Trang chủNewsKinh tếNên hút cát biển để đắp nền đường cao tốc ở ĐBSCL?

Nên hút cát biển để đắp nền đường cao tốc ở ĐBSCL?


Liên quan đến vấn đề đảm bảo tiến độ đường cao tốc, ngày 27.9, Bộ Xây dựng tổ chức Hội thảo khoa học về giải pháp sử dụng hiệu quả vật liệu xây dựng trong xây dựng công trình hạ tầng giao thông, thu hút nhiều chuyên gia, doanh nghiệp tham dự.

Nhiều hệ lụy nếu tiếp tục khai thác đất, cát tại ĐBSCL

Nên hút cát biển để đắp nền đường cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long? - Ảnh 1.

Đông đảo chuyên gia, doanh nghiệp, đại diện bộ, ngành tham dự hội thảo

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết tháng 9.2021, Thủ tướng đã phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu đến năm 2030 xây dựng hoàn thành khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc; đến năm 2050 mạng lưới đường bộ cao tốc được quy hoạch bao gồm 41 tuyến, tổng chiều dài hơn 9.000 km.

Nên hút cát biển để đắp nền đường cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long? - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nói về khan hiếm cát đắp nền đường ở ĐBSCL

Theo ông Sinh, các công trình hạ tầng giao thông nói chung và công trình đường bộ cao tốc nói riêng thường được cấu tạo với các lớp vật liệu nền, móng, mặt đường. Trừ các đoạn tuyến đi qua các vùng địa hình đồi núi, trung du có cấu tạo nền đường dạng đào, đắp hỗn hợp có thể tận dụng vật liệu lân cận, còn lại các đoạn tuyến đường đi qua vùng đồng bằng thường gặp nền đất yếu, đòi hỏi phải có giải pháp xử lý nền, thay đất, tôn cao độ nền… dẫn đến khối lượng vật liệu đất, cát cần sử dụng là rất lớn.

Ví dụ, khu vực ĐBSCL, giai đoạn 2022 – 2025 sẽ đồng loạt triển khai 4 dự án xây dựng đường bộ cao tốc với nhu cầu sử dụng khoảng 36 triệu m³ cát đắp nền.

“Với giải pháp sử dụng cát sông để đắp nền đường như hiện nay thì trữ lượng của các mỏ cát đang được cấp phép khai thác trong khu vực (An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long…) sẽ không đáp ứng đủ yêu cầu, nguồn tài nguyên cát thiên nhiên sẽ sớm cạn kiệt. Đồng thời, sẽ gây ra tình trạng xói mòn, sạt lở bờ sông, thu hẹp đất liền, làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, tác động xấu đến môi trường, đời sống an sinh xã hội”, ông Sinh nói.

Ông Tống Văn Nga, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng, bày tỏ lo lắng nếu tiếp tục khai thác đất, cát tại ĐBSCL sẽ tạo ra nhiều hệ lụy.

Cụ thể, sẽ mất dần diện tích đất nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay trên thượng nguồn sông Mê Kông có nhiều đập thủy điện do Trung Quốc, Lào, Campuchia xây dựng. Tình trạng này dẫn đến phù sa bồi lắng về rất ít; suy rộng ra sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, bởi ĐBSCL là vựa lúa của cả nước. Thêm nữa, việc khai thác đất, cát sẽ khiến ĐBSCL dễ bị ngập nước sâu hơn.

Nên hút cát biển để đắp nền đường cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long? - Ảnh 3.

Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đang nằm chờ cát san lấp

Tập trung dùng cát biển và tro xỉ nhiệt điện làm vật liệu đắp đường

Lãnh đạo Bộ Xây dựng thông tin, hiện trong nước có nhiều cá nhân, tổ chức nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu thay thế cát sông trong công trình giao thông như cát biển, tro xỉ nhiệt điện; nghiên cứu sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép thay thế một phần đường đắp để tận dụng được khả năng cung cấp với khối lượng lớn xi măng, sắt thép trong nước… Dù vậy, vị này cho rằng, cần có đánh giá tác động môi trường, hệ sinh thái cẩn trọng đối với từng giải pháp, ở các mức độ khác nhau.

Ông Tống Văn Nga nhấn mạnh, cần đổi mới tư duy, học theo thế giới lâu nay đã làm là xây dựng các công trình cầu cạn bằng bê tông cốt thép ở ĐBSCL.

“Kiến nghị các nhà lãnh đạo, quản lý, chuyên gia không nên ngại khó, cần dũng cảm đổi mới trong triển khai xây dựng cao tốc tại ĐBSCL bằng cách xây dựng cầu cạn. Phương án xây dựng cầu cạn đặc biệt hợp với những vị trí có nền đất yếu; nếu đắp bằng đất, cát sẽ phức tạp, tốn kém hơn rất nhiều”, ông Nga nói.

Tuy nhiên, ông Nga kiến nghị không hút cát biển để đắp nền đường vì làm như vậy là trái với thông lệ trên thế giới, thường dùng cát, đất đổ xuống biển để tôn tạo các đảo, bồi lấp mở rộng lãnh thổ chứ không lấy cát từ biển lên để đắp nền đường. Chưa kể điều này còn tạo nên nguy cơ xói mòn ở bán đảo Cà Mau.

TS Trần Bá Việt, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học công nghệ xây dựng, cho rằng Bộ GTVT với tư cách là chủ đầu tư một số dự án đường cao tốc ở miền Tây cần nghiên cứu giải pháp làm cầu cạn ở những vị trí vùng đất yếu, sâu hay phải đắp cao, nối dài đường dẫn…

“Tổng chiều dài các tuyến cao tốc đang triển khai ở ĐBSCL là 463 km thì phương án cầu cạn có thể giải quyết được 20 – 30%, tương đương khoảng hơn 100 km. Phương án cầu cạn có chi phí xây dựng, bảo trì, chất lượng… đều tốt hơn đường đắp. Vấn đề nằm ở chỗ Bộ GTVT có chấp nhận chuyển đổi hay không, hay là đã phê duyệt đường đắp rồi thì buộc phải tìm kiếm đất, cát”, ông Việt nói.

Nên hút cát biển để đắp nền đường cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long? - Ảnh 4.

TS Trần Bá Việt nói về giải pháp cầu cạn

Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Sinh khẳng định sẽ tiếp thu, tổng hợp để báo cáo với Thủ tướng các giải pháp cụ thể giải quyết vật liệu đắp nền đường cao tốc nói chung, ở ĐBSCL nói riêng. Trong đó, sẽ tập trung vào các giải pháp dùng cát biển và tro xỉ nhiệt điện làm vật liệu đắp đường; còn giải pháp cầu cạn sẽ báo cáo, đề xuất áp dụng cho các dự án sau này triển khai.

Ông Nguyễn Quang Hiệp, Phó vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), cho hay các tỉnh ĐBSCL đang triển khai 8 dự án đường cao tốc, tổng cộng 463 km chạy qua 10 tỉnh. Do vậy, nhu cầu về đất, cát đắp nền rất lớn, ước tính khoảng 53,7 triệu m3. Trong đó, nhu cầu đất, cát đắp nền của các dự án năm 2023 khoảng 16,78 triệu m3, năm 2024 khoảng 23,63 triệu m3.

Để đáp ứng nhu cầu, đến nay các bộ, ngành đã cấp phép 64 giấy phép khai thác cát với tổng trữ lượng khoảng 80 triệu m3. Nhưng trữ lượng cát san lấp nền đường chỉ khoảng 37 triệu m3, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu của 8 dự án cao tốc trong vùng. Đáng lo ngại là lượng cát đổ về 2 nhánh chính của sông Tiền, sông Hậu hiện chỉ đáp ứng 10% nhu cầu khai thác và nguồn cát tự nhiên của vùng ĐBSCL ngày càng cạn kiệt.

Thời gian qua, Bộ TN-MT đã lựa chọn 6 vùng biển Sóc Trăng để khai thác cát biển đắp nền cao tốc, phạm vi khai thác cát biển cách bờ 10 – 25 km, độ sâu 10 – 30 m, với tổng trữ lượng khai thác khoảng 14 tỉ m3 cát biển.



Source link

Cùng chủ đề

Tổ chức bộ máy của Bộ Xây dựng phải khoa học, phù hợp với thực tiễn

Nhấn mạnh nguyên tắc tổ chức bộ máy của Bộ Xây dựng phải khoa học, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, Phó thủ tướng yêu cầu cần nắm chắc tư duy "những gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền tối đa". ...

Về miền Tây

Với hệ thống sông rạch chằng chịt, những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những khu vườn trái cây trĩu quả, ĐBSCL đang là điểm đến ưa thích của du khách trong nước và quốc tế. Tết này loại hình du lịch sinh thái sẽ là lựa chọn hàng đầu trong hành trình khám phá sông nước miệt vườn và trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc miền Tây sông nước. ...

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng từng bước nâng cao vị thế

Phát triển vượt bậc Ngành công nghiệp VLXD đã đạt được những bước tiến đáng kể về năng lực sản xuất trong những năm gần đây. Giai đoạn trước năm 2010 nhiều sản phẩm VLXD chủ yếu của Việt Nam như clanhke, gạch gốm ốp lát các loạt, sứ vệ sinh, kính xây dựng vẫn phải nhập khẩu để phục vụ xây dựng trong nước. Tuy nhiên, đến nay các DN sản xuất VLXD về cơ bản đã đáp ứng...

Tạo lực đẩy cho các loại vật liệu xây dựng mới

Nhiều ưu điểm Sự phát triển của xã hội hiện đại đã đặt ra nhiều yêu cầu mới về việc sử dụng các sản phẩm vật liệu xây dựng (VLXD) bao gồm vật liệu kết cấu, bao che, lợp, làm vách ngăn bên trong công trình và các loại vật liệu hoàn thiện để có thể theo kịp các ý tưởng của các kiến trúc sư và kỹ sư thiết kế công trình. Cho đến nay, cùng với sự phát...

Ước mong của một thế hệ

Năm 2025 là năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ điều máy bay ném bom tuần tra ở Biển Đông, Trung Quốc phản ứng

Không quân Philippines và Mỹ hôm nay 4.2 đã tổ chức tuần tra chung trên Biển Đông, khiến Trung Quốc tức giận, theo Reuters. ...

Tỏa sáng ngày xuân với vẻ đẹp dịu dàng của váy xòe

Váy xòe không chỉ là món đồ quen thuộc trong tủ đồ của phái đẹp mà còn là...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay ngày 2/2/2025: Giá vàng gần chạm mốc 90 triệu đồng/lượng, vàng miếng và vàng nhẫn xấp xỉ nhau

Giá vàng hôm nay ngày 2/2 vẫn duy trì mức giá ổn định, dao động trong khoảng 86 - 88 triệu đồng/lượng. ...

VN-Index “lấy may” đầu năm, giao dịch tích cực

VN-Index phục hồi tích cực; 4 nhóm ngành tiềm năng năm 2025; Lịch trả cổ tức; Diễn biến trái chiều chuỗi bán lẻ Thế giới Di động; Thị trường chứng khoán "lấy may" đầu năm Ất Tỵ. ...

Giá vàng hôm nay 4/2/2025: Thế giới chốt lời, SJC và nhẫn tăng không ngừng

Giá vàng hôm nay 4/2/2025 trên thị trường quốc tế tăng nhẹ do hoạt động chốt lời từ một số nhà đầu tư. Vàng nhẫn tăng kỷ lục 1,5 triệu đồng mỗi lượng, lên 89,5 triệu đồng khi chốt phiên hôm qua trong khi vàng miếng SJC tiến sát 90 triệu đồng/lượng. Giá vàng trên sàn Kitco lúc 20h00 (ngày 3/2, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.809,3 USD/ounce, tăng 0,38% so với đầu phiên. Giá vàng tương...

Dự báo giá cà phê ngày mai 4/2/2025 khả năng sẽ giảm

Dự báo giá cà phê ngày mai 4/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 4/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 3/2/2025 giá cà phê Robusta vẫn duy trì mức ổn định so với ngày hôm qua, đang dao động từ 5523 – 5718 USD/tấn....

Giá xăng dầu hôm nay 04/02/2025: Chạm đáy 1 tháng

Giá xăng dầu hôm nay 04/02/2025 Giá dầu đóng cửa ở mức thấp nhất trong 1 tháng khi Hoa Kỳ tạm dừng thuế quan đối với Mexico Giá xăng dầu hôm nay ngày 04/02/2025 Ghi nhận trên Oilprice lúc 4h30 ngày 04/02/2025 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 72,43 USD/thùng, giảm 0,18% (tương đương giảm 0,13 USD/thùng). Giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng...

Cùng chuyên mục

Dự báo giá tiêu ngày mai 5/2/2025, trong nước tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 5/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 5/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 5/2/2025 giá tiếp đà tăng nhẹ và neo ở mức cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 4/1/2025 như sau, thị trường...

Người dân TPHCM mạnh tay sắm Tết hơn năm trước

So với năm trước, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm nay, người dân TPHCM đã mạnh tay chi tiêu cho mua sắm hơn. Cục thống kê TPHCM vừa công bố số liệu về tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2025. Đây cũng là giai đoạn cao điểm mua sắm, chuẩn bị Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của người dân trên địa bàn thành phố.  Theo đó, tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hoá và...

Nhịn đói, xếp hàng nửa ngày mua vàng vía Thần Tài sớm

Dù chưa đến ngày vía thần Tài (mùng 10/1 âm lịch), nhiều người đã nhịn đói, xếp hàng ở các cửa hàng kinh doanh vàng tại Hà Nội để mua vàng vía Thần Tài sớm. Sáng 4/2, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh khi chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng âm lịch). Theo cập nhật lúc 11h, giá vàng miếng và vàng nhẫn tại một...

Dự báo giá cà phê trong nước ngày mai 5/2/2025 giảm tiếp

Dự báo giá cà phê ngày mai 5/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 5/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 4/2/2025 giá cà phê Robusta đã “lao dốc” so với ngày hôm qua, mức giảm từ 159 – 184 USD/tấn, dao động từ 5364...

Rạng danh nghề yến Khánh Hòa

Không chỉ mang đến cho đời một sản vật quý giá, nghề yến còn góp phần làm nên danh tiếng “rừng trầm - biển yến” trong dọc dài hành trình lịch sử xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa. Tự hào nghề truyền thống Mỗi lần có dịp gặp những người dân gắn bó với nghề yến ở phường Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường (TP. Nha Trang), những câu ca “Nội, ngoại chập chùng biển sóng/Yến về từ khắp tây đông/Rút ruột,...

Mới nhất

Chợ Viềng nhộn nhịp trước giờ khai hội

TPO - Chiều 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng), rất đông người dân và du khách thập phương đã đổ về chợ Viềng (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) để "mua may, bán rủi", đi lễ cầu tài lộc, bình an trong năm mới. 04/02/2025 | 20:24 ...

ĐH Quốc gia Hà Nội ra tài liệu hướng dẫn thí sinh thi đánh giá năng lực năm 2025

Trung tâm Khảo thí và Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội vừa ra mắt cuốn sách Hướng dẫn thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025. Đây là tài liệu chính thức đầu tiên do Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội biên soạn nhằm hỗ trợ học sinh trong tự...

Hà Nội xin đảm nhận việc thực hiện đầu tư cầu Ngọc Hồi trị giá 11.770 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn 2 đầu cầu có chiều dài 7,5 km nằm trên đường vành đai 3,5 TP. Hà Nội khi hoàn thành sẽ giúp gia tăng mối liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên. Hà Nội xin đảm nhận việc thực hiện đầu tư cầu Ngọc...

Ca nhiễm cúm nặng tại Nhật Bản tăng vọt, thiệt hại có thể tới hàng ngàn tỉ yen

Dịch cúm bùng phát tại Nhật Bản với hơn 9,5 triệu ca, nhiều bệnh viện quá tải trong khi thuốc điều trị khan hiếm, khiến hệ thống y tế đối mặt với áp lực nghiêm trọng. ...

Mới nhất