Trang chủDestinationsKon TumNâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa

Nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa



29/07/2023 13:19


Năm học 2023 -2024, các khối lớp 4, lớp 8, lớp 11 trên địa bàn tỉnh sẽ học sách giáo khoa mới (Chương trình giáo dục phổ thông 2018). Như vậy, trừ các khối lớp 5, lớp 9 và lớp 12 thì các khối lớp trên địa bàn tỉnh đều đã triển khai học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với quyết tâm cao, hạn chế đến mức thấp nhất những vướng mắc, bất cập, ngành Giáo dục tỉnh đã có những định hướng cụ thể để việc dạy và học theo sách giáo khoa mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được hiệu quả.

Cũng như muôn vàn những cái mới khác khi mới bắt tay vào bao giờ cũng có nhiều khó khăn, việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng vậy, đặc biệt với đặc thù của một tỉnh miền núi, biên giới có hơn 53% là đồng bào DTTS, tỷ lệ hộ nghèo cao như tỉnh ta.

Phải khẳng định rằng, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa” là phù hợp với xu thế của sự phát triển. Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông quy định: “Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học”.








Đảm bảo sự ổn định trong lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa, tạo thuận lợi cho học sinh, phụ huynh. Ảnh: N.P 

 

Đối với tỉnh ta, theo Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT và trên cơ sở thực tế của địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 134/QĐ-UBND ngày 25/2/2021 về tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Quy trình lựa chọn sách giáo khoa được thực hiện chặt chẽ từ tổ chuyên môn, nhà trường đến Hội đồng cấp tỉnh.

Chuẩn bị cho năm học 2023-2024, để việc lựa chọn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định, từ đầu năm 2023, Sở Giáo dục và đào tạo đã có công văn yêu cầu các đơn vị triển khai nghiên cứu, tìm hiểu sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 đã được Bộ GDĐT phê duyệt. Theo đó, các cơ sở giáo dục phổ thông tôn trọng ý kiến đề xuất lựa chọn sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn; nghiên cứu các đầu sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt, phân tích, đánh giá về quá trình tổ chức và kết quả đề xuất lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn, sự phù hợp của các đầu sách giáo khoa với địa phương; tổ chức họp, thảo luận, đặc biệt lưu ý đối với các đầu sách giáo khoa có nhiều tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn. Dựa vào danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất và kết quả bỏ phiếu kín của các Hội đồng lựa chọn  sách giáo khoa, UBND  tỉnh đã Phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 4, lớp 8 và lớp 11 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đồng thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tiến hành công bố công khai và phổ biến rộng rãi sách giáo khoa được lựa chọn để cha mẹ học sinh biết, trang bị cho học sinh.








Phụ huynh, học sinh mua sách giáo khoa chuẩn bị cho năm học mới. Ảnh: NP

 

Với đề xuất điều chỉnh sách giáo khoa của một số đơn vị: Trường THPT Quang Trung (đề nghị thay đổi sách giáo khoa lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2023-2024); Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đăk Glei (đề nghị thay đổi sách giáo khoa tiếng Anh lớp 6 năm học 2023-2024); Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Hồi (đề nghị thay đổi sách giáo khoa tiếng Anh lớp 6, lớp 7 năm học 2023 -2024), phải thực hiện đảm bảo theo Thông tư 25/2020-TT-BGDĐT và Quyết định 134/QĐ-UBND.

Theo bà Phạm Thị Trung – Giám đốc Sở GD&ĐT, từ các quy định và thực tiễn cho thấy, vai trò của sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã khác so với sách giáo khoa hiện hành; các sách giáo khoa khác nhau được biên soạn với ngữ liệu, hình ảnh, cấu trúc khác nhau nhưng đều có chung mục tiêu là cụ thể hóa chương trình nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt đối với từng nội dung giáo dục được quy định trong chương trình. Tuy nhiên, mỗi đầu sách giáo khoa được biên soạn theo mạch kiến thức riêng, một cấu trúc riêng, cách tiếp cận riêng về nội dung và phương pháp. Vì vậy, sự thay đổi sẽ khiến giáo viên gặp khó khăn khi phải điều chỉnh một số vấn đề liên quan để tiếp nối mạch nội dung để tổ chức dạy học cho học sinh. Mặt khác, tính tới thời điểm này các đầu sách giáo khoa giáo dục phổ thông chưa sử dụng đủ nhiều, đủ lâu để đánh giá hết hiệu quả và tác động của một đầu sách trong cấp học. Giáo viên và học sinh cần phải có thêm thời gian sử dụng và đánh giá hiệu quả thực sự của bộ sách đã lựa chọn.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa, Sở GD&ĐT đã liên tục có các văn bản chỉ đạo, làm việc trực tiếp, tổ chức hội thảo, cử cán bộ quản lý, giáo viên tập huấn về sách giáo khoa mới. Trong đó, yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh và các cơ quan quản lý giáo dục hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn sách giáo khoa và sử dụng sách giáo khoa theo quy định. “Việc lựa chọn và sử dụng sách giáo khoa trong nhà trường cần đảm bảo sự ổn định so với năm học 2022 – 2023, tạo thuận lợi cho học sinh, cha mẹ học sinh; tuyệt đối, không để xảy việc thay đổi các đầu sách mà không đảm bảo quy trình, thiếu công khai, minh bạch, gây xáo trộn, khó khăn cho quá trình trang bị sách giáo khoa của cha mẹ học sinh. Nếu có sự thay đổi, cần đảm bảo sự lãnh đạo của cấp có thẩm quyền trên cơ sở đánh giá những khó khăn, thuận lợi và quy trình đầy đủ” – bà Phạm Thị Trung nhấn mạnh.

Nguyên Phúc





Source link

Cùng chủ đề

Đưa ra các giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực, tranh thủ được cơ hội, phát huy tối đa...

(MPI) - Phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc chiều 23/01/2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung thảo luận cho ý kiến về các giải pháp để tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực, tranh thủ được cơ hội, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, các "dư địa" để phát triển nhanh và bền vững...

Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ đề nghị hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh...

Ngày 23/01/2025, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) ban hành Văn bản số 35/CV-BCĐTKNQ18 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. ...

Comfee ra mắt bộ đôi bếp từ và hút mùi thông minh

Năm 2025, Comfee mở rộng danh mục sản phẩm với loạt thiết bị nhà bếp, tiếp tục hành trình xây dựng hệ sinh thái nhà thông minh. ...

Sau phiên tăng mạnh nhất châu Á, chứng khoán Việt đón Tết như thế nào?

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Giáp Thìn, thị trường chứng khoán ở trạng thái giằng co. Thanh khoản cả ba sàn đều thấp khi cả nước đang hướng về kỳ nghỉ Tết âm lịch dài 9 ngày. Thị trường chứng khoán...

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 nhóm lĩnh vực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khi chủ thể hiểu rõ giá trị sản phẩm OCOP

Sau gần 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh ngày càng có sức lan tỏa rộng, góp phần khơi dậy tiềm năng của các địa phương. Hiểu rõ lợi ích thiết thực Chương trình OCOP mang lại, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã chủ động tham gia, tích cực đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để được công nhận mới...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả...

Dọn phòng khách đón Tết bằng cách sửa 6 sai lầm kinh điển về nội thất

(Dân trí) - Dưới đây là 6 sai lầm cơ bản khi bố trí nội thất phòng khách mọi người thường gặp phải và cách khắc phục giúp thay đổi không gian sống trong dịp năm mới. Giữ lại những đồ không phù hợpNhiều người thường giữ lại những món đồ nội thất cũ kỹ không phù hợp với không...

Mới nhất