Trang chủChính trịNgoại giaoNền kinh tế Đức đang lao đao bị "đổ thêm dầu vào...

Nền kinh tế Đức đang lao đao bị “đổ thêm dầu vào lửa”, thuế quan của ông Trump không phải vấn đề duy nhất

Khi cử tri Đức đi bỏ phiếu cho cuộc bầu cử để chọn quốc hội mới vào ngày 23/2 tới, nền kinh tế sẽ là mối quan tâm hàng đầu. “Cơn bão” thuế nhập khẩu sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ khiến nền kinh tế khó chồng khó.

Nền kinh tế Đức đang lao đao bị 'đổ thêm dầu vào lửa', thuế quan của ông Trump không phải vấn đề duy nhất
Từ lâu, xuất khẩu đã là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của Đức. (Nguồn: Shutter Stock)

Đức – nền kinh tế lớn thứ ba thế giới – hầu như không tăng trưởng kể từ đại dịch Covid-19. Nền kinh tế này đã suy giảm cả vào năm 2023 và năm ngoái – sự suy giảm kéo dài hai năm liên tiếp đầu tiên kể từ những năm 2000.

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm nay, “đầu tàu” kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng ở mức 0,3%.

Loạt vấn đề lớn của nền kinh tế

Trong khoảng thời gian từ năm 2005-2019, nền kinh tế hướng đến xuất khẩu đã phát triển mạnh mẽ ở Đức. Điều này được thúc đẩy bởi khí đốt tự nhiên giá rẻ từ Nga và hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ sang thị trường Trung Quốc.

Từ lâu, xuất khẩu đã là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của Đức. Số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, năm 2023, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm hơn 43% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này – tỷ trọng lớn nhất trong số các nền kinh tế lớn.

Theo cơ quan thống kê, ô tô và phụ tùng, máy móc và sản phẩm hóa chất là những mặt hàng xuất khẩu chính của Berlin vào năm ngoái.

Kinh tế Đức đã thu lợi khủng vào thời điểm Trung Quốc trên đà phát triển nhanh chóng, người tiêu dùng tại đất nước tỷ dân chuộng ô tô nhập khẩu từ Berlin.

Thế nhưng, những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chậm lại. Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô của nước này như BYD và Xpeng, đã giành được thị phần từ các đối thủ phương Tây. Điều đó khiến ô tô Đức không còn là lựa chọn hàng đầu với người dân Trung Quốc nữa.

Ông Kirkegaard nhận định: “Ở một mức độ nào đó, ngành công nghiệp ô tô Đức đã trở thành nạn nhân trong thành công của chính mình. Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đã nhanh chóng ‘bắt sóng” thị trường xe điện và dần thay thế những dòng xe tên tuổi trước đây”.

Trong khi đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phải sử dụng nhiều năng lượng của Đức đang phải trả nhiều tiền hơn. Nguyên nhân bởi kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022, Đức đã phải “quay lưng” với Moscow bằng cách mua khí đốt từ những nơi xa hơn. Hậu quả là nhiều công ty Đức đã cắt giảm sản lượng, cắt giảm nhân sự, thậm chí là đã đóng cửa.

Ông Lars Kroemer, nhà kinh tế trưởng tại Gesamtmetall khẳng định: “Chúng ta đang ở giữa thời kỳ phi công nghiệp hóa. Ngoài chi phí năng lượng cao, thuế cao và nhiều quy định, thủ tục cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp của đất nước”.

Đồng quan điểm, ông Achim Wambach, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu kinh tế châu Âu Leibniz (ZEW) cho rằng, nói rộng hơn, các giới hạn nghiêm ngặt về việc chính phủ vay nợ – được gọi là “phanh nợ” – đã kìm hãm các khoản đầu tư rất cần thiết vào “đầu tàu” châu Âu, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công trực tuyến.

“Chúng tôi vẫn chưa số hóa. Gánh nặng hành chính của chúng tôi cao hơn… so với các quốc gia khác”, Chủ tịch ZEW nhấn mạnh.

Còn ông Jacob Kirkegaard, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Washington (Mỹ) cho biết, nền kinh tế không được cải cách là vấn đề của Đức.

Cải cách kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của các thế hệ hiện tại và tương lai của đất nước này, đặc biệt là ở thời điểm số lượng người về hưu ngày càng tăng.

Nền kinh tế Đức đang lao đao bị 'đổ thêm dầu vào lửa', thuế quan của ông Trump không phải vấn đề duy nhất
Thuế quan với ô tô sẽ gây tổn hại đặc biệt đến các nhà xuất khẩu Đức vì Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Berlin. (Nguồn: Getty Images)

Đòn đánh thuế quan của ông Trump

Loạt vấn đề kể trên đã khiến kinh tế Đức lao đao trong thời gian dài và các mức thuế quan gần đây của Tổng thống Trmp như “đổ thêm dầu vào lửa”.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã đe dọa sẽ áp thuế cao hơn đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2024, ông đã chứng minh rằng, mình sẵn sàng hành động, ví dụ như tuyên bố áp thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu và nền kinh tế lớn nhất thế giới, có hiệu lực vào tháng 3 tới.

Sau đó, “cơn bão” thuế quan của Tổng thống Mỹ tiếp tục lan đến một số ngành khác như ô tô nhập khẩu, chip bán dẫn và dược phẩm.

Thuế quan với ô tô sẽ gây tổn hại đặc biệt đến các nhà xuất khẩu Đức vì Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Berlin.

Chủ tịch ZEW – ông Achim Wambach – nhận thấy, tác động này sẽ được cảm nhận rõ nét nhất ở một số nhà xuất khẩu ô tô đức.

Ông nói rằng: “Đây là tin xấu cho ngành công nghiệp ô tô, vốn đang gặp khó của Đức”.

Theo Prognos, một công ty nghiên cứu của Thụy Sỹ, trên khắp các ngành công nghiệp, khoảng 1,2 triệu việc làm ở Đức phụ thuộc, trực tiếp hoặc gián tiếp, vào xuất khẩu sang Mỹ. Con số đó chiếm 2,6% tổng số việc làm trong cả nước.

Và ngay cả khi không chịu trực tiếp các mức thuế quan với hàng hóa của mình, Đức vẫn có thể cảm thấy đau đớn vì thuế quan áp dụng cho các quốc gia khác.

Đơn cử như việc ông Trump cũng đã công bố mức thuế 25% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, Canada và mức thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa Trung Quố. Nhưng một số nhà sản xuất ô tô Đức, bao gồm cả Volkswagen, xuất khẩu ô tô sang Mỹ từ các nhà máy của họ ở Mexico. Vì vậy, những nhà máy của Volkswagen tại Mexico sẽ chịu tác động.

Ông Michael Bohmer, nhà kinh tế trưởng tại Prognos nêu quan điểm: “Nền kinh tế toàn cầu giống như một mạng lưới, vì vậy, nếu bạn áp dụng một mức thuế quan với một nơi nào đó thì ít nhiều, toàn bộ mạng lưới sẽ cảm nhận được điều đó”.

Ông nói thêm rằng, Mexico, Canada và Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu từ Mỹ sang các thị trường mới để tránh thuế quan của ông Trump. Điều này có khả năng khiến những sản phẩm này cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa của Đức tại những thị trường đó.

Và đương nhiên, việc thúc đẩy tăng trưởng của “đầu tàu” châu Âu trong vài năm tới và xa hơn không chỉ là cách đối phó với thuế quan của ông Trump.

Toàn bộ mô hình kinh doanh của đất nước có thể cần phải được cách. Như ông Bohmer nhận định, nếu trong thập kỷ tới, Đức không “làm mới” các ngành công nghiệp cũ – như sản xuất ô tô, máy móc, thép – và tập trung vào các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), thì chắc chắn sẽ không còn ngôi vị nền kinh tế lớn thứ ba thế giới nữa.





Nguồn: https://baoquocte.vn/nen-kinh-te-duc-dang-lao-dao-bi-do-them-dau-vao-lua-thue-quan-cua-ong-trump-khong-phai-van-de-duy-nhat-305126.html

Cùng chủ đề

Bỗng dưng… muộn phiền, suy sụp, cách nào sống lạc quan ở tuổi trung niên?

Lứa tuổi 40 trở lên đánh dấu bước chuyển mình của mỗi người sang giai đoạn mới. Đó cũng là thời điểm mỗi chúng ta phải đối diện với các biến động dồn dập của cuộc đời. Các chuyên gia khuyên những người ở...

Khi nào công bố quy chế tuyển sinh đại học, có gì mới?

Khi nào Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh đại học năm 2025? Quy chế sẽ có điểm mới quan trọng nào đáng lưu ý? ThS Cù Xuân Tiến - trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên...

Cuộc đua thu hút nhân tài AI toàn cầu

Nhờ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện dịch vụ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo (AI) đã khơi mào cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. ...

Sáp nhập tỉnh: đột phá và thách thức

Việc Bộ Chính trị đề ra chủ trương nghiên cứu sáp nhập các tỉnh là rất phù hợp, kịp thời, bắt đúng bệnh tình trạng phát triển manh mún, đầu tư dàn trải và kém hiệu quả trong phân bổ nguồn lực thời gian qua. ...

Phát triển trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0

DNVN - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 374/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030. Đây là bước đi chiến lược nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ý nghĩa và sự phù hợp với luật pháp quốc tế

Ngày 21/2, Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là hoạt động chính đáng, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và phù hợp với Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Giá cà phê robusta tăng mạnh phiên cuối tuần, giới đầu cơ thao túng thị trường, dự báo sản lượng dồi dào vào năm...

Giá cà phê robusta được dự báo sẽ kết thúc năm 2025 ở mức 4.200 USD/tấn, giảm 28% so với mức đóng cửa hôm 12/2, tương ứng mức giảm 14% trong năm. Dự báo bình quân cho giá cà phê arabica vào cuối năm 2025 là 2,95 USD/lb giảm 30% so với mức đóng cửa hôm 12/2 và giảm 6% so với cuối năm 2024, theo Reuters.

Người dùng có thể tạo video từ công cụ AI của Google

Nếu được tích hợp, người dùng có thể dễ dàng tạo ra những video đơn giản từ văn bản hoặc hình ảnh, giống với cách thức mà các công cụ tạo video AI khác như RunwayML và Pika Labs đang thực hiện.

Năm 2025, Học viện Cảnh sát Nhân dân tuyển sinh 530 chỉ tiêu

Trong số 530 chỉ tiêu năm 2025, Học viện Cảnh sát Nhân dân tuyển 477 nam, 53 nữ. Phạm vi tuyển sinh phía Bắc tính từ Huế trở ra, được chia thành 4 vùng.

Doanh nghiệp phương Tây “nóng lòng” quay trở lại thị trường Nga, điểm danh những cái tên đầu tiên?

Tờ Financial Times đưa tin, ngày 21/2, trích dẫn các nguồn tin giấu tên cho hay một số công ty Mỹ đã thể hiện "mối quan tâm" tới việc quay trở lại thị trường Nga.

Bài đọc nhiều

Biến đổi khí hậu và rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Tạp chí Stratfor Worldview nhận định, các thảm họa tự nhiên gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ gây ra rủi ro ngày càng lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

OPEC+ có thành viên mới

Ngày 18/2, Bộ trưởng Khoáng sản và năng lượng Brazil Alexandre Silveira cho biết, quốc gia này đã quyết định gia nhập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+).

Đón “gió đổi chiều” trong tiêu dùng, kinh tế Trung Quốc 2024 sẽ “lên hương”

Sau một năm phục hồi không đồng đều, tâm lý người tiêu dùng Trung Quốc có thể bắt đầu cải thiện trong năm 2024.

Trung Quốc: Việt Nam ở vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng

Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định nước này luôn đặt Việt Nam ở vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng. Ngày 18/2, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình đã đến chào xã giao Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại...

Phó Thủ tướng Campuchia: Hợp tác Việt Nam – Campuchia phát triển tích cực

Ngày 18/2, tại Phnom Penh (Campuchia), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia Prak Sokhonn đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Campuchia Nguyễn Minh Vũ đến chào xã giao. Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia, tại cuộc tiếp, Phó Thủ tướng Prak Sokhonn chúc mừng...

Cùng chuyên mục

Giá cà phê robusta tăng mạnh phiên cuối tuần, giới đầu cơ thao túng thị trường, dự báo sản lượng dồi dào vào năm...

Giá cà phê robusta được dự báo sẽ kết thúc năm 2025 ở mức 4.200 USD/tấn, giảm 28% so với mức đóng cửa hôm 12/2, tương ứng mức giảm 14% trong năm. Dự báo bình quân cho giá cà phê arabica vào cuối năm 2025 là 2,95 USD/lb giảm 30% so với mức đóng cửa hôm 12/2 và giảm 6% so với cuối năm 2024, theo Reuters.

Doanh nghiệp phương Tây “nóng lòng” quay trở lại thị trường Nga, điểm danh những cái tên đầu tiên?

Tờ Financial Times đưa tin, ngày 21/2, trích dẫn các nguồn tin giấu tên cho hay một số công ty Mỹ đã thể hiện "mối quan tâm" tới việc quay trở lại thị trường Nga.

Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Nga

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng khẳng định chính sách của Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia nỗ lực trung gian hòa giải của cộng đồng quốc tế nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột Nga-Ukraine. Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Việt Nam, triển khai Kế hoạch hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nga, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga A....

Tiếp tục gìn giữ, vun đắp mối quan hệ Việt Nam-Campuchia ngày càng phát triển bền chặt

Ngày 21/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Thường vụ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch CPP, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen đồng chủ trì. Đây là sự kiện quan trọng nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ láng giềng...

Giá vàng tiếp tục “đột phá”, mốc 3.000 USD sẽ không gặp sự kháng cự lớn nào, thị trường vẫn lạc quan vào tuần...

Giá vàng hôm nay 22/2/2025: Giá vàng thế giới đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong những ngày gần đây, do nhiều yếu tố cơ bản vững chắc. Và trong khi rủi ro vẫn đang gia tăng, xu hướng tăng giá với vàng khó có thể bị bỏ qua, thị trường tiếp tục để mắt đến mức 3.000 USD/ounce vào tuần tới.

Mới nhất

Người đàn ông 37 tuổi ở Nghệ An bị vắt dài 8cm sống trong mũi, thừa nhận một việc rất nhiều đàn ông hay...

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa Thanh Chương (Nghệ An) vừa gắp thành công con vắt dài 8cm ra khỏi mũi một bệnh nhân nam 37 tuổi. ...

Ý nghĩa và sự phù hợp với luật pháp quốc tế

Ngày 21/2, Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là hoạt động chính đáng, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và phù hợp với Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Đặc sản tên lạ ở Lạng Sơn được ví như thần dược, chỉ xuất hiện dịp đầu năm

Không chỉ được xem như đặc sản giải nhiệt, giải ngấy sau Tết, rau sau sau còn được người dân Lạng Sơn ưa chuộng bởi giá thành bình dân và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Lá sau sau non là loại rau rừng quen thuộc xuất hiện nhiều ở một số tỉnh miền Bắc như...

Bắt khẩn cấp tài xế xe khách

(NLĐO) - Liên quan vụ tai nạn thảm khốc giữa xe đầu kéo và xe khách khiến nhiều người thương vong, cơ quan công an đã bắt...

Những quy định dạy thêm, học thêm tại TP Thủ Đức mà giáo viên cần biết

(NLĐO)- TP Thủ Đức giao Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức, rà soát, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn ...

Mới nhất