Trang chủProductNâng tầm sản phẩm vùng đồng bào DTTS xứ Nghệ

Nâng tầm sản phẩm vùng đồng bào DTTS xứ Nghệ

Hàng trăm sản phẩm gắn mác OCOP 3 sao, 4 sao đang tô điểm thêm cho bức tranh kinh tế nông nghiệp ở vùng miền núi Nghệ An thêm nhiều mảng sáng tiềm năng. Kết quả này có vai trò trợ lực quan trọng từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng tâm nông sản vùng đồng bào DTTS&MN xứ Nghệ.

Nâng tầm sản phẩm vùng đồng bào DTTS xứ Nghệ

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan bày tỏ ấn tượng với những sản phẩm OCOP được gắn sao của Nghệ An

Những sản phẩm tiềm năng

Công ty cổ phần dược liệu Pù Mát hiện đang sở hữu 7 sản phẩm OCOP 4 sao và 6 sản phẩm OCOP 3 sao. Các sản phẩm của Công ty như trà túi lọc, trà hòa tan, viên hoàn, cao… từ 100% dược liệu thiên nhiên, sản xuất trên dây chuyền hiện đại. Đây là những sản phẩm tiềm năng ở vùng Trà Lân (huyện Con Cuông), đang dần chinh phục thị trường khó tính trong và ngoài nước.

Anh Phan Xuân Diện, Giám đốc Công ty cổ phần dược liệu Pù Mát chia sẻ: Ngoài vùng nguyên liệu hơn 4ha do Công ty tự trồng, anh đã liên kết bao tiêu sản phẩm với hàng chục hộ người DTTS tại các xã Cam Lâm, Lục Dạ, Thạch Ngàn, Lạng Khê trồng hơn 4ha cây dược liệu làm nguyên liệu chế biến. Hiện, 6 công nhân kỹ thuật phụ trách tại nhà xưởng đều có trình độ đại học và là con em đồng bào DTTS, thu nhập trung bình 6 triệu đồng/tháng. Công ty còn tạo việc làm ổn định thường xuyên cho 15 – 20 lao động cũng là người DTTS với mức thu nhập 160.000 đồng/ngày.

Cũng mô hình kinh tế tiềm năng ở vùng miền núi Nghệ An, Hợp tác xã làng nghề dệt thổ cẩm Hoa Tiến, Châu Tiến (Quỳ Châu) đang có hàng chục sản phẩm thủ công từ thổ cẩm và đã có 2 sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao. Cái nôi của thổ cẩm vùng Tây Bắc xứ Nghệ có lịch sử từ hàng trăm năm, hiện vẫn còn lưu giữ nhiều nét đặc trưng trong từng sản phẩm thổ cẩm.

Ngoài thị trường trong nước, thổ cẩm Hoa Tiến đã vượt núi, vượt rừng để đến với nhiều nước trên thế giới. Bà Sầm Thị Bích, người đại diện của Hợp tác xã làng nghề dệt thổ cẩm Hoa Tiến cho biết: Đã có hàng chục hộ dân, với hàng chục lao động có việc làm, có thu nhập từ bán sản phẩm thổ cẩm. Chúng tôi rất vui, là sản phẩm đã được xuất khẩu sang các nước trên thế giới, mở ra triển vọng cho bà con theo nghề truyền thống.

Tính đến hết tháng 11/2024, tại 11 huyện miền núi Nghệ An, đang có 233 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 224 sản phẩm 3 sao và 9 sản phẩm 4 sao; và trong số này đã có 3 sản phẩm xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới.

Nâng tầm sản phẩm vùng đồng bào DTTS xứ Nghệ

Giám đốc Phan Xuân Diện (thứ nhất bên trái) giới thiệu về cây dược liệu với chuyên gia nước ngoài

Bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An trao đổi: Thực tế, vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An trải dài trên địa giới 11 huyện, thị, rất giàu tiềm năng và thế mạnh về khí hậu đất đai, con người… trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp. Bằng chứng là, đã có hàng trăm sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao, 4 sao, có sản phẩm đã xuất khẩu. UBND tỉnh luôn khuyến khích, động viên, có cơ chế hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp nâng tầm sản phẩm của mình theo hướng chuyên sâu, hiện đại, đa dạng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

“Bệ đỡ” từ Chương trình MTQG 1719

Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) triển khai ở Nghệ An và đã thiết kế Nội dung 1, Tiểu dự án 2, Dự án 3 để hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Đây là nguồn trợ lực quan trọng để Nghệ An nâng tầm nông sản vùng đồng bào DTTS&MN vốn giàu tiềm năng và thế mạnh. Theo đó, đến nay đã có 156 hộ DTTS tham gia dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, 74 dự án/kế hoạch phát triển sản xuất cộng đồng, 2.482 hộ tham gia dự án phát triển sản xuất cộng đồng…

Trong số hàng trăm sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An, nhiều sản phẩm đang được sản xuất theo chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng. Tức là, các sản phẩm được hộ dân, nhóm hộ, hợp tác xã, công ty sản xuất sản phẩm, qua chế biến, rồi phân phối ra thị trường. Cũng có dòng sản phẩm, được hộ dân, nhóm hộ, hợp tác xã, công ty thu mua lại, rồi đưa đến tay người tiêu dùng, sau khi đã qua công đoạn chế biến.

Nâng tầm sản phẩm vùng đồng bào DTTS xứ Nghệ

Giới thiệu sản phẩm thổ cẩm Hoa Tiến, huyện Quỳ Châu đến du khách nước ngoài

Có thêm nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719, người dân vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An như càng thêm dư địa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán theo chuỗi giá trị.

Nhìn nhận từ 2 sản phẩm OCOP đã nêu ở phần 1, của Hợp tác xã làng nghề dệt thổ cẩm Hoa Tiến và Công ty cổ phần dược liệu Pù Mát được sản xuất theo chuỗi giá trị. Nguyên liệu thô từ dược liệu, từ sợi vải, sợi bông được chế biến qua các dây chuyền sản xuất, cho ra các sản phẩm, rồi phân phối thị trường. Như vậy, sản phẩm đã được nâng chất về chất và lượng, góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các hộ dân tham gia theo chuỗi.

Dẫu có tiềm năng, thế mạnh và thêm trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, nhưng việc nâng tầm nông sản vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An vẫn đang gặp không ít khó khăn, thách thức. Theo bà Võ Thị Nhung – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nghệ An, việc ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế do các sản phẩm OCOP chủ yếu là các sản phẩm sơ chế hoặc chế biến đơn giản, giá trị gia tăng thấp.

Bên cạnh đó, quy trình và công nghệ chế biến còn đơn giản, thậm chí còn lạc hậu và chưa đảm bảo đầy đủ các qui định, yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Vấn đề sở hữu trí tuệ chưa được các chủ thể quan tâm đúng mức, nhiều chủ thể chưa hiểu rõ và chưa chủ động đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu, bảo hộ mẫu mã, bao bì, kiểu dáng công nghiệp.

Sản phẩm OCOP đa phần là nhóm sản phẩm có quy mô nhỏ, đa dạng về chủng loại, có tính chuyên biệt cao nên khả năng mở rộng quy mô hạn chế, khó đáp ứng được các đơn hàng lớn và liên tục. Doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nhỏ; nhiều chủ thể ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, đồng bào DTTS, năng lực sản xuất và khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế.

Để nâng tầm sản phẩm vùng miền núi, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người dân, bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An, nhấn mạnh: Phải khắc phục được những hạn chế, thiếu sót ở trên… gắn với việc tăng cường kêu gọi hợp tác, hỗ trợ từ nguồn lực bên ngoài trong việc chuyển đổi từ các kênh tiêu thụ truyền thống sang các kênh bán hàng hiện đại.

Ngoài việc cải thiện quy trình và công nghệ chế biến, xúc tiến thương mại hiện đại; thúc đẩy chuyển đổi số… cần tập trung, phát huy các yếu tố về văn hóa, cộng đồng gắn với đặc trưng của sản phẩm OCOP để tạo ra giá trị thu nhập tăng thêm trên từng sản phẩm. Hiện nay, Nghệ An đang nỗ lực xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP.

 

Nguồn: https://baodantoc.vn/nang-tam-san-pham-vung-dong-bao-dtts-xu-nghe-1733141194779.htm

Cùng chủ đề

Khối gỗ ‘khủng’ lao từ ô tô xuống đường, cô gái vứt xe máy chạy thoát thân

Một cô gái ở Nghệ An phải vứt lại xe máy, chạy thoát thân khi khối gỗ nặng cả tấn từ trên ô tô bất ngờ rơi xuống đường. XEM CLIP: Sự việc xảy ra vào khoảng 12h trưa ngày 29/3, tại đoạn đường liên xã qua khu vực xã Xuân Tháp, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Theo camera an ninh nhà dân ven đường ghi lại, thời điểm trên trời mưa, đường trơn, ướt và có nhiều người dân lưu...

Điều tra vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh phải nhập viện

Một nữ sinh lớp 11 ở Nghệ An bị nhóm bạn đánh phải nhập viện điều trị. ...

Xác minh vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng nhập viện

Một nữ sinh lớp 11 tại thành phố Vinh, Nghệ An bị 'đàn chị' cùng trường hẹn ra ngoài nói chuyện, rồi đánh hội đồng phải nhập viện điều trị. Chiều tối 27-3, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ...

Nghệ An thành lập 5 tổ rà soát, nghiên cứu sắp xếp đơn vị hành chính

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa ký quyết định thành lập 5 tổ công tác để rà soát, nghiên cứu, định hướng việc sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Theo đó, mỗi tổ sẽ do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ làm tổ phó và các thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Quảng Ngãi tăng cường nuôi trồng thủy sản đảm bảo kế hoạch tăng trưởng

Để bảo đảm kế hoạch tăng trưởng nuôi trồng thủy sản, phát triển sản xuất ổn định, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các sở, ngành chức năng và địa phương tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan hướng dẫn tiếp tục xuống giống thủy sản tại những vùng chủ động...

Sản phẩm OCOP của Bình Dương tăng về lượng, vượt về chất

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay tỉnh Bình Dương đã có 219 sản phẩm OCOP, bao gồm 10 sản phẩm 4 sao và 209 sản phẩm 3 sao của 99 chủ thể. Sự phát triển nhanh sản phẩm OCOP đã góp phần lan tỏa các mô hình sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, giúp người dân nông thôn khấm khá hơn. Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn...

Giải thưởng Make in Vietnam tôn vinh các sản phẩm xuất sắc về AI, Bigdata, IoT, bán dẫn

Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" năm 2024 bổ sung thêm hạng mục "Sản phẩm công nghệ số mới xuất sắc" để tôn vinh các sản phẩm xuất sắc ứng dụng công nghệ AI, Bigdata, IoT, Bán dẫn. Lễ trao giải được tổ chức vào tháng 12/2024. Thông tin được đưa ra tại buổi họp báo công bố, phát động Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2024 do Bộ...

Nền tảng số ‘Make in Vietnam’ và những đóng góp cho chuyển đổi số quốc gia

Các nền tảng số “Make in Vietnam” ứng dụng trong cơ quan nhà nước và trong đời sống dân sinh đã, đang và sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Theo Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, phát triển các nền tảng số được xem là giải pháp đột phá để thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số. Với quan điểm không để toàn bộ dữ...

SCTV được vinh danh “Thương hiệu quốc gia” năm 2024

(Dân trí) - Tại lễ công bố sản phẩm đạt "Thương hiệu quốc gia Việt Nam" lần thứ 9 năm 2024, SCTV lần thứ 3 liên tiếp đạt danh hiệu này. SCTV lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh "Thương hiệu quốc gia".  "Thương hiệu quốc gia Việt Nam" là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Việc tham...

Cùng chuyên mục

15:46:58

Tranh nghệ thuật xuyên sáng

Tranh nghệ thuật xuyên sáng là một loại hình nghệ thuật mới lạ, độc đáo, sử dụng ánh sáng để làm nổi bật vẻ đẹp của hội hoạ truyền thống. Mặt trước tranh dùng màu đen đơn sắc thể hiện các đường nét chủ thể, mặt sau sử dụng màu sắc. Khi ánh sáng bật lên sẽ hoà quyện hai mặt tranh với nhau tạo nên bức tranh hoàn hảo, đem lại hiệu ứng thị giác ấn tượng. hanoionline.vn Nguồn:https://hanoionline.vn/video/tranh-nghe-thuat-xuyen-sang-made-in-hanoi-17-01-2025-297017.htm?gidzl=NtG5SMlqp1DPRmD-QktF4Lvk1NXmkPyRGMy4St7kcqf0RrqY8RcQ6a8yLNCWxPzB4pq48pK0jVvQRVJC4W

Đồng hành cùng thanh niên phát triển sản phẩm OCOP

Thời gian qua, Tỉnh đoàn và các cấp bộ đoàn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên phát triển sản phẩm OCOP, từ tập huấn kỹ năng đến kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Thanh niên khởi nghiệp Từ vùng đất Quế Thuận (Quế Sơn), câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai trẻ Đinh Đức Phú (SN 1996) với các sản phẩm từ nhung hươu trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thanh niên địa...

OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ Tết

Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) của Quảng Ninh đã khẳng định vị thế, mở ra nhiều cơ hội cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao giá trị nông sản. Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh trở thành thương hiệu được nhiều người tin dùng. Chuẩn bị Tết Nguyên đán 2025, sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã sẵn sàng đưa đến người dân.

Xứ Thanh – Nơi hội tụ sản phẩm tinh hoa (Bài 2): Sản phẩm OCOP khẳng định thương hiệu, vươn tầm quốc tế

 Xứ Thanh vốn là mảnh đất có nhiều sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu gắn với văn hóa, truyền thống của đồng bào các dân tộc. Những sản phẩm đó không chỉ chứa đựng tinh hoa văn hóa mà còn góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Thông qua “làn gió” của Chương trình OCOP, những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng ấy đã được nâng cao giá trị, dần khẳng định...

Sự gia tăng của các sản phẩm thân thiện với môi trường

Peel Saver - bao bì khoai tây chiên sinh thái Với sự gia tăng của chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức , các sản phẩm và bao bì thân thiện với môi trường đang ngày càng trở nên phổ biến. Một phần ba người tiêu dùng Vương quốc Anh cho rằng họ có mối quan tâm về nguồn gốc của sản phẩm, cách chúng được tạo ra và tác động của chúng đến môi trường như thế nào và thế hệ thiên niên...

Mới nhất

VOSCO nhận bàn giao tàu hàng rời VOSCO SUNLIGHT

25/04/25 4:53 PM Ngày 23/4/2025, tại Singapore, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã chính thức tiếp nhận tàu hàng rời Vosco Sunlight (tên cũ là Teleri-M). Đây tiếp tục là một bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng đội tàu và nâng cao năng lực vận tải của VOSCO trong năm 2025. Vosco Sunlight là...

VIGLACERA ĐẠT ĐÁNH GIÁ SMETA 4 VÀO NGÀY 31/03/2025 – Tổng công ty Viglacera

Viglacera, thương hiệu hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, tự hào thông báo hiện nhiều nhà máy trong chuỗi sản xuất của mình đã hoàn thành thành công đánh giá SMETA 4 – tiêu chuẩn kiểm toán đạo đức thương mại uy tín toàn cầu do Sedex thiết lập. Đây là một cột...

VNR 500 vinh danh Viglacera thuộc Top 10 doanh nghiệp Bất động sản công nghiệp uy tín & Vật liệu xây dựng uy tín...

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2025 - Tổng công ty Viglacera - CTCP (Viglacera) vừa được Tổ chức VNR500 vinh danh đồng thời ở hai hạng mục uy tín hàng đầu: Top 10 Công ty Bất động sản Công nghiệp và Top 10 Doanh nghiệp Vật liệu Xây dựng. Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động...

Các đơn vị dầu khí khu vực TP HCM:  Lan tỏa nghĩa cử hiến máu tình nguyện

Sáng 24/4, tại tòa nhà Petrovietnam Tower (Quận 1, TP HCM), không khí trở nên rộn ràng và ấm áp hơn bao giờ hết, khi đông đảo CBCNV và đoàn...

ĐHĐCĐ 2025 NOVALAND: NỖ LỰC PHỤC HỒI – NOVALAND ĐẶT MỤC TIÊU 2025 BÁM SÁT THỰC TẾ VÀ TẬP TRUNG THÁO GỠ PHÁP LÝ

Ngày 24/04/2025, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025 diễn ra tại NovaWorld Phan Thiet, Tập đoàn Novaland đã báo cáo tình hình hoạt động năm 2024, thông qua mục tiêu kinh doanh năm 2025 và chiến lược phát triển dài hạn đến năm 2030. Đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực, Tập...

Mới nhất