Trang chủNewsThế giớiNăm thập niên nhiều ‘gia vị’

Năm thập niên nhiều ‘gia vị’



Ngày 10/12, Ấn Độ và Hàn Quốc kỷ niệm dấu mốc 50 năm của mối quan hệ song phương nhiều thăng trầm (1973-2023).

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề Hội nghị thượng đỉnh  Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở New Delhi tháng 9/2023. (Nguồn: ANI)
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở New Delhi tháng 9/2023. (Nguồn: ANI)

Trong tuyên bố nhân sự kiện đặc biệt này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bày tỏ hy vọng tăng cường quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt với Ấn Độ. Viết trên mạng xã hội X, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định: Quan hệ Ấn Độ-Hàn Quốc là “một hành trình của sự tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ các giá trị chung và mối quan hệ đối tác ngày một phát triển”.

Từ “lạnh” tới “ấm”

Bất chấp vai trò then chốt của Ấn Độ trong ngăn chặn Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh lạnh đã khiến quan hệ của Ấn Độ với Hàn Quốc trở nên căng thẳng. Ban đầu, sáng kiến của Ấn Độ về thiết lập quan hệ với Hàn Quốc năm 1973 chỉ được coi là một cử chỉ ngoại giao và không có nhiều kỳ vọng về tiến bộ đáng kể.

Song, Chiến tranh lạnh kết thúc đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng. Ấn tượng trước sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước Đông Á, các nhà lãnh đạo châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, bắt đầu quan tâm sâu sắc đến thành công của Hàn Quốc và Nhật Bản. Đồng thời, khi Seoul tìm kiếm thị trường mới cho nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của mình, các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh của nước này lại ngày càng chú ý tới Ấn Độ.

Xuất phát từ lợi ích chung, Ấn Độ và Hàn Quốc đã xây dựng một mạng lưới thỏa thuận mới, thúc đẩy cả hai củng cố các mối quan hệ.

Cột mốc quan trọng là chuyến thăm New Delhi của Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam tháng 2/1996, ký kết Hiệp định Đối tác định hướng tương lai, đặt ra mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD vào năm 2000. Sau đó, lãnh đạo hai nước đã ký Thỏa thuận thành lập Ủy ban hỗn hợp Hàn Quốc – Ấn Độ, tập trung tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư và văn hóa.

Năm 2004, trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun, hai bên đã thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác lâu dài vì hòa bình và thịnh vượng, đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD năm 2008. Một năm sau, hai bên ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA), có hiệu lực từ tháng 1/2010.

Đáng chú ý, khi quan hệ đối tác phát triển trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh, cả Ấn Độ và Hàn Quốc cân nhắc hơn về mặt chiến lược. Trước tình hình đó, năm 2010, New Delhi và Seoul đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, trong đó bao gồm hợp tác an ninh và quốc phòng biên giới.

Năm năm sau, hai nước nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược đặc biệt, thiết lập khuôn khổ cho các cuộc gặp cấp cao hằng năm thông qua thăm song phương và diễn đàn đa phương. Seoul và New Delhi khởi xướng Đối thoại cấp Bộ trưởng 2+2 về ngoại giao và quốc phòng.

Lần gần đây nhất lãnh đạo hai nước gặp nhau là tháng 9/2023, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở New Delhi. Tại đây, Tổng thống Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Narendra Modi nhất trí củng cố quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt. Đồng thời, hai nhà lãnh đạo cam kết tiếp tục đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực thông qua hợp tác hài hòa giữa chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hàn Quốc và chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ.

Trong hợp tác về kinh tế và thương mại, các cuộc đàm phán sửa đổi CEPA đã được bắt đầu nhằm giải quyết những lo ngại ngày càng gia tăng của cả hai bên.

Đồng thời, New Delhi bày tỏ sự quan tâm đến các hệ thống vũ khí ngày càng hiện đại của Seoul. Đây là tiền đề cho thỏa thuận trị giá 650 triệu USD để xuất khẩu pháo tự hành K9 của Hàn Quốc sang Ấn Độ, cùng với đó là các cuộc thảo luận về các liên doanh tiềm năng để sản xuất hệ thống vũ khí ở đất nước Nam Á.

Đối mặt với rào cản

Tuy có thành tựu trên, hai bên vẫn phải đối mặt không ít rào cản tồn tại từ lâu.

Đầu tiên, dù đã có nỗ lực, đàm phán sửa đổi CEPA vẫn đi vào bế tắc do cả hai đều không sẵn sàng nhượng bộ yêu cầu của nhau. Trong bối cảnh đó, một số ý kiến lo ngại rằng Ấn Độ và Hàn Quốc có thể không đạt được mục tiêu thương mại 50 tỷ USD vào năm 2030. Đầu tư của Hàn Quốc vào Ấn Độ cũng không diễn ra như mong đợi. Số sinh viên Hàn Quốc theo học tại Ấn Độ còn thấp.

Ngoài ra, nhận thức của hai nước về nhau còn hạn chế. Hình ảnh không gian công cộng mất vệ sinh, tỷ lệ tội phạm cao và bất bình đẳng xã hội hiện vẫn tồn tại ở một phần của Ấn Độ đã phủ bóng đen lên hợp tác kinh tế và quốc phòng giữa hai quốc gia. Chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người, trong đó con số của Hàn Quốc cao hơn rõ rệt so với Ấn Độ, góp phần tạo nên thành kiến về quốc gia Nam Á, qua đó ảnh hưởng đến động lực trong quan hệ đối tác hai nước.

Ở chiều ngược lại, đã đến lúc New Delhi coi Seoul là đối tác toàn diện, chứ không chỉ là nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ và mua sắm vũ khí mới. Khi Hàn Quốc phải đối phó với thách thức kinh tế và xã hội, bao gồm việc nước này dự kiến sẽ tụt xuống vị trí thứ 15 trong nền kinh tế toàn cầu năm 2050, Ấn Độ cần một chiến lược toàn diện để hỗ trợ Seoul vượt qua những thách thức sắp tới.

Cuối cùng, trong hợp tác quốc phòng, Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) vẫn thận trọng trong các thương vụ với New Delhi. Điều này nhiều lần cản trở nỗ lực của Ấn Độ nhằm mua các hệ thống vũ khí tiên tiến của Hàn Quốc và bảo đảm chuyển giao công nghệ từ Hàn Quốc, cản trở việc hiện thực hóa đầy đủ quan hệ đối tác quốc phòng giữa hai nước.

Khi đó, hai bên cần thu hẹp khoảng cách về tâm lý, góp phần vào sự phát triển bền vững, thích ứng với sự biến động của thế giới. Điều này là cần thiết để quan hệ Ấn Độ – Hàn Quốc phát triển bền vững trong năm thập kỷ tới và xa hơn nữa.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Trump muốn gặp Thủ tướng Modi sau khi trục xuất người Ấn Độ

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi lời mời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Nhà Trắng vào tuần tới, theo thông tin từ một quan chức Chính phủ Mỹ. Lời mời này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi một máy bay quân sự của Mỹ khởi...

Ông Yoon Suk Yeol lần đầu xuất hiện tại tòa

Yonhap đưa tin Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã trình diện trước Tòa án Hiến pháp vào ngày 21.1 để trả lời chất vấn liên quan vụ ban bố thiết quân luật. ...

Tổng thống Hàn Quốc bị giam giữ, người biểu tình xông vào đập phá tòa án

(CLO) Tòa án Quận phía Tây Seoul hôm Chủ nhật (19/1) đã gia hạn lệnh giam giữ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol thêm 20 ngày, dẫn đến việc hàng trăm người ủng hộ ông đã xông vào tòa án, đập vỡ cửa sổ và đột nhập vào bên trong....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thăm 3 nước châu Á

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm chính thức tới Malaysia, Indonesia và Pakistan vào tuần tới.

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Dù trời giá rét, lễ khai hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vẫn thu hút hàng chục nghìn người

Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Reuters dẫn nguồn tin quan chức Ukraine nói rằng tên lửa từ CHDCND Triều Tiên được Nga sử dụng tại Ukraine đã dần cải thiện độ chính xác. ...

Ông Trump tuyên bố Gaza ‘sẽ được Israel trao cho Mỹ’

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6.2 nói rằng Dải Gaza sẽ được Israel ‘trao cho Mỹ’ khi chiến sự chấm dứt. ...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thăm 3 nước châu Á

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm chính thức tới Malaysia, Indonesia và Pakistan vào tuần tới.

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

“Cha đẻ” của Namibia, cựu Tổng thống Sam Nujoma qua đời

Cựu Tổng thống Sam Nujoma, người được tôn kính vì đã lãnh đạo Namibia giành độc lập từ Nam Phi vào năm 1990, đã qua đời ở tuổi 95 vào ngày 8/2.

Chìm tàu cá ngoài khơi Hàn Quốc, có thuyền viên Việt Nam

Báo Korea Times ngày 9.2 thông báo một tàu cá chở 14 thuyền viên chìm ngoài khơi bờ biển phía nam Hàn Quốc, khiến ít nhất 4 người chết và 6 người mất tích. ...

Tổng thống Trump thích đàm phán với Iran thay vì ném bom, Nga nói “Mỹ không muốn đối thoại nghiêm túc”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ưu tiên đàm phán hạt nhân với Iran thay vì tiến hành các hoạt động quân sự. Ở một diễn biến liên quan, nhà ngoại giao Nga cho biết Mỹ chưa sẵn sàng nối lại các cuộc thảo luận nghiêm túc về giải trừ vũ khí hạt nhân.

Mới nhất

Hàng nghìn du khách về với hội Lim Xuân Ất Tỵ

(CLO) Hội Lim là lễ hội truyền thống của 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão, huyện Tiên Du,...

Trai làng tranh nhau bắt vịt dưới ao, 3 chàng trai may mắn ẵm luôn 12 triệu đồng

Ngày 12 tháng Giêng hàng năm, làng Lại Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) diễn ra hội thi bắt vịt dưới ao, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tới theo dõi và cổ vũ. ...

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực,...

Nhộn nhịp thị trường đồ cúng Rằm tháng Giêng trên ‘chợ mạng’

Trên ‘chợ mạng’, những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được quảng cáo dày đặc với mức giá chỉ từ 800 nghìn đồng/mâm. Ngày Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên) là một ngày lễ quan trọng để người Việt Nam thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh, mong...

Mới nhất