Trang chủNewsNhân quyềnNâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối...

Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Ngày 7/8, tại Hòa Bình, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ phối hợp với Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền năm 2024.

Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Toàn cảnh Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền năm 2024. (Ảnh: Xuân Sơn)

Ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại tỉnh Hòa Bình và Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền dự và đồng chủ trì Hội nghị.

Tham dự sự kiện còn có lãnh đạo, cán bộ 14 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ và lãnh đạo, phóng viên một số cơ quan báo chí Trung ương và tỉnh Hòa Bình.

Phát biểu khai mạc, ông Bùi Đức Hinh nhấn mạnh, thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động của các ban, sở, ngành và các địa phương trong công tác thông tin đối ngoại (TTĐN), đảm bảo phương châm “chủ động, đồng bộ, kịp thời, sáng tạo, hiệu quả”.

Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Ông Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại tỉnh Hòa Bình, phát biểu khai mạc. (Ảnh: Xuân Sơn)

Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh đã chủ động trong công tác tham mưu cho chính quyền các cấp triển khai chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông đối nội và đối ngoại, phủ xanh thông tin tích cực về thành tựu bảo đảm quyền con người.

Đặc biệt, Ban Chỉ đạo tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội; chủ động nắm tình hình, nâng cao cảnh giác, phát hiện âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền trên địa bàn tỉnh, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Tại sự kiện, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông Đinh Tiến Dũng trình bày chuyên đề “Hướng dẫn triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 15/4/2024 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ đến năm 2030 thực hiện Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị gắn với đặc thù các tỉnh khu vực”.

Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông Đinh Tiến Dũng trình bày tham luận. (Ảnh: Xuân Sơn)

Theo đó, có 5 nhóm nhiệm vụ chính về TTĐN gồm: công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin và triển khai thực hiện chương trình hành động; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách về TTĐN; đổi mới tư duy, nội dung, phương thức TTĐN; đẩy mạnh đấu tranh phản bác thông tin sai trái, tiêu cực ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia; và tăng cường nguồn lực, khuyến khích, động viên các nguồn lực xã hội cho công tác TTĐN.

Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại đề nghị tập trung nghiên cứu hướng tiếp cận, đổi mới cách làm TTĐN nhằm triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 15/4/2024, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Đối với các địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai Kết luận số 57-KL/TW, ông Đinh Tiến Dũng đề nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung để đảm bảo thống nhất với các nội dung nêu tại Nghị quyết số 47/NQ-CP.

Cũng tại Hội nghị, bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao thuyết trình về “Những nội dung cốt lõi, trọng tâm trong Kết luận số 71-KL/TW ngày 16/2/2024 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng”.

Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao Đặng Thị Phương Thảo nêu 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp lớn trong đường lối đối ngoại của Việt Nam. (Ảnh: Xuân Sơn)

Theo đó, các mục đích chính của Kết luận số 71-KL/TW gồm: cụ thể hóa thêm một bước quan trọng cho việc triển khai các chủ trương, đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng; hệ thống hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo, phương châm đối ngoại của Đảng trong gần 40 năm Đổi mới; đồng bộ hóa, gắn kết chiến lược đối ngoại với chiến lược bảo vệ Tổ quốc và các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn trong xử lý các vấn đề đối ngoại quan trọng của đất nước, cập nhật các diễn biến mới của tình hình; thống nhất nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị và các lực lượng làm đối ngoại.

Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao Đặng Thị Phương Thảo nêu 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp lớn trong đường lối đối ngoại của Việt Nam, với trọng tâm là thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia), nước lớn (Mỹ, Nga), nước Đông Nam Á, tiểu vùng Mekong và các đối tác quan trọng khác đi vào chiều sâu, thực chất, ổn định, bền vững. Đồng thời, Việt Nam cần đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, phát huy vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Trong khuôn khổ chuyên đề “Công tác nhân quyền thời gian qua và những định hướng trong thời gian tới”, ông Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an, Phó Chánh Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ nhấn mạnh các nội dung quan trọng về việc chủ động tuyên truyền, thông tin đối nội, đối ngoại về những kết quả, thành tựu Việt Nam đã đạt được về công tác quyền con người trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cũng tại Hội nghị, trình bày chuyên đề “Vấn đề nhân quyền tại các diễn đàn đa phương, quốc tế và ứng xử của Việt Nam”, ông Nguyễn Vũ Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao cho hay, hiện nay ở cấp độ toàn cầu có 9 điều ước quốc tế chủ chốt về quyền con người. Trong bối cảnh đó, Việt Nam chủ động tham gia tất cả các diễn đàn Liên hợp quốc (LHQ) về quyền con người, đặc biệt là tích cực tham gia Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 với 8 lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, Việt Nam có nhiều đóng góp thực chất với các sáng kiến cụ thể, nổi bật là khởi xướng Nghị quyết về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế và 30 năm Tuyên bố và Chương trình Hành động Vienna (2023).

Đề cập biện pháp triển khai thời gian tới, ông Phó Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, tại các diễn đàn đa phương, Việt Nam cần chủ động thông tin về nỗ lực, thành tựu bảo đảm quyền con người; nhấn mạnh lập trường đề cao đối thoại và hợp tác, chống chính trị hóa, lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp nội bộ.

Trong quan hệ song phương, Việt Nam sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, thực chất với tất cả các nước về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết, thu hẹp khác biệt, qua đó thúc đẩy hợp tác.

Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Ông Nguyễn Vũ Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao trình bày.Chuyên đề “Vấn đề nhân quyền tại các diễn đàn đa phương, quốc tế và ứng xử của Việt Nam”. (Ảnh: Xuân Sơn)

Phát biểu kết luận Hội nghị, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các đồng chí lãnh đạo Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Kết luận số 57-KL/TW; quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của công tác TTĐN, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền, đẩy mạnh TTĐN về tình hình nhân quyền tại Việt Nam nhằm nâng cao hình ảnh, vị thế đất nước.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội nghị:

Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người





Nguồn: https://baoquocte.vn/nang-cao-vi-the-viet-nam-qua-cong-tac-thong-tin-doi-ngoai-ve-quye-n-con-nguo-i-281617.html

Cùng chủ đề

Quảng Nam: ký kết phối hợp thông tin đối ngoại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025

Ngày 22/01, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức lễ ký kết phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025. Qua thảo luận về công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025, hai...

Hà Nội, TP HCM nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ hợp hoặc tập đoàn báo chí-truyền thông

Các địa phương như TP Hà Nội, TP HCM khẩn trương nghiên cứu, xây dựng phương án mô hình tổ hợp báo chí-truyền thông hoặc tập đoàn báo chí-truyền thông ...

Cận tết Ất Tỵ lại rầm rộ lừa đảo ‘việc nhẹ, lương cao’

(CLO) Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo, lừa đảo “việc nhẹ, lương cao” không còn là một chiêu trò mới, nhưng thủ thuật tinh vi của các đối tượng vẫn luôn thành công thao túng tâm lý người dân khiến họ sập bẫy. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Campuchia “truy tố bất kỳ cá nhân nào” phủ nhận hoặc bao biện cho các tội ác do Khmer Đỏ gây ra

Ngày 25/1, người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona tuyên bố, chính phủ nước này đã thông qua dự luật, theo đó, phạt tù 5 năm đối với bất kỳ ai phủ nhận các tội ác, bao gồm cả tội diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra.

Tôi không thấy có chiến tranh thương mại với Mỹ

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum bày tỏ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Mỹ và làm việc với người đồng cấp Donald Trump về một số vấn đề ưu tiên.

Tổng thống Trump trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ bước vào thời hoàng kim?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Lộ ảnh thiết kế mặt sau của iPhone 17 Air

Hình ảnh vừa bị rò rỉ cho thấy thiết kế của iPhone 17 Air khác biệt hoàn toàn so với các phiên bản iPhone trước đây với một camera ở mặt lưng.

Ngành đường của một quốc gia Đông Nam Á lao đao do lệnh cấm đột ngột từ Trung Quốc

Trung Quốc, thị trường nhập khẩu đường chủ lực của Thái Lan, đột ngột áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đường lỏng và bột trộn sẵn từ quốc gia Đông Nam Á này, gây thiệt hại ước tính lên tới 1 tỷ Baht (tương đương 29,5 triệu USD).

Bài đọc nhiều

Đụng đâu vướng đó, khó hoàn thành tiến độ!

Thiếu đủ thứ…Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của công ty tham gia gói thầu (xin giấu tên) cho biết: Tại dự án này, có 3 nhà thầu chính là Công ty TNHH Xây dựng Đức Nhanh, Công ty CP Đầu tư Xây dựng...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 29/10 đến sáng ngày 31/10, từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 200mm; mưa...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Cùng chuyên mục

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Các phương thức truyền thông mới và ứng dụng trong công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Phát triển truyền thông đa kênh trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền con người, đồng thời phản bác các thông tin sai lệch.

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Mới nhất

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1,...

Hoa lay ơn Phú Yên nở chậm, phải nhập hoa Đà Lạt về bán

Nhiều nhà vườn ở Phú Yên lo lắng khi có đến hơn 80% hoa lay ơn ra hoa chậm không kịp bán vào dịp Tết. Để có hoa bán cho người dân, thương lái phải nhập hoa từ Đà Lạt. ...

Campuchia “truy tố bất kỳ cá nhân nào” phủ nhận hoặc bao biện cho các tội ác do Khmer Đỏ gây ra

Ngày 25/1, người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona tuyên bố, chính phủ nước này đã thông qua dự luật, theo đó, phạt tù 5 năm đối với bất kỳ ai phủ nhận các tội ác, bao gồm cả tội diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước

Kinhtedothi - Quá trình tìm đường cứu nước cũng như lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh và coi đó là phương châm hành động của cách mạng Việt Nam. Đề cao tinh thần tự lực, tự cường Là người tìm đường và dẫn...

Mới nhất