Trang chủNewsNhân quyềnNâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế – xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói giảm nghèo cho gia đình người lao động.

Chủ trương nói trên đã được thể hiện trong các văn kiện nghị quyết của đảng và quốc hội, trong đó có bộ luật lao động, luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các văn bản quy định hướng dẫn của chính phủ các cơ quan chức năng của nhà nước.

Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm tăng thu nhập nâng cao trình độ nghề và kỹ năng Ảnh Cổng TTDT

Nền kinh tế hội nhập

Khi nền kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, việc khai thác, phát triển thị trường lao động ở nước ngoài là yêu cầu tất yếu. Hiểu được điều này,  hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được chú trọng nâng cao, không chỉ ở số lượng mà còn ở chất lượng lao động và hiệu quả.

“Phát triển và khuyến khích đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục ý thức pháp luật, làm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp và người lao động về thực hiện hợp đồng, tôn trọng phong tục tập quán, văn hoá, hoà nhập thị trường lao động quốc tế” là một trong những chủ trương của Đảng.

Thực hiện chủ trương, nhất là từ khi có Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, số lượng doanh nghiệp hoạt động dịch vụ và lực lượng lao động Việt Nam hằng năm đi làm việc ở nước ngoài đều tăng trưởng ổn định.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất chế tạo (cơ khí, dệt may, giày da, lắp ráp điện tử…), xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ (chăm sóc người già, người bệnh, giúp việc gia đình). Người sử dụng lao động tại các thị trường tiếp nhận đã đánh giá người lao động Việt Nam khéo tay, chăm chỉ, khả năng nắm bắt công việc nhanh, ham học hỏi, làm việc năng suất, chất lượng.

Do vậy, tính từ khi ban hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, có khoảng 150 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đến nay, cả nước đã có trên 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Năm 2022, tổng số người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.779 lao động, đạt 158,64% kế hoạch năm 2022; quý I-2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 37.923 lao động, đạt 34.48% kế hoạch năm 2023.

Điều đáng ghi nhận, thị trường lao động không ngừng được mở rộng, nhất là các thị trường có mức thu nhập cao và điều kiện lao động tốt. Tính đến nay, đã có hơn 40 thị trường tiếp nhận người lao động Việt Nam; những thị trường mới đều là những quốc gia có thu nhập cao, có điều kiện làm việc tốt, như Đức, Ba Lan, Séc… Còn những thị trường truyền thống, như Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản…, số lượng người lao động đi làm việc tại đây đều gia tăng hằng năm.

Có được kết quả trên là do chúng ta đã ban hành những chủ trương, cơ chế, chính sách kịp thời, giúp người lao động tiếp cận nguồn vốn để chi trả chi phí đi làm việc ở nước ngoài.

Cùng với số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài gia tăng hằng năm thì trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước các chủ thể tham gia bao gồm cả các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ ngày càng lớn Ảnh Tech City Media

Bảo vệ quyền lợi người lao động ở nước ngoài

Cùng với việc chú trọng phát triển, mở rộng thị trường lao động ở các nước, các bộ, ngành liên quan luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng nước sở tại, các hội đoàn người Việt Nam để thường xuyên nắm số lượng, tình hình người lao động nhằm hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong trường hợp cần thiết.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương trong nước phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển chọn, tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ pháp lý cho người lao động làm thủ tục, hồ sơ khi đi, xử lý các vụ, việc phát sinh và giải quyết các vấn đề cho người lao động khi về nước theo quy định của pháp luật.

Cùng với số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài gia tăng hằng năm, thì trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể tham gia, bao gồm cả các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ ngày càng lớn. Theo đó, các giải pháp phát triển thị trường lao động được chú trọng thực hiện; công tác nghiên cứu, dự báo, khớp nối cung – cầu lao động và cập nhật hệ thống thông tin thị trường lao động được tăng cường.

Đồng thời, các cơ quan cũng luôn quan tâm, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong suốt thời gian làm việc ở nước ngoài, nhất là trong các tình huống khẩn cấp khi có sự cố xảy ra.

Điển hình, năm 2011 là cuộc sơ tán khẩn cấp đưa hơn 10.000 lao động về nước khi xảy ra cuộc nội chiến tại Lybia. Khi sự cố nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản xảy ra, Chính phủ nước ta đã sẵn sàng ứng phó, kịp thời bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người lao động Việt Nam.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, diễn biến hết sức phức tạp, Chính phủ nước ta đã chỉ đạo đơn vị chức năng, ban quản lý lao động Việt Nam tại các nước (Hàn Quốc, Saudi Arabia, UAE,…) và các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại khu vực Trung Đông, châu Phi phối hợp các cơ quan chức năng nước sở tại để đôn đốc giải quyết các tranh chấp hợp đồng; đăng ký về nước cho lao động giải quyết xong tranh chấp và hỗ trợ các thủ tục cần thiết khi có chuyến bay đưa công dân hồi hương… Chỉ trong hai năm (2020 – 2021), Chính phủ đã đưa về nước 1.008 lao động từ Saudi Arabia, 340 lao động từ UAE, 400 lao động từ Algeria, 216 lao động từ Guinea xích đạo và 226 lao động từ Uzbekistan…

Người lao động đã góp phần quảng bá hình ảnh, giá trị tốt đẹp của đất nước, văn hoá, con người Việt Nam đến cộng đồng quốc tế; nhiều người khi về nước tiếp tục tham gia có hiệu quả vào thị trường lao động trong nước với tinh thần, ý thức trách nhiệm và năng lực, trình độ, kỹ năng tay nghề cao, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước (hằng năm, số lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài gửi về nước khoảng từ 2,5 đến 3 tỷ USD).

Người lao động không chỉ thoát nghèo, mà còn có khả năng hỗ trợ, tạo điều kiện cho người thân đầu tư sản xuất, kinh doanh; đặc biệt tại những địa phương có nhiều người lao động đi làm việc ở nước ngoài, diện mạo quê hương có nhiều thay đổi với nhà cửa khang trang, hiện đại, an sinh xã hội ngày càng được bảo đảm.

Phương Anh 

Cùng chủ đề

Bình Định duyệt chủ trương thực hiện dự án đường ven biển nối Hoài Nhơn với Quảng Ngãi

Chủ tịch tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương thực hiện Dự án Đường ven biển đoạn cầu Thiện Chánh đi Quảng Ngãi với chiều dài hơn 3 km, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.080 tỷ đồng. Bình Định duyệt chủ trương thực hiện dự án đường ven biển nối Hoài Nhơn với Quảng NgãiChủ tịch tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương thực hiện Dự án Đường ven biển đoạn cầu Thiện Chánh đi Quảng Ngãi với...

Gamuda Land Việt Nam mở rộng quỹ đất, thúc đẩy dự án QTP tại miền Bắc

Với các dự án khu đô thị đẳng cấp và chiến lược tiên phong trong ngành bất động sản, Gamuda Land đang tiếp tục mở rộng và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, một trong những thị trường bất động sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Gamuda Land Việt Nam mở rộng quỹ đất, thúc đẩy dự án QTP tại miền BắcVới các dự án khu đô thị đẳng cấp và chiến lược tiên phong...

Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025

Trong không khí rộn ràng chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất tỵ 2025, UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn. Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025Trong không khí rộn ràng chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất tỵ 2025, UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức gặp...

Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025

SSI Digital Ventures được quản lý bởi SSIAM. Nền tảng đầu tư này thành lập với mục tiêu hỗ trợ các start-up công nghệ xây dựng giá trị bền vững thông qua các giải pháp đổi mới sáng tạo. Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025SSI Digital Ventures được quản lý bởi SSIAM. Nền tảng đầu tư này thành lập với mục tiêu hỗ trợ các start-up công nghệ xây dựng giá...

Phát nước và bánh mì cho người dân về miền Tây ăn Tết

Nhằm hỗ trợ cho người dân về quê ăn Tết Ất Tỵ 2025, Công an huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tổ chức trạm dừng chân nghĩa tình, tiếp hàng ngàn chai nước suối và bánh mì cho người dân. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Thanh niên dân tộc thiểu số tại Hà Giang áp dụng công nghệ 4.0 quảng bá sản phẩm

Huyện Quản Bạ (Hà Giang), công tác chuyển đổi số đang được đẩy mạnh thông qua các lớp tập huấn, hướng dẫn để thanh niên không đứng ngoài xu thế này. Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong Chương trình mục tiêu quốc gia, chuyển...

Bài đọc nhiều

Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Ngày 10/11/2023, Hội Phụ sản Việt Nam (VAGO) chủ trì, phối hợp cùng Tổng cục Dân số Kế hoạch hoá Gia đình (Bộ Y tế) và Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam tổ chức Hội thảo “Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” tại Hà Nội. Mức sinh thấp ảnh hưởng đến nguồn nhân lực lao động và an sinh xã hộiTuần lễ Vàng “Ngôi nhà hạnh phúc” 2021: Trao hàng nghìn hỗ...

Bộ Công an tổ chức tọa đàm về Cơ chế UPR

Tọa đàm nhằm mục đích nâng cao nhận thức và hiệu quả tham gia vào Cơ chế UPR của Bộ Công an nói riêng, Việt Nam nói chung trong các chu kỳ UPR tới.

29 trường học tham gia Ngày hội truyền thông dự phòng bệnh không lây nhiễm

Ngày 25/09, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Plan International Việt Nam tổ chức sự kiện “Ngày hội truyền thông dự phòng bệnh không lây nhiễm” tại Trường THPT Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Thời tiết hôm nay (26/9): Bắc Bộ ngày nắng, có mưa rải rác Hội sách Hà Nội diễn ra từ ngày...

Cùng chuyên mục

Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã có thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nữ giám đốc độc lập chiếm gần 25% tại top 100 công ty Hàn Quốc

Số lượng nữ giám đốc độc lập tại 100 công ty hàng đầu Hàn Quốc tiếp tục tăng vào năm 2024.

MTTQ Việt Nam dành hơn 1 tỷ đồng thăm hỏi, động viên y, bác sĩ và bệnh nhân ung thư

Nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà cho bệnh nhân ung thư với 800 suất quà, tổng trị giá 1,04 tỷ đồng. Ngày 25/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Đoàn công tác Trung...

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Mới nhất

Nhiều vụ tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia dịp cận Tết

Vào những ngày cận Tết, Bệnh viện Việt Đức ghi nhận một lượng lớn ca cấp cứu, trong đó tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia chiếm phần lớn, tiếp theo là các tai nạn sinh hoạt và các sự cố liên quan đến pháo nổ tự chế. Tin mới y tế ngày 25/1: Nhiều vụ tai nạn...

Kiếm bộn tiền từ nghề nấu mật mía phục vụ Tết

(NLĐO)- Nhờ nghề này mà nhiều gia đình ở "thủ phủ" mật mía lớn nhất xứ Thanh có được một nguồn thu ổn định mỗi dịp Tết...

Xuất hiện tuyết rơi, mưa phùn, Cục CSGT khuyến cáo tài xế lái xe ở đường trơn

Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, tại Hà Giang đã xuất hiện tuyết rơi, Hòa Bình có mưa phùn... khiến đường trơn trượt gây mất an toàn giao thông. Sáng 26/1 (tức 27 tháng Chạp), tại 3 thôn của 2 xã ở huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) có tuyết rơi. Khu vực này giáp biên giới...

Việt Nam là thị trường lớn nhất của hạt điều Campuchia

Chiếm khoảng 90% lượng hạt điều xuất khẩu, Việt Nam hiện là thị trường lớn nhất đối với mặt hàng này của Campuchia. Theo báo cáo của Hiệp hội hạt điều Campuchia (CAC), năm 2024, Campuchia đã xuất khẩu được 815 nghìn tấn hạt điều, trị giá 1,15 tỷ USD, tăng 24% về lượng và tăng...

Mới nhất