Trang chủNewsThời sựNên sáp nhập còn bao nhiêu tỉnh?

Nên sáp nhập còn bao nhiêu tỉnh?

Theo các chuyên gia, việc sáp nhập các tỉnh, thành không chỉ giúp tinh gọn bộ máy hành chính, giảm chi thường xuyên mà còn tạo liên kết giữa các tỉnh, thành để tăng tốc phát triển kinh tế, nên triển khai càng sớm càng tốt.

Thời điểm hợp lý

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận 126 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.

Nên sáp nhập còn bao nhiêu tỉnh?- Ảnh 1.

Nhiều ý kiến cho rằng đây là thời điểm hợp lý để sáp nhập một số tỉnh (ảnh minh họa).

Trong đó, một nội dung rất được quan tâm là việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Trao đổi với Báo Giao thông, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Túc bày tỏ đồng tình với chủ trương trên.

“Đại hội IV năm 1976 đã đưa ra chủ trương thực hiện sáp nhập trên quy mô lớn, kỳ vọng đưa đất nước đạt tốc độ tăng trưởng cao. Thời điểm đó, chúng ta sáp nhập các tỉnh như Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Bình Trị Thiên…

Song, sau một thời gian, mục tiêu đặt ra không đạt vì hoàn cảnh đất nước lúc đó vừa bước qua chiến tranh, đội ngũ lãnh đạo chưa được đào tạo đến nơi đến chốn về quản lý, phương tiện thông tin liên lạc còn kém, hạ tầng chưa tốt nên càng làm, năng suất càng giảm, lạm phát tăng, có lúc lên 174%.

Đến Đại hội VI, Đảng đã xem xét và đánh giá chủ trương đó là chủ quan, nóng vội, duy ý chí dẫn đến bảo thủ, trì trệ”, ông Túc chia sẻ.

Theo ông, đến nay, sau gần 40 năm đổi mới, đất nước đã khác. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Với tất cả sự khiêm tốn, có thể nói rằng, chưa bao giờ đất nước ta có tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Tiềm lực kinh tế của chúng ta đã lớn mạnh hơn, đội ngũ cán bộ đã được đào tạo đến nơi đến chốn về quản lý. Một bộ phận không nhỏ được đào tạo ở nước ngoài bao gồm những nơi có nền kinh tế thị trường.

“Quan trọng nhất, hạ tầng giao thông, khoa học công nghệ đã phát triển, việc nắm bắt tình hình không như trước nữa. Một sự việc xảy ra có thể nắm bắt được ngay nên chủ trương Trung ương đưa ra để xem xét hợp nhất các tỉnh là hợp thời, sát với thực tế”, ông Túc nhìn nhận.

Có nên sáp nhập theo vùng?

Tuy nhiên, ông Túc cũng cho rằng, đây là vấn đề rất quan trọng, liên quan đến quyền, lợi ích của mỗi cá nhân nên đặt ra thách thức lớn về vấn đề nhân sự, tác động không nhỏ đến tâm tư nguyện vọng.

“Đơn cử, nếu sáp nhập 3 tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình sẽ đặt ra vấn đề ai làm bí thư, chủ tịch tỉnh. Chọn nhân sự không đơn giản”, ông Túc nói và cho rằng, cần tổng kết những bài học, kinh nghiệm từ những lần sáp nhập trước, cần thiết có thể làm thí điểm. Việc sáp nhập phải đảm bảo bộ máy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả chứ không phải chỉ đạt được mục tiêu tinh gọn.

“Về phương án sáp nhập, hiện có rất nhiều ý kiến khác nhau. Vì vậy nên đưa ra một vài phương án lấy ý kiến của đại diện các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra, cũng cần tham khảo ý kiến các chuyên gia, từ đó có được phương án tốt nhất”, ông Túc góp ý.

Trong khi đó, ĐBQH Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam nêu quan điểm: Việc liên kết vùng hiện nay chưa hiệu quả và cả nước không cần tới 63 tỉnh, thành.

Vì vậy, nếu tiến hành sáp nhập, có thể chia thành 7 vùng, cùng với một số thành phố lớn, khu vực đặc biệt trực thuộc Trung ương. Khi sáp nhập, không nên căn cứ vào dân số, diện tích mà căn cứ vào các yếu tố bên trong, tạo động lực phát triển để hình thành các vùng. Bởi nếu tính theo diện tích, dân số lại thành cào bằng.

“Khi còn làm Thường vụ Trung ương Đoàn, phụ trách khu vực Tây Nguyên, tôi đã nêu quan điểm chỉ cần 1 tỉnh thay vì nhiều tỉnh. Và khi sáp nhập, chính quyền vùng phải phát huy tốt nhất lợi thế về nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch…”, ông Kim chia sẻ.

Cho rằng nếu không còn 63 tỉnh thành thì việc cơ cấu Ủy viên Trung ương, bố trí lãnh đạo cũng phải khác, ông Kim bày tỏ: “Nếu sáp nhập tỉnh, thành số Ủy viên Trung ương đương nhiên phải giảm, đây là việc cần thiết.

Tùy việc để phân công, có thể bố trí cán bộ lãnh đạo theo địa bàn, một vùng có thể có 2 – 3 Ủy viên Trung ương. Ngoài ra, nên bố trí các Ủy viên Trung ương theo ngành, lĩnh vực. Vừa qua, chúng ta đặt nặng việc bố trí theo đơn vị hành chính mà bỏ qua cơ cấu ngành nghề, kết cấu của xã hội”?

Đơn vị cấp tỉnh khoảng bao nhiêu là phù hợp?

Theo ĐBQH Phạm Văn Hòa, ông đã có ý kiến về vấn đề này cách đây 5 – 6 năm. Bởi theo ông với dân số hơn 100 triệu người nhưng có đến 63 tỉnh, thành phố là quá nhiều. Hiện nay, có tỉnh chỉ có hơn 300.000 người là quá ít so với các tỉnh thành có hàng triệu dân.

Hơn nữa, vừa qua việc sáp nhập các bộ, ban, ngành nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất lớn của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đây chính là tiền đề quan trọng đến hướng tới việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Góp ý về phương án sáp nhập, ông Hòa nhấn mạnh, phải nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí cụ thể. Bên cạnh quy mô dân số, diện tích tự nhiên, cần đưa ra tiêu chí về văn hóa, lịch sử, an ninh quốc phòng, vị trí địa chính trị, văn hóa của cộng đồng dân cư… nhằm đảm bảo sự ổn định.

“Có thể đưa số đơn vị cấp tỉnh về khoảng 40 để phù hợp theo tình hình thực tiễn, quy mô kinh tế – xã hội, quy hoạch vùng. Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là đường sá đã phát triển mạnh, thông tin liên lạc đầy đủ, thông suốt, đảm bảo cho việc quản lý địa bàn rộng, dân số đông.

Tôi đề xuất nghiên cứu theo vùng kinh tế như tỉnh công nghiệp, tỉnh nông nghiệp, tỉnh phát triển kinh tế biển, thành phố dịch vụ… phân theo từng vùng, từng lĩnh vực, ngành nghề để thuận lợi cho đầu tư. Ví dụ tại Trung Quốc rất rõ ràng tỉnh nào là du lịch, tỉnh nào là phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ…”, ông Hòa cho biết.

Tháng 4/1975 Việt Nam có 72 đơn vị hành chính cấp tỉnh, sau đó trải qua nhiều lần chia tách, sáp nhập tỉnh thành; từ năm 2008 tới nay ổn định với 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh (trong đó có 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).

Theo nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với tỉnh miền núi, vùng cao quy mô dân số đạt chuẩn 900.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 8.000km2 trở lên. Đối với các tỉnh còn lại phải đạt chuẩn quy mô dân số 1,4 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên từ 5.000km2 trở lên. Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương quy mô dân số đạt chuẩn là 1,5 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên đạt 1.500km2 trở lên.

10 tỉnh, thành có diện tích nhỏ nhất cả nước hiện nay gồm: Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, TP Đà Nẵng, Ninh Bình, TP Cần Thơ, Vĩnh Long, TP Hải Phòng, Thái Bình.

10 tỉnh có dân số ít nhất Việt Nam (theo số liệu tính đến giữa kỳ năm 2024): Bắc Kạn, Lai Châu, Cao Bằng, Ninh Thuận, Kon Tum, Điện Biên, Quảng Trị, Đắk Nông, Hậu Giang, Lào Cai.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/nen-sap-nhap-con-bao-nhieu-tinh-192250224194339896.htm

Cùng chủ đề

Giám đốc Sở Tài chính làm Bí thư Quận uỷ Kiến An

Ngày 24/2, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng công bố quyết định về công tác cán bộ tại quận Kiến An, quận An Dương. Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng trao quyết định điều động và chỉ định...

Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Quân y 175 đón nhận danh hiệu Anh hùng lần 2

Chiều 24/2, Bệnh viện Quân y 175 tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân dành cho Khoa Hồi sức tích cực.Trong đại dịch Covid-19, Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Quân y 175 đóng vai trò nòng cốt trong việc tiếp nhận, điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch, góp phần quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch. Từ đó, xây dựng khoa và bệnh viện vững...

Đánh giá thực trạng hệ thống đường sắt qua Huế, xây dựng cơ chế phát triển phù hợp

Ngày 24/3, đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND TP Huế về khảo sát phục vụ thẩm tra dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). ...

Không để mưa lớn cản tiến độ cao tốc Quảng Ngãi

Thời tiết mưa nhiều khiến công tác tổ chức thi công trê cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn gặp nhiều bất lợi. Tuy nhiên, các nhà thầu tìm mọi giải pháp hợp lý nhất tăng tốc thi công. ...

Khu dân cư ở TP Quảng Ngãi gần 50 năm không có đường đi

Gần 50 năm qua, 32 hộ dân ở xóm Gò Tây (thôn Xuân An, xã Tịnh Hòa, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) phải đi nhờ đường hồ tôm của một hộ dân để sang địa phương khác. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vietjet tung vé 0 đồng trên loạt đường bay tới Ấn Độ

Vé máy bay 0 đồng trên các đường bay của Vietjet tới Ấn Độ sẽ được mở bán từ nay tới 28/2. ...

Cơ hội hợp tác phát triển bền vững công nghiệp đóng tàu, hàng hải

Triển lãm công nghiệp đóng tàu, hàng hải Vietship mở ra cơ hội hợp tác, tìm kiếm giải pháp, thị trường phát triển công nghiệp đóng tàu, hàng hải bền vững. ...

BIDV cam kết cấp tín dụng cho Transerco “xanh hoá” xe buýt

Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) vừa ký biên bản ghi nhớ đồng hành chuyển đổi năng lượng xanh cho giao thông công cộng Thủ đô. ...

3 khách uống và hát hết hơn 14,6 triệu đồng

157 lon bia có giá hơn 7 triệu đồng, tức 45.000 đồng/lon; hai con khô mực nướng giá 1,3 triệu đồng; một đĩa nem chua giá 250.000 đồng, 3 khách xài 44 khăn lạnh... ...

Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Quân y 175 đón nhận danh hiệu Anh hùng lần 2

Chiều 24/2, Bệnh viện Quân y 175 tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân dành cho Khoa Hồi sức tích cực.Trong đại dịch Covid-19, Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Quân y 175 đóng vai trò nòng cốt trong việc tiếp nhận, điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch, góp phần quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch. Từ đó, xây dựng khoa và bệnh viện vững...

Bài đọc nhiều

TP Hồ Chí Minh và tỉnh Santiago de Cuba kết nối hợp tác kinh tế

Ngày 27/9, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải đã có buổi tiếp Đoàn đại biểu Chính quyền tỉnh Santiago de Cuba (Cuba) do Phó Thống đốc Waldis Gonzalez Peinado dẫn đầu, đang thăm và làm việc tại Thành phố trong khuôn khổ Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. Vui mừng đón tiếp đoàn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải cho...

Vụ shipper bị tài xế Lexus đánh: ‘Chồng tôi lo lắng khi gặp người thân tài xế’

Dù sức khỏe đã ổn định, nam shipper vẫn ám ảnh bởi sự việc và lo lắng khi phải đối mặt với người thân của tài xế. Vợ anh chia sẻ về những ngày đau đớn và khó khăn của gia đình trong suốt quãng thời gian này. Nam shipper ngủ vẫn mơ bị đánh Liên quan đến vụ việc nam shipper bị tài xế Lexus đánh tại Hà Nội, ngày 18/2, chị Nguyễn Thị L. (29 tuổi, vợ anh Nguyễn...

Bắt công nhân đóng bảo hiểm bằng cà phê: Giám đốc công ty nói gì?

Ngoài việc thu 1,7 tấn cà phê/năm để nộp bảo hiểm xã hội cho công nhân vượt quá số tiền quy định, hai công ty cà phê ở Gia Lai còn thu thêm từ 3 - 10 triệu đồng/người khiến người lao động bức xúc. Phản ánh đến báo VietNamNet, nhiều công nhân của Công ty Cà phê Ia Sao 1 và Công ty Cà phê 706 (thành viên Tổng Công ty Cà phê Việt Nam - Vinacafe) bày tỏ...

Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước mắt, Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định. Văn phòng Trung ương Đảng hôm nay 18.7 đã phát thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Thông báo nêu rõ, thời gian...

Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ TT&TT được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đây là Bộ mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ KH&CN (cũ) và Bộ TT&TT. Sáng 18/2, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 và Nghị quyết về cơ cấu số lượng...

Cùng chuyên mục

Nghệ An có 2 tân Phó Chủ tịch UBND tỉnh

(NLĐO) - Ông Hoàng Phú Hiền và ông Phùng Thành Vinh được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021 - 2026 ...

Chuyện Phạm Thoại sẽ tung sao kê và quyền giám sát việc sử dụng tiền từ thiện

Về việc sao kê tiền từ thiện, chị Lê Thị Thu Hòa - mẹ bé Bắp khẳng định, tối 25/2, TikToker Phạm Thoại - người đăng bài kêu gọi quyên góp ủng hộ cho bé Bắp sẽ livestream chia sẻ tất cả. Câu chuyện TikToker Phạm Thoại (người có hơn 6 triệu lượt theo dõi trên TikTok) đồng hành cùng bé Bắp và mẹ (chị Lê Thị Thu Hòa) trong hành trình chữa bệnh ung thư máu với số tiền...

Tổng thống Pháp đến Nhà Trắng đàm phán với ông Trump về Ukraine

(CLO) Ngày 24/2, đánh dấu tròn ba năm kể từ khi Nga phát động tấn công toàn diện vào Ukraine, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng để thảo luận về tình hình xung đột. ...

Vietjet tung vé 0 đồng trên loạt đường bay tới Ấn Độ

Vé máy bay 0 đồng trên các đường bay của Vietjet tới Ấn Độ sẽ được mở bán từ nay tới 28/2. ...

Công ty Lâm công nghiệp Long Đại đang sửa sai?

(NLĐO) - Sau những lùm xùm, Công ty Lâm công nghiệp Long Đại thành lập tổ chuyên gia và tổ thẩm định mới để rà soát lại hồ sơ dự thầu ...

Mới nhất

Chuyện Phạm Thoại sẽ tung sao kê và quyền giám sát việc sử dụng tiền từ thiện

Về việc sao kê tiền từ thiện, chị Lê Thị Thu Hòa - mẹ bé Bắp khẳng định, tối 25/2, TikToker Phạm Thoại - người đăng bài kêu gọi quyên góp ủng hộ cho bé Bắp sẽ livestream chia sẻ tất cả. Câu chuyện TikToker Phạm Thoại (người có hơn 6 triệu lượt theo dõi trên TikTok) đồng hành cùng...

Lộ diện “T-rex vũ trụ” cách Trái Đất 88 triệu năm ánh sáng

(NLĐO) - Hình dạng khác thường của một vật thể vũ trụ xa xôi đã tiết lộ bữa ăn cuối cùng của nó. ...

Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh

(NLĐO) - Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn sáng nay, 25-2, vẫn chưa ngừng đà tăng khi giá vàng thế giới tiếp tục duy trì...

Giá đậu tương giảm 2 phiên liên tiếp

Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá đậu tương giảm nhẹ 1% về mức 384,9 USD/tấn, đánh dấu phiên suy yếu thứ hai liên tiếp. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần (24/2). Trên thị...

Mới nhất