, là cơ hội để giáo dục đổi mới mạnh mẽ và xây dựng chiến lược phát triển cho những năm tiếp theo. TPO - Năm 2025 là một dấu mốc quan trọng với ngành Giáo dục, là cơ hội để giáo dục đổi mới mạnh mẽ và xây dựng chiến lược phát triển cho những năm tiếp theo. ...

Thế hệ trẻ cần sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi trong thời đại số

Thế hệ trẻ hiện nay có tư duy cởi mở, sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi. Họ không ngại phá vỡ quy tắc cũ để tạo ra cái mới. Đó chính là tiền đề cho những sáng tạo, thể nghiệm mới của những người trẻ.

Sau Tết Nguyên đán, giáo viên “tìm” học sinh đến lớp

Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cơ bản đến lớp đầy đủ. Tuy nhiên, một số ít học sinh vẫn còn ở nhà, thầy cô giáo đã đến nhà thăm hỏi, động viên học sinh trở lại lớp. ...

Đào tạo nhân lực AI trong xu thế mới

Đầu năm mới, PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Văn Vũ, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin kiêm Trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), về xu hướng...

Mới nhất

Khó “né” tác động thuế quan từ Mỹ, Trung Quốc có thể trả đũa mạnh hơn dự đoán nếu bị “dồn vào chân tường”

Mức thuế quan sắp áp dụng của Mỹ có thể sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn Trung Quốc. Chuyên gia nhận thấy, Bắc Kinh có nhiều công cụ để đáp trả mức thuế quan từ Washington.

Những chú ong đeo mã QR tiết lộ những bí ẩn từ tổ ong

(CLO) Những mã QR tí hon, với đường kính dưới 2,6 mm, đang được sử dụng để ghi lại hành vi kiếm ăn của ong mật tại Pennsylvania và New York....

Hà Nội sẽ thành lập, mở rộng 15

Nhằm thúc đẩy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thiện hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công từ năm 2021 - 2024, đồng thời thành lập và mở rộng từ 15 - 20 cụm công nghiệp mới. Nhằm thúc đẩy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thành...

Làm rõ thông tin thầy giáo cấp 3 “quan hệ bất chính khiến nữ sinh mang thai”

(NLĐO) - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận vừa có ý kiến phản hồi thông tin 1 thầy giáo Trường THPT Tuy Phong bị...

Đà Nẵng tiếp tục mở bán nhà ở xã hội đầu năm 2025

Dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh tiếp tục có thông báo mở bán số lượng 30 căn nhà ở xã hội đầu năm 2025. Dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh tiếp tục có thông báo mở bán số lượng 30 căn nhà ở...

Mới nhất

Phở là kết nối