Trang chủChính trịChủ quyềnNâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với tài nguyên nước

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với tài nguyên nước


Toàn cảnh phiên họp

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Đỗ Đức Duy – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đánh giá cao Chính phủ trong quá trình tổng kết Luật Tài nguyên nước năm 2012 và xây dựng dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) để trình Quốc hội tại kỳ họp lần này. Trong đó, ngoài việc kế thừa các quy định còn phù hợp của luật hiện hành, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định, chính sách mới theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Dự thảo Luật đã có quy định nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra tại Điều 4. Trong đó, đã bổ sung quy định về bảo đảm an ninh nguồn nước tại khoản 9. Đại biểu cho rằng, quy định này là một yêu cầu cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay, không chỉ các quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu đều phải quan tâm, xử lý vấn đề an ninh phi truyền thống nói chung, trong đó có an ninh nguồn nước.

Dự thảo cũng bổ sung thêm các quy định về các công cụ kinh tế, các chính sách và nguồn lực cho tài nguyên nước, bổ sung quy định liên quan đến cơ chế tài chính nhằm làm rõ giá trị kinh tế của tài nguyên nước trong phát triển kinh tế-xã hội theo nguyên tắc kinh tế thị trường. Đại biểu đánh giá, việc bổ sung quy định này là rất cần thiết để góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thái độ ứng xử của các tổ chức, cá nhân đối với tài nguyên nước, đây là một trong các nguồn tài nguyên quan trọng và quý giá hàng đầu của quốc gia cùng với tài nguyên đất đai. Từ đó có tư duy và cách tiếp cận khoa học, phù hợp thực tiễn về giá trị kinh tế của tài nguyên nước cũng như việc bảo vệ, khai thác, sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, an toàn, bền vững tài nguyên nước, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.

Đồng thời, những quy định mới này cũng góp phần tính đúng, tính đủ chi phí tài nguyên nước trong giá thành các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo cơ chế thị trường để tránh làm lãng phí, thất thoát nguồn lực nhà nước cũng như hạn chế các rủi ro cho các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam khi hội nhập vào thị trường quốc tế; tránh bị từ chối hoặc bị áp thêm các sắc thuế do vi phạm các quy định về sử dụng tài nguyên nước theo thông lệ quốc tế.

Quan tâm tới quy định về hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước tại Điều 12, khoản 1 quy định “… Kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước sử dụng nguồn ngân sách nhà nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, thẩm tra theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.” Đại biểu Đỗ Đức Duy đề xuất, thay cụm từ “theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường” thành cụm từ “theo quy định của Chính phủ”. Lý giải quan điểm trên, đại biểu cho rằng, đối với hoạt động thành phần của việc điều tra cơ bản tài nguyên nước là hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước đã được giao Chính phủ hướng dẫn thi hành tại khoản 4 Điều 12, khoản 8 Điều 13 của dự thảo Luật. Hai khoản này đã quy định giao Chính phủ hướng dẫn, do đó, khoản 1 Điều 12 quy định giao Chính phủ hướng dẫn là không phù hợp.

Đại biểu Đỗ Đức Duy – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái

Bên cạnh đó, bày tỏ thống nhất với tên gọi là Luật Tài nguyên nước, đại biểu Phan Viết Lượng – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước cho rằng, tên gọi này bao trùm những chức năng, lĩnh vực, nội dung như quản lý, bảo vệ khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Tên gọi này cũng cơ bản thống nhất với nhiều bộ luật đã xây dựng. Đại biểu cho biết, dự thảo Luật cũng bổ sung 1 Điều về đối tượng áp dụng, trong đó quy định “Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.”. Trong khi đó, còn nhiều nội dung liên quan đến cả bảo vệ tài nguyên nước, do đó đại biểu đề nghị bổ sung thêm cụm từ “bảo vệ” để đảm bảo đầy đủ, bao quát.

Đối với Điều 3 về giải thích từ ngữ, đại biểu Phan Viết Lượng đề nghị rà soát lại cụm từ “nguồn nước sinh hoạt” theo hướng nguồn nước sinh hoạt là nguồn nước phục vụ trực tiếp hoặc nguồn nước đã qua xử lý phục vụ cho mục tiêu sinh hoạt để đảm bảo tính khoa học. Đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn khi nhiều nội dung trong dự thảo Luật giao Chính phủ và các Bộ, ngành quy định chi tiết. Đại biểu nêu rõ, trong dự thảo có khoảng 18 điều giao Chính phủ, trong đó rất nhiều điều giao Chính phủ quy định toàn bộ nội dung. Với mục tiêu sửa đổi luật để áp dụng hiệu quả, đại biểu đề nghị rà soát lại vấn đề này để tránh tình trạng luật khung, luật ống.

Ngoài ra, đại biểu Khang Thị Mào – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cho biết, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, giá trị sử dụng nước của Việt Nam rất thấp, 1m3 nước chỉ tạo ra 2,37 USD, bằng khoảng 1/10 so với mức trung bình toàn cầu là 19,43 USD. Tỉ suất thoát nước trong cấp nước sinh hoạt đô thị, nông thôn còn cao; tỉ lệ công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hoạt động không hiệu quả còn lớn, trên 30%. Hiệu suất sử dụng nước cho nông nghiệp ở Việt Nam còn ở mức thấp, đạt 0,2USD/m3. Nước sử dụng trong nông nghiệp chiếm 81% tổng lượng nước khai thác, sử dụng của Việt Nam nhưng chỉ tạo ra 17%-18% GDP. Do đó, đại biểu cho rằng, việc nâng cấp hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước là hết sức cần thiết. Kèm với đó, phải có những có công cụ để đo lường, đánh giá, giám sát hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Các đại biểu tham dự

Từ phân tích trên, đại biểu bày tỏ tán thành với quy định tại Điều 68 tích hợp hoạt động tài nguyên nước của dự thảo Luật. Có thể nói, đây là một công cụ quan trọng để đo lường giá trị tài nguyên nước và hiệu quả sử dụng tài nguyên nước. Quy định này đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về việc phải đánh giá đầy đủ giá trị tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong các văn bản đã ban hành. Nhận thấy đây là vấn đề có tính kỹ thuật, do đó, để đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của dự thảo Luật, đại biểu bày tỏ tán thành với việc giao Chính phủ quy định chi tiết và phải có lộ trình thực hiện đối với nội dung này. Đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo trong quá trình xây dựng quy định chi tiết cần rà soát các quy định pháp luật hiện hành về thống kê cũng như những lĩnh vực có liên quan để đảm bảo rõ ràng, đồng bộ, hiệu quả trong thực hiện.

Quan tâm đến vấn đề tích trữ nước, theo đại biểu, ngoài nhiệm vụ cơ bản của hồ chứa thủy điện là phát điện, đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia thì còn phải đảm bảo hài hòa các lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường. Điển hình như đảm bảo dòng chảy tối thiểu, phối hợp với các hồ chứa thủy lợi, cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và sản xuất của vùng hạ lưu trong mùa kiệt, đảm bảo an toàn công trình và góp phần giảm lũ cho hạ du trong thời kỳ mùa lũ.

Thực tế những năm gần đây, các hồ chứa nước thủy điện đã tham gia khá tích cực vào việc tích trữ nước và xả nước để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, tưới tiêu trong thời kỳ hạn hán, thiếu nước. Do đó, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật cần làm rõ hoạt động tích trữ nước của các hồ thủy điện có được coi là hoạt động tích trữ nước được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như quy định tại Điều 69 hay không? Ngoài ra, trường hợp cần yêu cầu huy động các hồ chứa thủy điện tích trữ nước hoặc xả nước để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, sản xuất, hạ du mà ảnh hưởng đến lợi ích phát triển của đơn vị thì cần nghiên cứu, xem xét chế độ đền bù hoặc chia sẻ lợi ích từ các tổ chức, cá nhân hưởng lợi cho các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện để đảm bảo công bằng trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội cũng đã cho ý kiến về bảo vệ tài nguyên nước và phục hồi nguồn nước; điều hòa, phân phối và khai thác, sử dụng tài nguyên nước; công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực cho tài nguyên nước và trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Đồng thời, cho ý kiến đối với dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ TN&MT công bố Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Mã, sông Hương và sông Đồng Nai

Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 8/1/2024 phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch)....

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Thay đổi cách tiếp cận tài nguyên nước theo hướng thích ứng và chủ động

Đại biểu Châu Quỳnh Dao dẫn lời của chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: “Sứ mệnh quốc gia của đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng nhưng vì sao đến bây giờ người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo, thu nhập...

Ưu tiên trong quản lý, tách bạch trách nhiệm về khai thác, sử dụng nước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam – Indonesia nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, chiều 10/3, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto đã chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm và chính thức công bố nâng cấp quan hệ Việt Nam – Indonesia lên Đối tác Chiến lược...

Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Cộng hòa Indonesia từ ngày 9-11/3/2025 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, hai nước đã ra "Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam". ...

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:1. Về tài nguyên nước:a) Văn bản xin chủ...

Phát huy tinh thần Chiến thắng Buôn Ma Thuột để Đắk Lắk tiến bước vào kỷ nguyên mới

Đây là mong muốn, niềm tin tưởng của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Đắk Lắk tại Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025), dấu mốc lịch sử trọng đại mở đầu cho thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột, sáng 10/3. ...

Phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, thủ đô Jakarta, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung Phát...

Bài đọc nhiều

Viện Kỹ thuật thông tin về biển, đảo, thu hút nguồn nhân lực trên địa bàn Vĩnh Phúc và Hòa Bình

HQ Online - Ngày 4 và 5/4, Viện Kỹ thuật Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và Hòa Bình tổ chức thông tin về biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực tại 9 trường THPT với sự tham gia của 8.200 giáo viên, học sinh trên địa bàn tỉnh...

Cán bộ MTTQ TP HCM giao lưu với Vùng 2 Hải quân

(NLĐO) - Hoạt động nhằm tạo mối quan hệ giữa cán bộ Mặt trận các cấp của TP HCM với cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Vùng 2 Hải quân đồng hành cùng ngư dân vươn khơi bám biển

(NLĐO) - Từ 23 đến 25 -6, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân đã tổ chức chương trình đồng hành cùng ngư dân vươn khơi bám biển tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh và huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. ...

Hành trình 2 năm khơi dậy lòng yêu nước

Xuất phát từ lòng yêu nước và trách nhiệm của người làm báo, với mong muốn góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo và thể hiện sự quan tâm đối với ngư dân, Ban Biên tập Báo Người Lao Động đã phát động và...

Cùng chuyên mục

Khơi dậy tình yêu biển, đảo

Cuộc thi "Em yêu biển, đảo quê hương" góp phần khơi dậy tình yêu đất nước, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc cho thế hệ trẻ ...

Sôi nổi các hoạt động Tháng Thanh niên tại Vùng Cảnh sát biển 2

(NLĐO) - Tuổi trẻ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã tổ chức nhiều hoạt động Tháng Thanh niên năm 2025. ...

Canh giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc

Ở biên giới Quảng Trị - Savannakhet - Salavan, những người lính biên phòng âm thầm canh giữ từng tấc đất của Tổ quốc, giữ gìn tình hữu nghị bền chặt Việt - Lào. ...

Khánh Hòa thành lập Chi cục Thủy sản, Biển và Hải đảo

(NLĐO)- UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định số 709 về việc thành lập Chi cục Thủy sản, Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường. ...

Cảnh sát biển đang làm rõ vụ 2 ngư dân rơi xuống biển

(NLĐO) – Sau khi được lực lượng Cảnh sát biển cứu với, sức khỏe và tinh thần của 2 ngư dân rơi xuống biển đã ổn định ...

Mới nhất

SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM BỔ NHIỆM TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH MỚI

Suntory PepsiCo Việt Nam chính thức công bố bổ nhiệm ông Ashish Joshi vào vị trí Tổng Giám đốc Điều hành, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Ông kế nhiệm ông Jahanzeb Khan, người sẽ đảm nhận vai trò Tổng Giám đốc Điều hành của Suntory Beverage & Food khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trước khi...

CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH 2 TUYẾN ĐƯỜNG TRỌNG ĐIỂM

Chiều 4/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đặng Hồng Sỹ và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải đã đi kiểm tra thực tế 2 tuyến đường trọng điểm nằm trong chuỗi những công trình chào mừng 50 năm giải phóng Bình Thuận. Tham gia chuyến đi còn có Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết Phan...

NOVAWORLD PHAN THIET – ĐIỂM ĐẾN KHÔNG THỂ BỎ LỠ THÁNG 3!

Tháng 3 này, NovaWorld Phan Thiet chứng kiến sự đổ bộ của đông đảo du khách, từ hệ thống các công viên giải trí như Circus Land, Safari Cafe, Dino Park, Wonder Hill, Wonderland Water Park cho đến các nhà hàng nổi bật như Pinky Garden và Cơm niêu VietnamHouse. Cùng với đó, sân golf, bãi biển tuyệt...

ĐỘNG THÁI MỚI CỦA DỰ ÁN SÂN BAY TẠI “THỦ PHỦ” BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG BIỂN VIỆT NAM

Dự án cảng hàng không Phan Thiết là hạ tầng có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận. Đặc biệt, sân bay này khi đi vào hoạt động kỳ vọng sẽ làm tăng lượng du khách trong nước và quốc tế đến du lịch, nghỉ dưỡng ở Bình Thuận. Dự án...

TC Group hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết tại huyện Đông Anh – Tập đoàn Thành Công

Hưởng ứng lời kêu gọi của Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh về việc hỗ trợ xây dựng Nhà Đại đoàn kết cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn. Công đoàn cơ sở TC Group đã chủ động tìm hiểu, xác minh và xây dựng kế hoạch triển khai hỗ trợ, cùng với sự...

Mới nhất