Trang chủNewsThời sựnâng chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban...

nâng chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành

Kinhtedothi – Chiều 13/2, thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các đại biểu Quốc hội cho rằng, nhiều quy định mới trong dự thảo sẽ góp phần nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.

Tham vấn ý kiến các đối tượng tác động vô cùng quan trọng

Quan tâm đến việc bổ sung quy định về tham vấn chính sách các cơ quan, đối tượng chịu sự tác động, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình xây dựng dự án Luật, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) cho hay, đây là quy định rất cần thiết. Sự tham gia từ sớm của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội sẽ góp phần hoàn thiện dự thảo ngay từ khâu xây dựng hồ sơ, dự thảo của Chính phủ; thể hiện sự đồng hành, vào cuộc và trách nhiệm của Quốc hội từ sớm trong quá trình xây dựng Luật. Đặc biệt việc tham vấn ý kiến các đối tượng tác động là vô cùng quan trọng, đồng thời cũng vừa là hình thức tuyên truyền cho Nhân dân, các đối tượng chịu tác động trực tiếp về các quan điểm, chính sách mới sắp được ban hành.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) phát biểu thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) phát biểu thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn

Tán thành việc bỏ quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã, đại biểu cho rằng, hiện nay, mặc dù được trao quyền trong Luật nhưng hầu hết chính quyền cấp xã ban hành rất ít các văn bản quy phạm, nhiều địa phương chính quyền cấp xã không ban hành văn bản quy phạm.

Đồng tình với nhiều nội dung cuả dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị nên xem xét quy định về trình tự, xem xét thông qua dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội. Tại Điều 40 của dự thảo Luật quy định trình tự xem xét, thông qua dự thảo Luật, nghị quyết của Quốc hội về cơ bản là trong 1 kỳ họp.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, thực tế cho thấy những năm qua, nhiều dự án Luật mặc dù đã có quá trình xây dựng, lấy ý kiến góp ý rất kỹ lưỡng, nhưng khi trình Quốc hội cho ý kiến, xem xét vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau, tạo nên sức nóng trong nghị trường, thu hút rất nhiều sự quan tâm của cử tri.

Các đại biểu tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quochoi.vn
Các đại biểu tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quochoi.vn

Trong quá trình thảo luận, xem xét tại các kỳ họp Quốc hội, nhiều ý kiến phản biện có chất lượng được đưa ra, nhiều vấn đề lớn được gợi mở, từ đó tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện vào các dự thảo luật để các dự thảo khi được thông qua bảo đảm chất lượng và tính khả thi cao hơn. Thậm chí, có nhiều nội dung sau khi thảo luận tại Quốc hội, dự thảo mới được tiếp thu đã thay đổi rất nhiều, thậm chí nhiều nội dung khác hẳn với quan điểm của Chính phủ.

“Việc xem xét kỹ lưỡng các dự thảo Luật trong 2 hay nhiều kỳ họp, đó cũng là sự cẩn trọng cần thiết trong công tác xây dựng Luật. Đặc biệt là khi mục tiêu của chúng ta là xây dựng các luật mang tính ổn định và khả năng dự báo cao thì việc cho ý kiến và xem xét các dự thảo càng phải kỹ lưỡng hơn” – đại biểu nêu quan điểm.

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường để xem xét, thông qua các luật của Quốc hội là hai kỳ họp như hiện nay. Đối với một số trường hợp cần thiết, chúng ta đã có các quy định về việc xây dựng luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam) phát biểu thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam) phát biểu thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn

Bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay từ khi xây dựng chính sách

Quan tâm đến việc Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Luật, nghị quyết trong một kỳ họp, thay vì hai kỳ họp như trước đây, trừ một số trường hợp đặc biệt, đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam) cho rằng, đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật, phù hợp với yêu cầu cải cách lập pháp và hành chính và thực hiện nghiêm chủ trương của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong việc đổi mới tư duy trong công tác lập pháp của Quốc hội.

Theo đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải, quy trình lập pháp rút gọn (thông qua trong một kỳ họp) quy định tại dự thảo Luật nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường này sẽ tạo ra 4 thách thức và chúng ta phải có phương án xử lý hiệu quả những thách thức này.

Cụ thể, thách thức về chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm do rút ngắn thời gian thì phải xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội; tăng cường vai trò của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp và các cơ quan của Quốc hội trong việc thẩm tra nội dung dự thảo. Với thách thức thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến xã hội, cần bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay từ khi xây dựng chính sách; yêu cầu bắt buộc tổ chức hội thảo, lấy ý kiến rộng rãi trong ít nhất 60 ngày.

Về thách thức tạo áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp, cần tăng cường năng lực tài chính và nhân sự cho cơ quan soạn thảo và thẩm định, thẩm tra luật; xây dựng cơ chế hỗ trợ kỹ thuật như ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích dữ liệu pháp luật. Liên quan tới nguy cơ không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cần xây dựng cơ sở dữ liệu liên kết giữa các bộ luật để tránh mâu thuẫn, chồng chéo; Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chính trong việc rà soát dự thảo trước khi trình Quốc hội.

Đại biểu cũng đề xuất quy định rõ tiêu chí nào thì được áp dụng quy trình một kỳ họp; tăng cường trách nhiệm của cơ quan soạn thảo và thẩm định, trong đó Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chính trong việc rà soát, đánh giá tác động; ứng dụng công nghệ trong lập pháp, sử dụng dữ liệu lớn để phân tích, đối chiếu các dự án luật, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật; tăng cường giám sát sau ban hành, có cơ chế điều chỉnh kịp thời nếu phát hiện sai sót trong thực thi.

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) đề nghị bổ sung vào Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật các quy định về trách nhiệm, đánh giá tác động khi ban hành nghị định. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) đề nghị bổ sung vào Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật các quy định về trách nhiệm, đánh giá tác động khi ban hành nghị định. Ảnh: Quochoi.vn

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) đề nghị bổ sung vào Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật các quy định về trách nhiệm, đánh giá tác động khi ban hành nghị định. Đồng thời, đề nghị chú trọng khâu lấy ý kiến rộng rãi khi ban hành chính sách tại các nghị định có phạm vi rộng.

“Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo lập công cụ để hình thành nên một hệ thống có hiệu lực, hiệu quả và căn cứ vào các dự thảo hiện nay, tôi cho rằng có nhiều vấn đề cần cân nhắc thận trọng để hoàn thiện thêm, để làm sao khi chúng ta ban hành thì có một công cụ pháp lý hữu hiệu để xây dựng một hệ thống pháp luật phục vụ việc hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng” – đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai nêu quan điểm.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/db-quoc-hoi-nang-chat-luong-cac-van-ban-quy-pham-phap-luat-duoc-ban-hanh.html

Cùng chủ đề

Nhiều đại biểu băn khoăn, đề nghị không đặt tên “kỳ họp bất thường”

Góp ý tại nghị trường khi thảo luận về Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội chiều 12/2, nhiều đại biểu băn khoăn tên gọi "kỳ họp bất thường", đồng thời đề nghị thay đổi. ...

Đại biểu Quốc hội kiến nghị không gọi tên “kỳ họp bất thường”

(NLĐO)- Đại biểu Quốc hội kiến nghị gọi kỳ họp không thường lệ thay vì "kỳ họp bất thường" của Quốc hội ...

[Ảnh] Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

NDO - Sáng 12/2, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, cấp bách phục vụ yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, các vấn đề về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước và các vấn đề quan trọng khác. NDO - Sáng 12/2, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV khai...

Bổ sung quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đặc biệt

(NLĐO)- Việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ góp phần tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế ...

Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL:Bổ sung nội dung, trách nhiệm tổ chức thi hành luật

Kinhtedothi - Tại phiên làm việc sáng 12/2 của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình về Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tập trung 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá Về phạm vi điều chỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, Dự thảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam và Nhật Bản chung tay đối phó với tội phạm xuyên quốc gia

Kinhtedothi - Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng khẳng định sự hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng Nhật Bản để điều tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân. Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 13/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giải đáp câu hỏi từ báo chí về động thái của Việt Nam trước thông tin...

Hà Nội đảm bảo cung ứng, kiểm soát giá thuốc điều trị bệnh cúm

Đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốc Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir). Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở KCB, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, trung tâm y tế chủ động bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt thuốc điều trị cúm A, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh...

Việt Nam chủ động ứng phó trước diễn biến phức tạp của dịch cúm mùa

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm mùa, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố các biện pháp phòng chống tại cuộc họp báo thường kỳ chiều ngày 13/2. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Các cơ quan chức năng đang chủ động theo dõi tình hình dịch bệnh, đặc biệt là cúm mùa và các bệnh hô hấp, để kịp thời ứng phó với các chủng virus đột biến". Cụ thể,...

Điều gì xảy ra khi bạn uống nước thì là và nghệ tươi hàng ngày?

Tại sao nên kết hợp thì là và nghệ? Ủ hạt thì là với nghệ tươi hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, tiêu hóa và khả năng miễn dịch, đồng thời giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe tổng thể. Thì là và nghệ hỗ trợ giảm cân bằng cách tăng cường trao đổi chất và cải thiện tiêu hóa. Trong khi thì là giúp tăng cường đốt cháy chất béo và giảm đầy hơi, còn...

Việt Nam lên tiếng trước những động thái “nóng” của Mỹ

Kinhtedothi - Trước loạt chính sách "gây chấn động" từ Mỹ, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bảo vệ lợi ích song phương và thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước. Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra chiều ngày 13/2, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của các phóng viên liên quan đến những vấn đề đối ngoại...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...
00:02:13

Du lịch – Điện ảnh bắt tay cùng phát triển

Quảng bá du lịch thông qua điện ảnh là điều không mới trên thế giới. Sự kết hợp này thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực về lợi nhuận từ chiếu phim, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia, văn hóa của nhiều đất nước. Ở Việt Nam, đây còn là lĩnh vực khá mới mẻ, tiềm năng nhiều và việc khai thác vẫn đang ở những bước đầu tiên. Do đó, đòi hỏi cần sớm...

79 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Giữ vững lời thề lịch sử

Đội tiêu binh danh dự duyệt đội ngũ qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN) Bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện mạnh mẽ khát vọng của Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc và ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh...

50 năm ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam

Tối 10/6, tại Di tích Lịch sử Quốc gia Trụ sở Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ra mắt Trụ sở (6/6/1973-6/6/2023). Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Trị, các địa phương và hàng ngàn người dân...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2, miền Bắc sẽ có nhiều biến động, với mưa phùn và sương mù kéo dài do ảnh hưởng của áp...

Cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản chung tay đối phó với tội phạm xuyên quốc gia

Kinhtedothi - Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng khẳng định sự hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng Nhật Bản để điều tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân. Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 13/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giải đáp câu hỏi từ báo chí về động thái của Việt Nam trước thông tin...

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane nhấn mạnh quan hệ hai nước Việt Nam - Lào đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất. ...

Giá vé máy bay bao giờ giảm?

(NLĐO) - Nhận diện điểm nghẽn để tháo gỡ; Rộn rã ngày tòng quân; Từ TikToker triệu view đến trùm lừa đảo ngàn tỉ… là những bài viết đáng chú ý ...

Cải tiến phương thức bình chọn

(CLO) Ngày 13/2, báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) công bố Giải Cống hiến lần 19 năm 2025; đề cử chính thức trên cả 2 hệ thống giải là Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến. Cùng với đó, Ban tổ chức mở cổng...

Tác động của dự án đường sắt kết nối Việt Nam

(NLĐO)- Việt Nam đã có quy định đơn giản hóa quy trình thủ tục đầu tư theo hướng thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lâu dài ...

Mới nhất

Nhận lương 0 đồng cả năm, sếp Thế giới Di động sắp sở hữu khối tài sản gần 90 tỉ

(NLĐO)- Theo danh sách chương trình ESOP 2024, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT Thế giới Di động, được mua nhiều nhất với hơn...

Á hậu Kim Duyên ngày càng gợi cảm, tiết lộ cuộc sống kín tiếng

Á hậu Phạm Kim Duyên tái xuất với hình ảnh gợi cảm sau giảm cân. Cô tiết lộ cuộc sống kín tiếng, dành thời gian kinh doanh, thiện nguyện thay vì dấn thân showbiz. Phạm Kim Duyên sinh năm 1993, là Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu 2013. Đây cũng là cuộc thi Hà Anh đoạt á...

Giá vé máy bay bao giờ giảm?

(NLĐO) - Nhận diện điểm nghẽn để tháo gỡ; Rộn rã ngày tòng quân; Từ TikToker triệu view đến trùm lừa đảo ngàn tỉ… là những bài viết đáng chú ý ...

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane nhấn mạnh quan hệ hai nước Việt Nam - Lào đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất. ...

Xu hướng hẹn hò mới trong dịp Lễ tình nhân

Ứng dụng hẹn hò vừa cập nhật tính năng Khám phá, bổ sung các sở thích mới giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm nửa kia phù hợp hơn. Trong dịp...

Mới nhất