Trang chủPolitical ActivitiesNâng cao vai trò của cộng đồng

Nâng cao vai trò của cộng đồng



Để du lịch Ninh Bình đạt nhiều thành tựu hơn nữa, trong thời gian tới, Sở Du lịch sẽ tăng cường xúc tiến, quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch gắn với các giá trị văn hóa lịch sử, di sản.

Ninh Bình luôn nằm trong nhóm 15 điểm đến hàng đầu, 10 tỉnh thu hút lượng khách cao nhất cả nước và được nhiều chuyên trang du lịch quốc tế có uy tín đánh giá cao. Năm 2023, Ninh Bình được Tạp chí Forbes bình chọn là một trong 23 địa điểm du lịch tuyệt vời nhất Thế giới, Giải thưởng thường niên lần thứ 11 của tạp chí Traveller Review Awards bình chọn Ninh Bình đứng thứ 7 trong tốp 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới; năm 2024, Ninh Bình đứng vị trí thứ 4 trong “Top 10 kỳ quan thế giới mới dành cho những người không thích đám đông”.

Lượng khách đến Ninh Bình tăng trưởng qua từng năm, nhiều sản phẩm du lịch được đưa vào khai thác, thương hiệu du lịch Ninh Bình được khẳng định trên bản đồ du lịch thế giới. Trong 9 tháng của năm 2024, số lượt khách đến thăm quan tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 7,3 triệu lượt khách, tăng 32,03% so với cùng kỳ năm trước, đạt 97,28% so với kế hoạch năm 2024. Trong đó khách trong nước đạt gần 6,4 triệu lượt, khách quốc tế đạt trên 900.000 lượt, số lượt khách đến cơ sở lưu trú ước đạt trên 1.506,2 nghìn lượt, gấp trên 1,5 lần; số ngày khách lưu trú ước đạt trên 1.701,5 nghìn ngày khách, tăng 33,83%.

Phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình: Nâng cao vai trò của cộng đồng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Doanh thu du lịch trên địa bàn toàn tỉnh 9 tháng ước đạt trên 7.251 tỷ đồng, tăng 42,96% so với cùng kỳ năm trước, đạt 87,89% so với kế hoạch năm 2024. Trong đó, hoạt động lưu trú tăng 27,57%; hoạt động nhà hàng tăng 40,04%…

Để du lịch Ninh Bình có sự phát triển hiệu quả, bền vững gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh cho biết: Tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đặc thù, đột phá về phát phát triển văn hóa và con người Ninh Bình, nghị quyết về phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản (Nghị quyết số 10-NQ/TU về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu hội nhập phát triển bền vững; Nghị quyết số 02-NQ/TU về bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An trong phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Tỉnh ủy Ninh Bình về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045…). Đây chính là những chủ trương định hướng quan trọng huy động các nguồn lực, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng địa phương tham gia phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản.

Bên cạnh đó, bảo tồn và phát huy giá trị di sản phải gắn với phát triển du lịch, bảo tồn môi trường và không gian di sản, không gian sinh tồn và đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân địa phương. Việc phát triển du lịch phải được cân nhắc kỹ lưỡng, có trọng tâm, trọng điểm, không làm tổn hại tới di sản văn hóa mà ngược lại làm giàu các giá trị văn hoá, thông qua các hình thức thực hành, biểu diễn… Điều này đòi hỏi phải có kế hoạch quản lý bền vững, bao gồm đánh giá tác động môi trường và xã hội.

Phát huy truyền thống văn hóa, những giá trị văn hóa tốt đẹp, tập quán canh tác sinh hoạt, sản xuất gắn với ý thức bảo vệ, gìn giữ cảnh quan, thường xuyên bồi đắp, làm giàu thêm vào kho tàng văn hóa di sản của cộng đồng. Có thể nói truyền thống bảo vệ cảnh quan, gìn giữ di sản của cha ông đã đi vào tiềm thức của mỗi cộng đồng, người dân địa phương. Chẳng hạn như bia khắc trên núi đá khu vực thôn Chi Phong, xã Trường Yên, dăn kẻ phá đá, khuyến khích bảo vệ môi trường là minh chứng rõ nét về truyền thống bảo vệ di sản của người dân Cố đô.

Ngoài ra, tỉnh đã nâng cao vai trò và vị trí của cộng đồng trong quản lý, khai thác và phát huy giá trị du lịch di sản, qua đó nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế địa phương. Cộng đồng địa phương luôn được coi là trung tâm, yếu tố then chốt trong việc bảo tồn và phát triển bền vững. Người dân cần được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động du lịch và có vai trò trong việc quản lý, bảo vệ di sản. HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 105 quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, trong đó có nội dung hỗ trợ người dân trong vùng di sản bảo tồn các nếp nhà truyền thống, xây dựng nhà theo kiểu dáng kiến trúc truyền thống, xây dựng homestay. Qua đó thúc đẩy chính sách “sống trong di sản, bảo vệ di sản và hưởng lợi từ di sản”.

Phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình: Nâng cao vai trò của cộng đồng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Phát triển các sản phẩm du lịch có hàm lượng văn hóa cao, mang đặc trưng riêng có của vùng đất cố đô và di sản thế giới Tràng An, như: Trải nghiệm không gian văn hóa tiền sử tại đảo Khê Cốc, Tràng An; các tour du lịch về nguồn tại Gia Viễn…, các chương trình trải nghiệm nông nghiệp tại Tam Cốc, các loại hình du lịch homestay gắn với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trải nghiệm không gian văn hóa Mường, các hình thức thực hành: chèo, xẩm….

Đồng thời, tỉnh đã đẩy mạnh hợp tác công tư và hợp tác quốc tế, trong đó có 4 đối tác quan trọng nhất trong mô hình “Hợp tác công – tư” về phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa: (Nhà nước, Doanh nghiệp, Người dân và Nhà khoa học giữ vai trò tư vấn, kết nối hai đối tác công và tư. Câu chuyện thành công đang áp dụng ở Quần thể danh thắng Tràng An là 1 minh chứng sống động đã được bà Tổng giám đốc UNESCO, bà chủ tịch Đại hội đồng UNESO, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới ghi nhận và đánh giá cao.

“Để du lịch Ninh Bình đạt nhiều thành tựu hơn nữa, trong thời gian tới, Sở Du lịch sẽ tăng cường xúc tiến, quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch gắn với các giá trị văn hóa lịch sử, di sản. Xây dựng và thực hiện chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng dài hạn, chuyên nghiệp và hiệu quả; đảm bảo đồng bộ từ khâu nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm đến xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, tổ chức các chương trình, hoạt động xúc tiến, quảng bá thương hiệu điểm đến du lịch” – ông Bùi Văn Minh nói./.



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/phat-trien-du-lich-cua-tinh-ninh-binh-nang-cao-vai-tro-cua-cong-dong-20241002142737104.htm

Cùng chủ đề

Miền Nam đạt mốc 74.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 19/2/2025 ghi nhận tăng mạnh ở các tỉnh thành tại ba miền. Trong đó, miền Nam lập đỉnh mới với 74.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (19/2/2025) tại khu vực miền Bắc đã quay đầu tăng giá trở lại tại hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương cùng tăng 1.000 đồng/kg và đạt mức 72.000 đồng/kg. Hiên giá heo hơi...

Thống nhất phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho VEC

Theo nghị trình, Quốc hội thảo luận ở hội trường về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của VEC ngay sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra, tuy nhiên, không có vị nào đăng ký phát biểu. Theo nghị trình, Quốc hội thảo luận ở hội trường về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của VEC ngay sau khi nghe tờ...

VN-Index giằng co quanh mức 1.280 điểm, cổ phiếu Bảo Việt tăng kịch trần

Loạt cổ phiếu khoáng sản tăng nóng rồi "đổ đèo", thậm chí giảm kịch sản. Trong khi đó, một số cổ phiếu lớn tăng giá tốt và điều này giúp VN-Index duy trì sắc xanh trong cả phiên giao dịch 18/2. VN-Index giằng co quanh mức 1.280 điểm, cổ phiếu Bảo Việt tăng kịch trầnLoạt cổ phiếu khoáng sản tăng nóng rồi "đổ đèo", thậm chí giảm kịch sản. Trong khi đó, một số cổ phiếu lớn tăng giá tốt...

Ghi nhật ký ăn uống có giúp giảm cân?

Đang lan truyền rất nhiều cách ăn hay trào lưu ăn để giảm cân. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chỉ có một công thức chung đó là cân bằng năng lượng đầu vào và đầu ra, cùng với kết hợp lối sống lành mạnh. ...

Nuôi loài được ví như sâm nước, giúp tăng cường sinh lý, anh nông dân Thái Bình bán một bể là có 40-50 triệu

Mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, anh Nguyễn Sông Đà, xã Nam Bình (Kiến Xương, Thái Bình) đã phát triển thành công mô hình nuôi chạch sụn - loài thủy sản được ví như sâm nước vì những giá trị dinh dưỡng của nó. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh thu dịch vụ du lịch, lữ hành tăng trưởng ấn tượng

Theo ghi nhận, sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, hoạt động du lịch, lữ hành ở Hà Nam đã dần được phục hồi, phát triển qua các năm. Riêng năm 2024, doanh thu loại hình dịch vụ này đạt mức tăng trưởng khá với mức tăng 169% so với năm trước. Đây là mức tăng trưởng ấn tưởng trong nhiều năm...

Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 50 năm Ngày giải phóng Tây Ninh, 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. ...

Ghi danh lễ hội để bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể

Đồng Nai đang nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thông qua việc lập hồ sơ, đề nghị ghi danh nhiều lễ hội vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. ...

Gia Lai đổi mới hoạt động bảo tàng

Đổi mới, xây dựng hình ảnh gần gũi hơn với nhiều hoạt động hấp dẫn, đa dạng là mục tiêu mà Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang hướng tới và bắt đầu để lại ấn tượng trong lòng người dân và du khách. ...

Đắk Nông cần thêm “điểm nhấn” để thu hút khách du lịch

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tỉnh Đắk Nông đã đón gần 90.000 lượt khách du lịch, tăng 11,9% so với dịp tết năm 2024. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu đón 803.000 lượt khách, du lịch Đắk Nông cần thêm nhiều "điểm nhấn". ...

Bài đọc nhiều

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 01/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%. ...

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam công bố hạn ngạch xuất khẩu đối với các loài Cẩu…

Căn cứ Điều 35 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam công bố hạn hạn ngạch xuất khẩu từ tự nhiên 02 loài Cẩu tích (Cibotium barometz), Ráng gỗ (Cyathea spp.) của Việt Nam...

Sắp diễn ra Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến

Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến - một sự kiện văn hóa lớn của thành phố Hưng Yên - sẽ tổ chức khai mạc vào tối 17/02 tới đây. Những ngày này, công tác chuẩn bị đang được gấp rút triển khai, hứa hẹn mang đến cho du khách một không gian lễ hội đậm đà bản sắc, tái hiện...

Chuẩn bị chu đáo cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025

Sáng 12/02, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Dương Minh Dũng và Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, doanh nghiệp về công tác chuẩn bị cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025 (Festival gốm, khinh khí...

Cùng chuyên mục

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng các bộ mới thành lập

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng gồm: Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh, Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung. Ngày 18/02/2025, Quốc hội thực hiện quy trình kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự...

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng nay (18/2), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Ngày 13 và 14/2, Quốc...

Thủ tướng Chính phủ được dùng các biện pháp cấp bách khác luật khi thật cần thiết

Trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, Thủ tướng quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật hiện hành. Sáng ngày 18/02/2025, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi với 463/465...

Mở rộng cơ hội hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Canada

Chiều 18/2, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Thương mại và Phát triển xuất khẩu Canada, ngài Warren Kaeding và Đoàn công tác đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. ...

Mới nhất

Top 10 điểm đến tuyệt vời ở Cuba

Nhà xuất bản tư nhân chuyên về du lịch lớn nhất thế giới Lonely Planet đã giới thiệu 10 điểm đến không nên bỏ qua khi ghé thăm Cuba, đất nước xinh đẹp ở vùng Caribbean.

Tiếp tục có mưa trái mùa dù nền nhiệt tăng

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ cho biết thời tiết TP HCM hôm nay sẽ tiếp tục xuất hiện mưa trái mùa,...

Những phát minh kỳ lạ nhất lịch sử

Loài người đã cố gắng sản xuất máy móc trong hàng ngàn năm nhằm tự động hóa các nhiệm vụ tôn giáo, quân sự hoặc nông nghiệp. ...

Thanh lọc cơ thể bằng nước ép để giảm cân có tốt không?

Trào lưu dùng nước ép được nhiều người coi như một cách để thanh lọc cơ thể sau nhiều ngày Tết ăn uống không lành mạnh hoặc như một cách nhanh chóng để giảm cân. Điều này có thể...

Miền Bắc mưa phùn liên tiếp, khả năng đón không khí lạnh mạnh vào cuối tuần

Miền Bắc đang trải qua những ngày sương mù, mưa phùn và độ ẩm không khí cao. Dự báo, khoảng ngày 22-23/2, một đợt không khí lạnh mạnh tăng cường trở lại, miền Bắc xuất hiện rét đậm. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (19/2), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa...

Mới nhất