Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNâng cao vị thế thương mại để thoát bẫy thu nhập trung...

Nâng cao vị thế thương mại để thoát bẫy thu nhập trung bình


Việt Nam, một trong những nền kinh tế mới nổi năng động nhất thế giới, đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhờ mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu. Tuy nhiên, những thay đổi và các biến động của thương mại toàn cầu đang đặt ra bài toán lớn hơn, đòi hỏi Việt Nam phải cải cách chính sách và chiến lược để nâng vị thế thương mại lên một tầm cao mới.

Thách thức và nhu cầu chuyển đổi

Trong nhiều năm qua, xuất khẩu luôn là một trong các động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam (cùng với tiêu dùng và đầu tư). Mặc dù vậy, những hạn chế trong mô hình xuất khẩu hiện tại cũng ngày càng bộc lộ rõ. Nổi lên như: Nền kinh tế chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do hạn chế trong liên kết giữa doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước; hạn chế về nguồn cung lao động kỹ năng cao; “nút nghẽn” về kết cấu hạ tầng có thể đe dọa đến năng lực cạnh tranh trong dài hạn…

Mặc dù Việt Nam đã khai thác thành công các hiệp định thương mại tự do trong quá trình hội nhập toàn cầu để thúc đẩy thương mại và đầu tư phát triển, nhưng đang có những hạn chế phát sinh liên quan đến động lực thu hút FDI chủ yếu dựa vào lao động dồi dào, giá rẻ. Điều này thể hiện ở việc tuy đã chuyển dịch nhanh sang các lĩnh vực chế biến – chế tạo công nghệ cao, nhưng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào các mặt hàng thâm dụng lao động với giá trị gia tăng thấp, dựa vào số lượng chứ chưa phải chất lượng.

Bên cạnh đó, thành quả hội nhập thương mại toàn cầu của Việt Nam đến nay chủ yếu được các doanh nghiệp nước ngoài khai thác. Theo một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay, doanh nghiệp nước ngoài đóng góp khoảng 73% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ngược lại, hầu hết các doanh nghiệp trong nước có xu hướng tập trung vào các lĩnh vực không có khả năng giao dịch thương mại, như các lĩnh vực dịch vụ truyền thống, xây dựng hoặc bất động sản, chứ chưa có khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), trực tiếp hoặc gián tiếp với tư cách là nhà cung cấp. Trong năm 2023, chỉ có 18% doanh nghiệp có kết nối với các GVC, giảm 17 điểm % so với mức 35% của năm 2009. Điều này khiến Việt Nam chỉ thu về một phần nhỏ giá trị từ xuất khẩu, đồng thời chưa tận dụng được các hiệu ứng lan tỏa về năng suất và đổi mới công nghệ.

Bên cạnh đó, theo nhóm chuyên gia WB xây dựng báo cáo kể trên, một vấn đề đáng lưu tâm khác là mô hình hoạt động của lĩnh vực chế biến – chế tạo chủ yếu tập trung vào gia công lắp ráp ở khâu cuối, với nhu cầu lao động kỹ năng thấp, tuy đã tạo ra việc làm và giảm nghèo hiệu quả, nhưng không còn phù hợp để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tiếp tục tiến lên trong chuỗi giá trị. Cách tiếp cận này nếu không thay đổi sẽ khó tạo ra động lực đổi mới công nghệ, gia tăng năng suất và nâng tầm giá trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xuất khẩu luôn là một trong các động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu luôn là một trong các động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiềm năng phải được hiện thực hóa

Bối cảnh toàn cầu hiện nay đang đối mặt với những thay đổi sâu rộng. Các vấn đề kinh tế, địa chính trị và công nghệ đang làm dịch chuyển dòng chảy thương mại và đầu tư trên thế giới. Điều này mang lại những cơ hội đáng kể cho Việt Nam, chẳng hạn như việc thu hút dòng vốn đầu tư mới nhờ xu hướng chuyển dịch và tái cơ cấu chuỗi giá trị. Song, các thách thức cũng không kém phần rõ ràng, khi môi trường thương mại toàn cầu ngày càng phức tạp, khó đoán định hơn. Trong bối cảnh đó, có lẽ quan trọng nhất là Việt Nam cần phải tiến hành những bước đi ngay từ lúc này để nâng cao vị thế trong tham gia các GVC.

Các chuyên gia của WB nhận định, mặc dù Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng để vươn lên vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị, nhưng thành công sẽ không phải đương nhiên có được. Để khai thác tối đa cơ hội và đối phó với thách thức, Việt Nam cần tiếp tục những cải cách sâu rộng, đầu tư chiến lược cho kết cấu hạ tầng và vốn nhân lực. Trước tiên, cần nhóm giải pháp để thúc đẩy hội nhập thương mại sâu, nhất là trong khu vực.

Chính sách thương mại của Việt Nam đã đem lại thành tựu tự do hóa thuế quan đáng kể với phạm vi các FTA song phương và đa phương đã bao phủ đến gần 90% GDP của thế giới. Giai đoạn tiếp theo cần tập trung khai thác những hiệp định hiện có và hiệp định mới nhằm giảm đáng kể rào cản phi thuế quan, tự do hóa thương mại dịch vụ và hội nhập sâu trong khu vực.

Theo các chuyên gia, nếu bối cảnh địa chính trị toàn cầu hiện nay khiến cho hợp tác đa phương theo đúng nghĩa trở nên khó khăn, thì các hiệp định khu vực và song phương, đa biên nên được theo đuổi để phát huy trong ngắn hạn. Việt Nam có thể chủ động theo hướng tăng cường chiều sâu các cam kết xoay quanh những nghị trình lớn như thương mại số, hài hòa quy chuẩn, mua bán điện và năng lực kết nối.

Bên cạnh đó, việc cải thiện mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và GVC là một bước đi cần thiết. Để làm được điều này, cần hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa thông qua các chương trình phát triển nhà cung cấp và tăng cường kết nối trong nước. Khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào xuất khẩu, không chỉ giá trị gia tăng được cải thiện mà năng suất chung của nền kinh tế cũng sẽ tăng lên đáng kể.

Một trong những ưu tiên quan trọng khác là chuyển đổi từ mô hình gia công lắp ráp sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn, bao gồm cả dịch vụ. Hiện nay, tỷ trọng tổng hàm lượng dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 12%, thậm chí chỉ ở mức 7% nếu xét ở các mặt hàng chế biến – chế tạo xuất khẩu. Để thay đổi, Việt Nam cần đẩy mạnh “dịch vụ hóa” trong các ngành công nghiệp xuất khẩu, tăng cường quyền sở hữu trí tuệ, tháo gỡ các rào cản đối với thương mại dịch vụ, mở cửa cho các ngành dịch vụ chính trong nước tham gia cạnh tranh nhiều hơn.

Một yếu tố không kém phần quan trọng là cần đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục và đào tạo. Trong khi nguồn lao động giá rẻ đã giúp Việt Nam thành công trong giai đoạn hội nhập ban đầu thì hiện nay, lực lượng lao động kỹ năng cao mới là yếu tố quyết định để nâng tầm vị thế thương mại. Việc nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng các chương trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thực tiễn của thị trường sẽ là chìa khóa để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Cùng với đó, cần phát triển một nền kinh tế xanh và bền vững không chỉ là yêu cầu từ các thị trường xuất khẩu lớn mà còn là điều kiện để xây dựng hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Các chính sách thúc đẩy sản xuất sạch, giảm phát thải carbon, và tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cần được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển tới đây.

Nhìn về tương lai, Việt Nam đang có cơ hội lớn để củng cố vị thế thương mại và hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Nhưng để làm được điều đó, hành động cần được thực hiện ngay từ hôm nay.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/nang-cao-vi-the-thuong-mai-de-thoat-bay-thu-nhap-trung-binh-159233.html

Cùng chủ đề

Công ty cao su doanh thu 5.000 tỉ đồng có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Đình Khoát - thành viên hội đồng quản trị, giữ chức vụ tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina). Ngày 24-1, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su...

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để...

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Một doanh nghiệp đóng tàu công bố lãi cả trăm tỷ đồng

Nhờ có được nhiều đơn đặt hàng lớn, Công ty CP Đóng tàu Sông Cấm đạt lợi nhuận trước thuế hơn 100 tỷ đồng trong năm 2024. ...

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/1

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,44 điểm hay cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 1,73 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 20/1. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 - 17/1 ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 – 17/1

Tỷ giá trung tâm không đổi, chỉ số VN-Index tăng 18,63 điểm so với cuối tuần trước đó thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ bứt phá vào nửa cuối năm 2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 13-17/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 ...

Bài đọc nhiều

Chứng khoán giảm sâu, VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, QCG vẫn ngoại lệ

ANTD.VN - Cổ phiếu vốn hóa lớn đè nặng khiến VN-Index bị kéo lùi hơn 10 điểm phiên hôm nay, thủng mốc 1.250 điểm. Sau phiên giảm gần 10 điểm cuối tuần trước, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch hôm nay trong trạng thái giằng co. Chỉ số nỗ lực lấy lại sắc xanh, tuy nhiên, bên bán tiếp tục chiếm ưu thế khiến VN-Index nhanh chóng bị kéo lùi xuống dưới tham chiếu chỉ sau...

Thương mại Việt – Mỹ tăng mạnh sau 1 năm thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện

Nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9-2023, hai nước đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục đà phát triển...

Chạy đua giao hàng dịp Tết

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết, nhu cầu giao nhận hàng hóa tăng vọt, đã có nơi thông báo tạm ngưng nhận đơn hàng đi xa. Ghi nhận của Tuổi Trẻ tại TP.HCM, từ các bưu cục, siêu thị đến doanh nghiệp...

VinFast niêm yết tại Mỹ, cổ phiếu họ Vin gánh thị trường

Mở cửa phiên giao dịch ngày 16/8, sự hứng khởi của các nhà đầu tư sau thông tin VinFast (một công ty con của Vingroup) niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ với mức định giá lên tới 85 tỷ USD đã khiến cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng kịch trần với dư mua rất lớn. Tính tới 10h9, cổ phiếu Vingroup tăng 4.900 đồng lên 75.600 đồng/cp với dư mua giá trần gần 5,9 triệu...

VN-Index cắt chuỗi giảm sâu hai phiên liên tiếp

VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. Sau hai phiên giảm mạnh...

Cùng chuyên mục

Đảm bảo cung cấp điện dịp Tết Ất Tỵ và mùa khô 2025 cho người dân TP.HCM

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng lưu ý các đơn vị triển khai kế hoạch cung cấp điện vào dịp Tết Ất Tỵ và chuẩn bị từ sớm kế hoạch cung cấp điện vào mùa khô 2025 cho người dân TP.HCM. Về...

Nguồn hàng dồi dào nhưng chi tiêu Tết Ất Tỵ 2025 không quá cao vì một xu hướng

Nguồn cung hàng nông sản tương đối dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Tuy nhiên, dự báo mức chi tiêu của người dân năm nay không tăng đột biến, bởi xu hướng tiêu dùng đơn giản, tiết kiệm. ...

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng bởi sương mù ở Nghệ An, Thanh Hóa

Có 7 chuyến bay đến sân bay Vinh, sân bay Thọ Xuân phải chuyển hướng đến sân bay Nội Bài và nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng dây chuyển bởi sương mù trong ngày 24-1. Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. Mảng khu công nghiệp và bất động sản tiếp tục duy trì sức hút...

Công ty cao su doanh thu 5.000 tỉ đồng có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Đình Khoát - thành viên hội đồng quản trị, giữ chức vụ tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina). Ngày 24-1, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su...

Mới nhất

Nguồn hàng dồi dào nhưng chi tiêu Tết Ất Tỵ 2025 không quá cao vì một xu hướng

Nguồn cung hàng nông sản tương đối dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Tuy nhiên, dự báo mức chi tiêu của người dân năm nay không tăng đột biến, bởi xu hướng tiêu dùng đơn giản, tiết kiệm. ...

Mẹo để tránh ăn quá nhiều trong dịp tết

Tết là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè. Khi mọi người đều vui vẻ, đồ ăn, đồ uống thoải...

4 điều ít ngờ tới ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Uống thuốc hằng ngày là thói quen của nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi có bệnh mạn tính. Không chỉ thuốc...

Cháy dữ dội xưởng gỗ ở Thủ Đức, bộ đội giúp dập lửa, di dời tài sản

Xưởng gỗ bị cháy nằm gần Ban Chỉ huy Quân sự TP Thủ Đức nên lực lượng bộ đội đã đến hỗ trợ. Xưởng gỗ bị cháy nằm gần Ban Chỉ huy Quân sự TP Thủ Đức nên lực lượng bộ đội đã đến hỗ trợ. Ngày 24-1, Công an TP Thủ Đức (TP HCM) đang...

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. ...

Mới nhất