Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNạn bạo lực học đường "nóng bỏng" tại phiên họp giả định...

Nạn bạo lực học đường “nóng bỏng” tại phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, Bộ trưởng GDĐT có ý kiến thế nào?


Sáng 29/9, tại Hội trường Diên Hồng, toà nhà Quốc hội đã diễn ra phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2 năm 2024 với sự tham gia của 306 đại biểu trẻ em là những đội viên, thiếu niên tiêu biểu trong cả nước.

Dự Phiên họp giả định có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Chủ nhiệm các Ban, Ủy ban của Quốc hội.

Cùng dự có Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy; đại diện các Ban của Trung ương Đảng, Uỷ ban của Quốc hội, các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và tổ chức quốc tế.

Trẻ em lý giải nguyên nhân, đề cập giải pháp phòng, chống bạo lực học đường

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2 năm 2024 do Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội và các cơ quan liên quan tổ chức.

Trong sáng 29/9, các “Đại biểu Quốc hội nhí” tham gia phiên chất vấn về 2 chủ đề: “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”.

Tại “phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội trẻ em dành cho Bộ trưởng Bộ GDĐT trẻ em”, mối quan tâm của các em là về tình trạng bạo lực học đường ngày càng có xu hướng gia tăng, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này.

Nạn bạo lực học đường

“Đại biểu Quốc hội trẻ em” chất vấn “Bộ trưởng Bộ GDĐT trẻ em” về vấn đề bạo lực học đường. Ảnh: MOET

Các nguyên nhân bạo lực học đường được các em đặt ra và lý giải là vai trò của nhà trường ở một số nơi còn chưa quan tâm đầy đủ, trách nhiệm cho phòng, chống bạo lực học đường; sự quan tâm còn chưa đúng mức của gia đình; sự phát triển của môi trường mang lại lợi ích nhưng cũng nhiều mặt trái mà học sinh chưa đủ kiến thức để ngăn ngừa…

Trong các giải pháp để ngăn ngừa, đẩy lùi bạo lực học đường, các em đề cập tới việc tiếp tục thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2023; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng, chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên; chú trọng xây dựng văn hoá học đường; rriển khai hiệu quả mô hình “Trường học hạnh phúc” và phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”; đề cao trách nhiệm nêu gương của thầy cô giáo; bố trí chuyên gia tư vấn tâm lý học sinh; nâng cao hiệu quả các mô hình hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của hành vi bạo lực…

“Để loại bỏ bạo lực học đường, người phải làm nhiều việc nhất chính là học sinh”

Chia sẻ sự cảm động về cách bày tỏ của các đại biểu trẻ em tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT trẻ em trong Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đồng thời chia sẻ cảm nhận về sự tự tin của các em, đây là điều đáng mừng của giáo dục và gửi lời cảm ơn tới các em.

Theo Bộ trưởng, ngành Giáo dục đang đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc; đổi mới theo hướng phát triển toàn diện người học, để người học không chỉ có kiến thức cần thiết mà còn có các năng lực, kỹ năng để trở thành một công dân tốt, trở thành một người hạnh phúc, biết chia sẻ.

Nạn bạo lực học đường

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ về Phiên chất vấn của “Quốc hội trẻ em” với vấn đề bạo lực học đường. Ảnh: MOET

“Chặng đường đổi mới đã đi một chặng đường và sắp kết thúc một chu trình, trong quá trình đổi mới, ngành Giáo dục luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và toàn thể xã hội. Trong đó, việc Trung ương Đoàn, Hội Đồng đội Trung ương tổ chức Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” từ năm ngoái là một trong những thể hiện của sự quan tâm”, Bộ trưởng nói.

Khẳng định những vấn đề được chất vấn trong Phiên họp giả định không phải giả định mà là ý kiến thật, vấn đề thật, Bộ trưởng đánh giá cao sự bày tỏ thái độ, sự hiểu biết của các em từ góc độ những người trong cuộc và những người quan tâm thông tin về vấn đề bạo lực học đường. Trong đó, thống nhất khẳng định dứt khoát, trường học hạnh phúc không có chỗ cho bạo lực học đường, không có chỗ cho tệ nạn và nguy cơ với học sinh.

Cho rằng câu hỏi và trả lời của các đại biểu trẻ em trong phiên chất vấn đã chạm đến những vấn đề cốt lõi, tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, thực tế rất đa dạng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường và cần phải được cập nhật thông tin đầy đủ.

Bộ trưởng nhấn mạnh, không khí chung các trường học trong cả nước đang đổi mới, bầu không khí trong lành tốt đẹp vẫn đang hàng ngày diễn ra trên đất nước ta. Để cho môi trường học đường được lành mạnh, con người được bảo vệ, phát triển cần kiên quyết loại bỏ bạo lực ra khỏi học đường.

Đề cập đến một số nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường như tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, việc thực hiện quy chế học đường chưa thực sự nghiêm túc ở một số nơi, trách nhiệm của người lớn bao gồm người đứng đầu trường học, giáo viên chủ nhiệm có nơi chưa làm hết trách nhiệm, vai trò của gia đình – “nếu gia đình không có bạo lực gia đình sẽ góp phần hạn chế bạo lực học đường”, tác động của mạng xã hội, phim ảnh…, Bộ trưởng nhấn mạnh đặc biệt vai trò của chính các em học sinh.

Nạn bạo lực học đường

306 đại biểu là những đội viên, thiếu niên tiêu biểu trong cả nước tham gia “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2 năm 2024. Ảnh: MOET

Trả lời câu hỏi của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Ai là người quan trọng nhất trong phòng chống bạo lực học đường?”, một học sinh trả lời: “Quan trọng nhất là học sinh”. Đồng tình với câu trả lời này, Bộ trưởng chía sẻ: “Để loại bỏ bạo lực học đường, người phải làm nhiều việc nhất chính là học sinh. Nếu các em học tập tốt, sống có hoài bão, có lý tưởng, biết yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ, những người như vậy ắt hẳn sẽ không thực hành bạo lực với người khác. Nếu các em có đủ kỹ năng để có thể tự giải quyết được việc của mình, giúp bạn giải quyết được vấn đề của các bạn thì bạo lực không có chỗ trong học đường. Nếu các em có kỹ năng biết chọn lọc thông tin, biết sử dụng mạng xã hội, bày tỏ chính kiến thì cũng không có chỗ cho ảnh hưởng xấu độc của mạng xã hội… Sự tu dưỡng của bản thân, tình yêu thương, các kỹ năng, thái độ là những việc rất quan trọng các em cần làm để đẩy lùi bạo lực học đường”.

Bộ trưởng cũng gửi gắm, sau phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” hôm nay, quay về vai trò người thực hiện, các em sẽ làm nhiều việc hơn triển khai trong thực tế, cần phải làm gì để tự mình góp phần vào giải quyết câu chuyện của chính mình, câu chuyện của bạo lực học đường.

“Ai làm tốt việc người đó, từ các thầy cô hiệu trưởng, các thầy cô chủ nhiệm, tư vấn tâm lý làm hết trách nhiệm của mình; văn hoá học đường làm tốt; pháp luật được thực thi… chúng ta sẽ từng bước, từng bước đẩy lùi được bạo lực học đường, xây dựng môi trường hạnh phúc – là môi trường thực tế đang có của chúng ta”, Bộ trưởng nhấn mạnh.





Nguồn: https://danviet.vn/nan-bao-luc-hoc-duong-nong-bong-tai-phien-hop-gia-dinh-quoc-hoi-tre-em-bo-truong-gddt-co-y-kien-the-nao-20240929174109208.htm

Cùng chủ đề

Tâm sự của Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng GD-ĐT giả định trong Quốc hội trẻ em

Tại phiên họp giả định Quốc hội trẻ em vừa qua, nhiều đại biểu trẻ em đã để lại ấn tượng sâu sắc, trong đó có Chủ tịch Quốc hội trẻ em Lê Gia Vinh và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giả định Trần Bình Minh. Hai em Lê Gia Vinh và Trần Bình Minh cũng đã có những bức ảnh nhiều cảm xúc nhất trong Quốc hội trẻ em, đó là bức ảnh Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp...

Bảo vệ trẻ trước bắt nạt học đường, dễ hay khó?

Chỉ riêng việc học trò bắt nạt nhau, tôi cho rằng là điều không dễ khi "người trong cuộc" lắm khi không hé môi lên tiếng. Chuyện này nơi nào cũng có. Không thể có thống kê được các kiểu học trò bắt nạt nhau. Các vụ học sinh đánh nhau hoặc cố tình làm đau thân thể bạn có thể được...

[Ảnh] “Quốc hội trẻ em” chất vấn về bạo lực học đường và tác hại của thuốc lá

NDO - Sáng 29/9, tại Hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ hai năm 2024 diễn ra sôi nổi với sự tham gia của 306 đại biểu là những đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ mọi miền Tổ quốc. Phiên họp giả định lần thứ hai của “Quốc hội trẻ em” năm 2024...

Phan Bảo Ngọc – Đại biểu đoàn TP Hà Nội tham dự Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Phiên họp giả định lần thứ II của "Quốc hội trẻ em" năm 2024 sẽ diễn ra trong 1,5 ngày, bắt đầu từ sáng ngày 28/9 và kết thúc vào sáng ngày 29/9/2024 và tập trung vào hai chủ đề: "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc dùng thứ hạt khác để thay thế, xuất khẩu một loại tinh bột của Việt Nam sang thị trường tỷ dân giảm

Do nhu cầu của thị trường chính Trung Quốc giảm nên xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc cũng giảm theo. ...

Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Thuận giải ngân 800 triệu đồng cho 20 hội viên phát triển nuôi bò

Theo thông tin từ Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức giải ngân 800 triệu đồng cho 20 hội viên nông dân ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc phát triển chăn nuôi. ...

Con đường hoa màu vàng, cảnh đẹp không khác gì Hàn Quốc đang gây sốt ở Hà Nội

Hoa phong linh phủ kín một màu vàng đang “làm mưa, làm gió” trên các diễn đàn mạng xã hội. Không ít người tìm đến và chụp ảnh, check-in. ...

Học sinh không nên chờ công bố môn thi thứ 3

Trong tuần tới, học sinh Hà Nội sẽ biết được chính xác môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 là môn gì sau bao ngày mong ngóng, hồi hộp và lo lắng. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GDĐT Hà Nội có một số lưu ý với thí sinh. ...

Làng gốm 800 năm ở Bắc Ninh, nơi có dòng men da lươn nổi tiếng làm “mê hoặc” cán bộ ngoại giao Nhật Bản

Bà Kamitani Naoko, cán bộ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam bén duyên với gốm Phù Lãng ở xã Phù Lãng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong lần dự triển lãm đồ gốm ở thủ đô Hà Nội. “Khi...

Bài đọc nhiều

Công bố lịch thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025

Các đợt thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 15-3 đến 18-5, thí sinh bắt đầu đăng ký ca thi từ ngày 23-2. Bài thi HSA được thí sinh thực hiện trên...

Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐH Quốc gia Hà Nội

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) học sinh THPT năm 2025, trong đó có lịch thi và địa điểm các đợt chi tiết.

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Soobin Hoàng Sơn, Hoa hậu Thanh Thủy lọt đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

Sáng 20/2, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức họp báo công bố danh sách 19 đề cử xuất sắc lọt vào vòng bình chọn trực tuyến của Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Năm 2024, ban tổ chức đã nhận được 159 hồ sơ đề cử từ 55 đơn vị trên cả nước, trong đó có 3 hồ sơ tự ứng cử. Người được đề...

Cùng chuyên mục

“Striped Project” – Hành trình 10 năm bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ

"Striped Project" là dự án về môi trường vì cộng đồng được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thông qua truyền thông và các hoạt...

Những địa phương nào chưa công bố môn thi thứ ba vào lớp 10

TPO - Đến thời điểm này, hơn 40 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã công bố môn thi thứ ba kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026. Các địa phương còn lại sẽ phải công bố trong tháng 2 theo chỉ đạo của Thủ tướng. TPO - Đến thời điểm này, hơn 40 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã công bố môn thi thứ ba kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học...

Đạt gần 100% sau 3 tiếng mở cổng đăng ký

TPO - Chỉ sau 3 giờ mở cổng đăng kí, Hội đồng thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội thống kê đã nhận được 89.196 lượt đăng ký thi, đạt 99,8% quy mô kì thi. TPO - Chỉ sau 3 giờ mở cổng đăng kí, Hội đồng thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội thống kê đã nhận được 89.196 lượt đăng ký thi, đạt 99,8% quy mô kì...

Trường phổ thông có sân thể thao chuẩn quốc tế cho học sinh chơi pickleball

Trường Trung học thực hành Đại học Sư phạm TP.HCM vừa đưa vào sử dụng sân thể thao M để học sinh, giáo viên có thể luyện tập bộ môn đang làm khuynh đảo mọi giới: pickleball. Tại TP.HCM, một số trường phổ thông...

Bộ GD-ĐT thông tin về ngữ liệu đề thi môn ngữ văn tốt nghiệp THPT 2025

GS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, đã cung cấp những thông tin mới nhất về ngữ liệu đề thi môn ngữ văn và có lời khuyên học sinh tự học thay vì phải áp lực việc học thêm,...

Mới nhất

Hoàn thiện hướng dẫn thí điểm dự án nhà ở thương mại

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 55/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Nghị định hướng dẫn chi tiết Nghị quyết 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại. Nghị quyết số 171/2024/QH15 về thí điểm thực hiện dự án nhà...

HLV mất việc sau 3 trận ở V.League trở lại dẫn dắt U17 Việt Nam

"Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) bổ nhiệm tôi làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển U17 Quốc gia tranh tài tại giải U17 châu Á 2025 diễn ra vào tháng 4 tại Ả Rập Xê Út", huấn luyện viên Cristiano Roland thông báo. Nhà cầm quân người Brazil cũng tiết lộ danh sách ban huấn luyện...

Nổ bom ngay trước chuyến thăm tới tỉnh miền Nam của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra

Ngày 23/2, một số vụ nổ bom đã xảy ra tại các tỉnh miền Nam Thái Lan gây thương vong. Đáng chú ý, có vụ nổ xảy ra ngay trước khi phái đoàn của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra tới.

U20 Nhật Bản và U20 Hàn Quốc giành vé dự World Cup sau loạt sút luân lưu

(Dân trí) - Hai quốc gia phát triển bóng đá trẻ thuộc vào loại tốt nhất châu Á gồm Nhật Bản và Hàn Quốc đồng loạt có vé đến World Cup U20, sau những chiến thắng nghẹt thở trước Iran và Uzbekistan. Ở cặp đấu giữa Nhật Bản và Iran, Iran là đội vươn lên dẫn trước từ rất sớm....

Mới nhất