Trang chủKinh tếNông nghiệpNâng tầm sản phẩm làng nghề và hội nhập

Nâng tầm sản phẩm làng nghề và hội nhập


Làm tốt công tác bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch đưa sản phẩm làng nghề vươn xa 

Ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024 là một trong những hoạt động trọng tâm của chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn nhằm phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân; góp phần bảo vệ môi trường, tôn tạo, giữ gìn cảnh quan, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển kinh tế gắn với du lịch nông nghiệp để thực hiện mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. 

Festival nghề truyền thống Quảng Nam 2024: Nâng tầm sản phẩm làng nghề và hội nhập - Ảnh 1.

Nghệ nhân ở làng nghề đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam) đang đổ đồng vào khuôn tạo ra sản phẩm từ đồng. Ảnh: T.H

“Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024 là sự tái hiện một cách sinh động các giai đoạn phát triển mạnh mẽ nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam nói riêng và các tỉnh thành tiêu biểu được mời nói chung.

Qua đó giới thiệu, quảng bá văn hóa, lịch sử, thành tựu, tiềm năng, thế mạnh của vùng đất và con người Quảng Nam trên các lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội đến với du khách, nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh.

Bên cạnh đó, còn tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi tỉnh Quảng Nam và một số tỉnh thành có đóng góp cho việc gìn giữ, phát triển làng nghề Việt Nam. Các hoạt động gắn kết làng nghề giữa các vùng miền được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá đến du khách trong và ngoài nước những bản sắc văn hóa, làng nghề… gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của tỉnh. Hướng đến các giải pháp để bảo tồn, truyền nghề và phát triển nghề Quảng Nam trong thời gian đến.

Tạo cơ hội quảng bá, thúc đẩy cho các sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tăng cường kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu”, ông Hồ Quang Bửu chia sẻ.

Festival nghề truyền thống Quảng Nam 2024: Nâng tầm sản phẩm làng nghề và hội nhập - Ảnh 2.
Festival nghề truyền thống Quảng Nam 2024: Nâng tầm sản phẩm làng nghề và hội nhập - Ảnh 3.

Nghề hến Tân Phú, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã được công nhận là nghề truyền thống. Ảnh: T.H

Ông Phạm Viết Tích – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết: “Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống.

Ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có lịch sử hình thành, phát triển từ lâu đời, là khu vực sản xuất có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân lao động nông thôn, đặc biệt là lao động ở độ tuổi trung niên, lớn tuổi, lao động nữ…; đồng thời góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, đặc sắc của mỗi miền quê, hồn quê, tạo cơ hội giao lưu văn hóa thông qua du lịch”.

Đầu tư hàng tỷ đồng để hỗ trợ làng nghề phát triển

Theo ông Phạm Viết Tích, tính đến nay, toàn tỉnh Quảng Nam có tổng cộng 10 nghề truyền thống, 30 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận.

Trong số các làng nghề được công nhận, có 11 làng nghề thuộc nhóm ngành chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, 4 làng nghề thuộc nhóm ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; 15 làng nghề thuộc nhóm ngành sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ.Các nghề, làng nghề được công nhận phân bố không đều giữa các địa phương, phần lớn tập trung ở các huyện đồng bằng và 2 huyện miền núi.

Festival nghề truyền thống Quảng Nam 2024: Nâng tầm sản phẩm làng nghề và hội nhập - Ảnh 4.
Festival nghề truyền thống Quảng Nam 2024: Nâng tầm sản phẩm làng nghề và hội nhập - Ảnh 5.

Nhiều làng nghề truyền thống ở Quảng Nam đã tạo ra rất nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú mang đậm bản sắc và tạo nên thương hiệu của các làng nghề. Ảnh: T.H – CTV

Trong tổng số 30 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận, có 16 làng nghề hoạt động duy trì ở mức độ ổn định, chủ yếu tập trung ở những làng nghề như mộc mỹ nghệ, chổi đót, làm hương, chế biến nước mắm, chế biến hải sản…; có 14 làng nghề hoạt động sản xuất cầm chừng, không duy trì thường xuyên, một số làng nghề khả năng mai một là rất lớn, chủ yếu tập trung ở những làng nghề như, mây tre đan, đan lát, nón lá, dệt chiếu, dệt vải, dệt thổ cẩm. Một số làng nghề duy trì ổn định và có sự phát triển nhờ gắn kết với phát triển du lịch như, làng nghề mộc Kim Bồng, làng nghề gốm Thanh Hà (Hội An).

Thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Nam.

Festival nghề truyền thống Quảng Nam 2024: Nâng tầm sản phẩm làng nghề và hội nhập - Ảnh 6.

Du khách tham quan tại làng nghề gốm ở Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: T.H

“Trong những năm qua, các sở, ngành đã tham mưu HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành một số cơ chế chính sách của ngành quản lý có nội dung liên quan đến hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn, như năm 2024 UBND tỉnh đã phân bổ 5,066 tỷ đồng để các địa phương thực hiện cơ chế theo Nghị quyết số 38/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2025”, ông Tích cho biết. 

Festival nghề truyền thống Quảng Nam 2024: Nâng tầm sản phẩm làng nghề và hội nhập - Ảnh 7.
Festival nghề truyền thống Quảng Nam 2024: Nâng tầm sản phẩm làng nghề và hội nhập - Ảnh 8.

Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 28/8 đến hết ngày 31/8. Bên cạnh đó, Festival Nghề truyền thống còn tôn vinh các nghệ nhân tỉnh Quảng Nam và một số tỉnh thành có đóng góp cho việc gìn giữ, phát triển làng nghề Việt Nam. Ảnh: T.H

Cũng theo ông Phạm Viết Tích, phát triển làng nghề gắn với sản phẩm OCOP. Đối với chương trình OCOP cũng ưu tiên phát triển những sản phẩm làng nghề, ngành nghề nông thôn mang những giá trị truyền thống, văn hóa của địa phương.

Tập trung phát triển sản phẩm theo hướng liên kết chuỗi; hợp tác, liên kết từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm để gia tăng giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường, hướng đến xuất khẩu.

Các sản phẩm từ địa phương được đánh giá cao và ngày càng được đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cũng như hỗ trợ chủ thể tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, các sản phẩm nổi bật như: Sâm Ngọc Linh, Quế Trà My, Tiêu Tiên Phước, Yến Sào, đèn lồng Hội An, bánh tráng Đại Lộc, trà gừng Cù Lao Chàm, gạo tím than Lò gạch cũ, gà tre Đèo Le,… và rất nhiều sản phẩm OCOP được hình thành và phát triển từ các sản phẩm làng nghề, ngành nghề nông thôn gắn với các điểm du lịch Cộng đồng, mang giá trị độc đáo cho mỗi địa phương của tỉnh.

Phát triển một số sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống công nhận là sản phẩm OCOP từ 3 đến 4 sao. Các sản phẩm OCOP từ làng nghề như, gốm Thanh Hà, làng nghề làm mắm Cửa Khe huyện Thăng Bình, nghề dệt lụa Mã Châu huyện Duy Xuyên, thủ công mỹ nghệ thị xã Điện Bàn, nghề làm quế huyện Bắc Trà My, dệt Thổ Cẩm, mây tre đan… được khôi phục và phát triển giúp tăng thu nhập cho người dân, rút ngắn khoảng cách về thu nhập cho người nghèo ở nông thôn. 

Festival nghề truyền thống Quảng Nam 2024: Nâng tầm sản phẩm làng nghề và hội nhập - Ảnh 9.
Festival nghề truyền thống Quảng Nam 2024: Nâng tầm sản phẩm làng nghề và hội nhập - Ảnh 10.

Du khách thích thú với các sản phẩm từ gốm tại làng nghề gốm Thanh Hà ở Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: T.H

Ngoài ra, phát triển du lịch làng nghề góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống một cách bền vững bởi lẽ nó không chỉ giúp mở rộng thị trường, mở ra nhiều cơ hội thuận lợi để thúc đẩy việc phát triển sản xuất các sản phẩm làng nghề truyền thống mà quan trọng hơn nó còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong mỗi làng nghề.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều mô hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm nghề truyền thống như các tour trải nghiệm đan lát, kỹ thuật mộc, đúc đồng, dệt thổ cẩm, trải nghiệm nghề làm gốm…

Những mô hình du lịch này không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập của người dân làng nghề thông qua việc đưa khách du lịch trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ, tăng sức tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề mà còn giúp quảng bá sản phẩm, giá trị của làng nghề, từ đó, bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa của làng nghề.

Festival nghề truyền thống Quảng Nam 2024: Nâng tầm sản phẩm làng nghề và hội nhập - Ảnh 11.
Festival nghề truyền thống Quảng Nam 2024: Nâng tầm sản phẩm làng nghề và hội nhập - Ảnh 12.

Bằng những cục đất sét, nhưng qua tay các nghệ nhân, người dân đã tạo ra được những sản phẩm bắt mắt, hút khách ở làng gốm Thanh Hà, Hội An. Ảnh: T.H

“Có thể khẳng định rằng, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề tỉnh Quảng Nam gắn với phát triển kinh tế du lịch để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, vùng, miền, địa phương là xu thế tất yếu đã và đang phát huy hiệu quả tích cực.

Bên cạnh đó, còn khơi dậy tiềm năng, lợi thế, giá trị truyền thống mang dấu ấn, thương hiệu của địa phương và quốc gia thông qua phát triển sản phẩm của các làng nghề, đặc biệt là các sản phẩm của làng nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ tinh xảo gắn với việc phong tặng, tôn vinh và phát triển đội ngũ các nghệ nhân, thợ giỏi, lành nghề và người lao động ở các địa phương, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Các làng nghề ngoài việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, còn giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn gìn giữ không gian, cảnh quan làng nghề, nét đẹp văn hóa truyền thống và có tiềm năng lớn phát triển du lịch”, ông Phạm Viết Tích chia sẻ.





Nguồn: https://danviet.vn/festival-nghe-truyen-thong-quang-nam-2024-nang-tam-san-pham-lang-nghe-va-hoi-nhap-20240816141901428.htm

Cùng chủ đề

Bình Định: Làng nghề truyền thống tất bật vào vụ Tết

Thị xã An Nhơn (Bình Định) được mệnh danh là “vùng đất trăm nghề”, với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Làng nghề bánh, bún; làng nghề rượu Bàu Đá; làng nghề gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu… Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, cũng là lúc không khí ở các làng nghề trở nên tấp nập, rộn ràng hơn.Đồng hành với chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB trong các hoạt động chi...

Về làng nghề ‘biến’ đất sét thành những con vật ‘biết nói’ ngày giáp Tết

TPO - Làng nghề truyền thống làm heo đất có tuổi đời hơn nửa thế kỷ ở Bình Dương rộn ràng hơn trong những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025 với những nghệ nhân cặm cụi tô điểm, thổi hồn vào những khối đất sét... 07/01/2025 | 06:17 ...

Về làng rượu Kim Long trong “tứ đại danh tửu” những ngày cận Tết

Những ngày gần cuối năm, làng nấu rượu bằng nồi đồng hơn 200 năm nổi tiếng ở Quảng Trị tất bật đỏ lửa để kịp các đơn đặt hàng cho dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

“Ứng Hòa – Miền di sản ngoại đô”: Phát huy thế mạnh độc đáo vùng ngoại đô Hà Nội

(Tổ Quốc) - Tối 27/12, tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Chương trình quảng bá du lịch Hà Nội: "Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô". ...

Bình Dương xây dựng các tour du lịch tham quan làng nghề

Bình Dương tiếp tục xây dựng các tour du lịch tham quan làng nghề kết hợp với các tuyến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nhằm phát triển du lịch gắn với bảo tồn. Phiên chất vấn kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X vào sáng 10/12 có nội dung liên quan đến lĩnh vực du lịch. Tại đây, ông Nguyễn Thanh Quang (Tổ đại biểu TP. Thuận An) cho biết, UBND tỉnh đã ban...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn tắc kéo dài khiến nhiều người phải kiên nhẫn chờ đợi, thậm chí phải tìm con đường khác để về...

Năm 2029, chính thức vận hành thị trường carbon tại Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội được giao cung ứng dịch...

Hôm nay, 24/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Theo đó, năm 2029 sẽ chính thức vận hành thị trường carbon...

Vui mừng nghe tin sẽ nhận “quà đầu xuân”

Ngày cuối cùng của năm, rất đông giáo viên Hà Nội vui mừng nghe tin sẽ được nhận tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025 và động viên nhau chờ đợi nhận "quà đầu xuân". ...

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. ...

Liều trồng quýt đường ở vùng núi rừng Kon Tum, tưởng là “rồ dại”, ngờ đâu trúng lớn

Anh Trần Văn Thời (47 tuổi, thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng mì sang trồng quýt đường cùng một số loại cây ăn trái khác trên vùng đất dốc đồi núi. ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Dòng nước cuồn cuộn, đường nông thôn bị ngập nặng, giao thông chia cắt vì mưa lớn tại Bình Định

Tại nhiều địa phương ở phía Bắc tỉnh Bình Định xuất hiện tình trạng ngập cục bộ, giao thông bị chia cắt do mưa lớn kéo dài. ...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

Cùng chuyên mục

Năm 2029, chính thức vận hành thị trường carbon tại Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội được giao cung ứng dịch...

Hôm nay, 24/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Theo đó, năm 2029 sẽ chính thức vận hành thị trường carbon...

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. ...

Liều trồng quýt đường ở vùng núi rừng Kon Tum, tưởng là “rồ dại”, ngờ đâu trúng lớn

Anh Trần Văn Thời (47 tuổi, thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng mì sang trồng quýt đường cùng một số loại cây ăn trái khác trên vùng đất dốc đồi núi. ...

Trồng sầu riêng xuất khẩu kiểu gì mà một HTX ở Tây Ninh doanh thu 132 tỷ/năm, nhà nào cũng giàu?

HTX cây ăn trái Bàu Đồn ở ấp 7, xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, Tây Ninh được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xét chọn, biểu dương là HTX tiêu biểu toàn quốc. Đặc biệt trong số 63 HTX tiêu biểu...

Nhất chi mai vượt hơn 1.600km từ Lào Cai vô Đắk Lắk, lập tức “cháy hàng” chỉ vài ngày mở bán

Từ vùng đất lạnh Sa Pa (Lào Cai), loài hoa tết mang tên nhất chi mai đã vượt hàng ngàn cây số để góp mặt tại Chợ hoa Xuân Ất tỵ 2025, TP Buôn Ma Thuột. Hoa nhất chi mai lạ mắt đã “cháy hàng” tại Đắk Lắk. ...

Mới nhất

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt...

Ô tô cháy đỏ rực khi đỗ bên đường ở Lâm Đồng

Chiếc xe đang đỗ bên đường ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) bất ngờ bốc cháy. Lửa bùng dữ dội khiến cả khu phố náo loạn. Tối nay (24/1), một ô tô biển số Lâm Đồng đang đỗ tại ngã 3 Lê Hồng Phong trên quốc lộ 20, đoạn qua huyện Đức Trọng bất ngờ bốc cháy dữ dội....

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Mới nhất