Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNâng cao và thúc đẩy hoàn thiện quyền tác giả

Nâng cao và thúc đẩy hoàn thiện quyền tác giả


Hội thảo về bản quyền trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học: Nâng cao và thúc đẩy hoàn thiện quyền tác giả - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, bà Phạm Thị Kim Oanh nhấn mạnh: Quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng ngày càng được đặt ra trên tất cả các hoạt động kinh tế, thương mại, nghiên cứu, giáo dục. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong tất cả diễn đàn thương mại quốc tế, vấn đề bản quyền đang được đặt ra rất nóng, được các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm.

Việt Nam đã và đang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong đó có lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan. Đến nay, Việt Nam đã tham gia 8 trên 9 Điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan; đàm phán, ký kết 02 Hiệp định song phương và 17 Hiệp định kinh tế, thương mại tự do song phương, đa phương với các quốc gia, khu vực kinh tế khác nhau trên thế giới có nội dung về quyền tác giả, quyền liên quan. Việc ký kết và tham gia các điều ước quốc tế, hiệp định thương mại đã đưa Việt Nam lên vị thế bình đẳng, cùng có lợi với các quốc gia có nền công nghiệp bản quyền phát triển. Song đó, vẫn còn nhiều vấn đề được đặt ra cần trao đổi, thảo luận, đề xuất giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng tiến bộ, khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy cao, các quyền tác giả, quyền liên quan được bảo vệ và thực thi hiệu quả hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, trong sáng tạo và truyền bá tri thức.

Hội thảo về bản quyền trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học: Nâng cao và thúc đẩy hoàn thiện quyền tác giả - Ảnh 2.

Bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả phát biểu khai mạc và Báo cáo đề dẫn hội thảo.

Với mục đích tổ chức nhằm tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên trong lĩnh vực bản quyền tác giả và các lĩnh vực liên quan về thực trạng quy định pháp luật, việc thực thi các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam hiện nay, hội thảo đã nhận được 16 báo cáo tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các trường đại học, tổ chức nghiên cứu và các công ty, văn phòng luật sư hoạt động trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan.

Các báo cáo tham luận đã tập trung làm rõ thực trạng cũng như đề xuất nhiều giải pháp để hoàn thiện pháp luật cũng như biện pháp thực thi các quy định pháp luật về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả nói chung, trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học nói riêng; việc quản lý và khai thác tài sản trí tuệ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Hội thảo về bản quyền trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học: Nâng cao và thúc đẩy hoàn thiện quyền tác giả - Ảnh 3.

Các đại biểu báo cáo tham luận tại hội thảo.

Mở đầu phiên tham luận, ThS. Phạm Thị Mai, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin thư viện, Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra một số đề xuất, kiến nghị như sau: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định, hướng dẫn chi tiết cho lực lượng làm công tác thực thi quyền tác giả. Thứ hai, tiếp tục nâng cao nhận thức đúng về vai trò của việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến chuyển đổi số ngành thư viện. Thứ ba, Trường, Trung tâm Công nghệ thông tin và Thư viện thực hiện tốt các biện pháp dự phòng để đảm bảo hệ thống máy chủ thư viện không bị tấn công; tăng cường bảo vệ các thiết bị, tài khoản cá nhân khi sử dụng tài nguyên thông tin số.

Hội thảo về bản quyền trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học: Nâng cao và thúc đẩy hoàn thiện quyền tác giả - Ảnh 4.

Các đại biểu báo cáo tham luận tại hội thảo.

ThS. Trần Quang Trung, Phó trưởng Khoa Luật, Đại học Duy Tân Đà Nẵng bổ sung một số kiến nghị: Cần hoàn thiện pháp luật rõ ràng hơn, tránh những quy định mập mờ dẫn đến suy diễn mâu thuẫn nhau, đồng thời pháp luật cần mở rộng quyền sao chép trong một số trường hợp cụ thể. Theo ông, những sản phẩm khoa học sử dụng một phần hoặc toàn bộ ngân sách nhà nước nên cần thu hẹp các giới hạn về quyền tác giả, mở rộng quyền tiếp cận và sử dụng của công chúng nếu không nhằm mục đích thương mại, như học tập, nghiên cứu của sinh viên/học viên, cho thấy hiệu quả và tính chính đáng của các công trình đầu tư công.

Bên cạnh đó, ThS. Trần Quang Trung cũng đưa ý kiến về việc xem xét xây dựng, tách quyền tác giả khỏi quyền sở hữu trí tuệ để có những quy định rõ ràng, tránh gây nhầm lẫn.

Hội thảo về bản quyền trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học: Nâng cao và thúc đẩy hoàn thiện quyền tác giả - Ảnh 5.

Các đại biểu báo cáo tham luận tại hội thảo.

Trình bày về một số kinh nghiệm dành cho Việt Nam thông qua phân tích về Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học của một số quốc gia như Anh hay Hoa Kỳ, TS. Phùng Thị Yến, Khoa Luật, trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đưa ra một số ý kiến kiến nghị như sau: Nhằm đáp ứng với xu hướng phát triển của công nghệ số, Việt Nam nên cân nhắc đưa vào và công nhận yếu tố trí tuệ nhân tạo (AI), cụ thể là trong phân loại tác phẩm về chương trình máy tính, những tác phẩm tạo ra AI cũng nên được ghi nhận nhằm thể hiện xu hướng phát triển tiến bộ của pháp luật. Ngoài ra, Việt Nam có thể tham khảo thêm quy định của CDPA 1988 về vấn đề chủ sở hữu của tác phẩm được tạo ra trong quá trình lao động để sửa đổi và bổ sung theo hướng chặt chẽ, tiến bộ, toàn diện hơn về vấn đề xác định xác định tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm. Cuối cùng là cần đưa ra hướng dẫn chung về mức độ cụ thể của việc sử dụng hợp lý các tác phẩm khoa học trong vấn đề điều kiện bảo hộ quyền tác giả.

Hội thảo về bản quyền trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học: Nâng cao và thúc đẩy hoàn thiện quyền tác giả - Ảnh 6.

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Thông qua Hội thảo, Cục Bản quyền tác giả có thêm nhiều ý kiến đóng góp tích cực để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong thời gian tới./.



Nguồn: https://toquoc.vn/hoi-thao-ve-ban-quyen-trong-hoat-dong-giang-day-va-nghien-cuu-khoa-hoc-nang-cao-va-thuc-day-hoan-thien-quyen-tac-gia-20241018183739803.htm

Cùng chủ đề

Trung tâm dạy thêm tăng vọt sau thông tư 29; Bộ GD&ĐT công bố nhiều điểm mới thi tốt nghiệp THPT

TPO - Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến chi 100 tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học; Trung tâm dạy thêm tăng vọt sau thông tư 29 có hiệu lực; Sinh viên 'than' mức học phí quân sự hàng chục triệu;... là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua. TPO - Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến chi 100 tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học; Trung tâm dạy thêm...

2.000 học sinh TP Thủ Đức “Vui học

(NLĐO) - 2.000 học sinh của TP Thủ Đức đã có dịp tìm hiểu, trải nghiệm, tham gia các thử thách về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, trí tuệ nhân tạo (AI)... ...

AI “được sử dụng để vi phạm quyền sở hữu trí tuệ”?

AI không chỉ khiến nhiều người ở Hollywood mất việc mà sử dụng AI cũng ẩn chứa những rủi ro bị đánh cắp chất xám của người sáng tạo trong ngành giải trí. ...

Thành tích đáng nể của 12 tài năng trẻ TP HCM năm 2024

(NLĐO) - Chiều 21-3, 12 tài năng trẻ đã được tuyên dương và nhận bảo trợ từ Quỹ Bảo trợ tài năng trẻ thành phố tại nhà Nhà Văn hóa Thanh niên TP HCM (quận 1) ...

Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT xây dựng quy định chi tiết về liên thông

Tập trung đầu tư hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp, giáo dục ĐH, nghiên cứu bổ sung trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp, xây dựng nghị định quy định chi tiết về liên thông... là những nội dung quan...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phu nhân Tổng Bí thư cùng Phu nhân Thủ tướng Singapore xem múa rối nước

Chiều 26/3, nhân dịp Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và Phu nhân Loo Tze Lui thăm chính thức Việt Nam, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân của Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp và cùng Phu nhân Loo Tze Lui thưởng thức văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam...

Hai Phu nhân Thủ tướng Việt Nam và Singapore thăm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Sáng 26/3, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Singapore và Phu nhân, bà Lê Thị Bích Trân, Phu nhân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và bà Loo Tze Lui, Phu nhân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã tham quan Bảo tàng Dân tộc...

Nâng tầm quan hệ hợp tác Việt Nam và Thái Lan trong lĩnh vực VHTTDL

(Tổ Quốc) - Chiều 26/3, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Thường trực Lê Hải Bình đã có buổi làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam, bà Urawadee Sriphiromya, nhằm trao đổi về các biện...

Quảng Trị cần tập trung đầu tư bảo tồn di tích lịch sử trọng điểm

(Tổ Quốc) - Ngày 26/3, ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, các sở ban ngành liên quan về tiến...

Khai mạc triển lãm “Đà Nẵng

(Tổ Quốc) - Triển lãm nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, các thành tựu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của thành phố đến nhân dân, các đối tác đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm khai thác tối đa tiềm lực phát triển của TP Đà Nẵng đối với toàn vùng và cả...

Bài đọc nhiều

Cần Thơ làm bánh xèo 3 mét đãi khách miễn phí tại Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Bánh xèo lớn nhấtChia sẻ tại buổi họp báo, nghệ nhân Hồng Dung thông tin thêm đây là chiếc bánh xèo đúng chuẩn miền Tây. Từ trước đến nay bà tham gia nhiều sự kiện ẩm thực, nhưng đây là chiếc bánh xèo lớn nhất mà bà từng biết. Theo bà Dung, do quy mô chiếc bánh xèo quá lớn, nếu tính...

Kỹ năng ứng xử nào gây nhức đầu nhất ở công sở?

Epignosis, một công ty đào tạo tại Anh đã cung cấp dữ liệu nội bộ, cho thấy các khóa học phổ biến nhất mà mọi người tìm kiếm liên quan đến chủ đề giao tiếp hiệu quả và các nghi thức ứng xử. Đây là một trong những kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất mà mọi người muốn học ở công...

Cẩn trọng với vi phạm bản quyền âm nhạc trên không gian mạng

(Tổ Quốc) - Internet phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội để các nhà sáng tạo tham gia vào hoạt động âm nhạc trên không gian mạng: từ việc sáng tạo, trình diễn đến công bố tác phẩm, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, góp phần vào phát...

U60 qua thời, vì sao MC Kỳ Duyên vẫn thu hút?

Biểu tượng thời quá vãng, hình mẫu phụ nữ trung niênKỳ Duyên sinh năm 1965, là MC nổi tiếng hải ngoại. Chị luôn được bàn tán về nhan sắc từ thời trẻ dù không chủ trương thi hoa hậu hay theo định hướng này.Kỳ Duyên hiện tại không còn ở thời đỉnh cao nhưng vẫn là tên tuổi MC hàng đầu. Những năm gần đây, chủ đề 'nhan sắc của Kỳ Duyên' luôn nóng, được quan tâm hơn...

Hạ tuổi trợ cấp hưu trí xuống 75, thêm triệu người được phủ lưới an sinh

Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất, công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và không hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng theo quy định của Chính phủ.Với những người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang cư trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được...

Cùng chuyên mục

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Quảng Bình ký kết hợp tác với Sun Group

(NADS) - Ngày 15/4, tại TP. Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) có buổi làm việc và ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển”. Đây được xem là cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới cho tiến trình phát triển kinh tế - du lịch bền vững của tỉnh Quảng Bình. ...

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Mới nhất

MISA bắt tay cùng đối tác Mỹ, thúc đẩy giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường “khó tính”

Ngày 28/4/2025, Công ty Cổ phần MISA chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Công ty LUQRA (Mỹ) nhằm đẩy mạnh việc triển khai giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường...

LỢI NHUẬN TĂNG 5,6% TRONG NĂM 2024, SABECO ĐẶT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG 8% TRONG NĂM 2025

TP.HCM – 24/04/2025, tại Đại hội Cổ đông Thường niên 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã công bố kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2024 vừa qua trên nhiều phương diện. Kết quả này có được nhờ bước đi chiến lược và nỗ lực bền...

VIMC đặt niềm tin vào thế hệ trẻ chuyển đổi trong kỷ nguyên mới – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập VIMC, ngày 18/4, Đoàn Thanh niên VIMC tổ chức Chương trình Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị với đoàn viên thanh niên, với chủ đề: “Tác động của chuyển đổi – chuyển đổi xanh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa...

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa...

Mới nhất