Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNăm học mới vẫn thiếu giáo viên ở hầu hết các địa...

Năm học mới vẫn thiếu giáo viên ở hầu hết các địa phương


Theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, năm học 2024-2025, số giáo viên còn thiếu so với năm học 2023 – 2024 tăng 19.856 giáo viên mầm non và phổ thông. Nguyên nhân chính do số học sinh mầm non tăng 2.327 nhóm lớp, phổ thông tăng 7.150 lớp.

4-giao-vien-1.jpg -0
Cần nhiều giải pháp đồng bộ để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên. (Ảnh minh họa).

Ông Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết, năm học 2023-2024, tỉnh còn thiếu khá nhiều giáo viên so với định mức quy định; thiếu nguồn tuyển giáo viên các môn Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật. Đội ngũ giáo viên của Điện Biên còn có biến động khá lớn sau khi kết thúc năm học do giáo viên chuyển công tác về miền xuôi. Thiếu giáo viên gây áp lực khá lớn đối với các thầy cô do phải dạy tăng giờ, dạy liên cấp, liên trường. Từ thực trạng trên, lãnh đạo tỉnh Điện Biên đề nghị Bộ GD&ĐT tham mưu chính sách không thực hiện cắt giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đối với các tỉnh còn nhiều khó khăn, không có khả năng thành lập các trường ngoài công lập như tỉnh Điện Biên và bố trí đủ giáo viên hưởng lương từ ngân sách theo định mức đối với các tỉnh này.

Cùng với đó, cần giao tăng chỉ tiêu đào tạo giáo viên các môn chuyên biệt như Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật và giáo viên tiểu học cho các cơ sở đào tạo giáo viên để đáp ứng nhu cầu nguồn tuyển giáo viên cho các địa phương; áp dụng chính sách thu hút giáo viên trong toàn bộ thời gian công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hợp đồng không thời hạn đối với giáo viên công tác ở vùng đặc biệt khó khăn từ 10 năm trở lên; hỗ trợ giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn, như tiền thuê nhà, tiền đi lại đối với giáo viên dạy tại các điểm bản; tiền trực trưa; quan tâm đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên.

Không chỉ là vấn đề của các địa phương miền núi, vùng khó mà thực trạng thiếu giáo viên cũng đang diễn ra ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi đô thị hóa diễn ra nhanh với sự gia tăng dân số chóng mặt tại các quận nội thành. Để đảm bảo học sinh có đủ chỗ học trong năm học 2023-2024, Hà Nội đã xây dựng thêm 39 trường mầm non, phổ thông công lập mới và đưa vào hoạt động với quy mô 554 lớp học và 19.350 em. Việc thành lập thêm các trường cũng đồng nghĩa với tình trạng thiếu biên chế giáo viên. Tính theo định mức do Bộ GD&ĐT quy định thì Hà Nội thực tế đang thiếu khoảng 16.000 giáo viên, trong đó, riêng năm học 2023-2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục.

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2024-2025 do Bộ GD&ĐT tổ chức, bà Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT có những định mức, quy định về biên chế giáo viên phù hợp với các địa phương đặc thù, có số lượng, quy mô giáo dục, đào tạo lớn do nhu cầu tuyển dụng, sử dụng giáo viên cao như TP Hà Nội.

4-giao-vien-2.jpg -0
Cần nhiều giải pháp đồng bộ để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết: Trong năm học vừa qua, tình trạng thừa – thiếu giáo viên đã từng bước được khắc phục. Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ bổ sung 27.826 biên chế cho năm học 2023-2024; trên cơ sở đó, các địa phương đã tổ chức tuyển dụng được 19.474 giáo viên. Bộ GD&ĐT cũng đã trình Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học. Đến nay, đội ngũ nhà giáo đã được phát triển về số lượng, khắc phục dần những bất cập về cơ cấu.

Tính đến hết năm học 2023-2024, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông là 1.251.377 người (tăng 17.253 giáo viên so với năm học 2022-2023) và 99.412 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (giảm 723 cán bộ quản lý so với năm học 2022-2023). Tuy vậy, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng thừa nhận, tình trạng thiếu giáo viên cục bộ vẫn còn tồn tại hầu hết ở các địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học mới như Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học.

Theo Bộ GD&ĐT, nguyên nhân thiếu giáo viên chủ yếu là do sức hút vào ngành còn hạn chế; tình trạng giáo viên nghỉ việc vẫn còn cao; nguồn tuyển giáo viên một số môn học đặc thù còn thiếu. Bên cạnh đó, số lớp học tăng do số lượng học sinh tăng dẫn đến nhu cầu giáo viên tăng; công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu giáo viên từ cấp chiến lược đến các địa phương chưa sát, không theo kịp thực tế; biến động dân số, dịch chuyển lao động giữa các vùng miền với số lượng lớn và không có quy luật… Ngoài ra, việc tuyển dụng của các địa phương còn chậm. Hiện vẫn còn khoảng 72.000 biên chế được giao chưa tuyển dụng.

Chia sẻ với PV Báo CAND về những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trong năm học mới 2024-2025, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương tuyển hết số chỉ tiêu, đặt hàng đào tạo giáo viên; các trường đại học tích cực tổ chức đào tạo gắn với các môn học mới, giáo viên dạy tiếng dân tộc. Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nâng cao vị thế của nhà giáo, trong đó có Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội tạo hành lang pháp lý cho việc ban hành các chính sách đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, quản lý, tôn vinh, khen thưởng… và trao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong việc tuyển dụng, điều động, bố trí giáo viên.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ số chỉ tiêu biên chế còn lại theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị; quyết liệt đôn đốc các địa phương tuyển hết số biên chế được giao từ các năm trước và giao bổ sung; đề nghị các địa phương trong phạm vi thẩm quyền và điều kiện cụ thể về kinh tế – xã hội, có các chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đội ngũ giáo viên của địa phương, tạo niềm tin và sự an tâm cho giáo viên trong quá trình công tác.



Nguồn: https://cand.com.vn/giao-duc/nam-hoc-moi-van-thieu-giao-vien-o-hau-het-cac-dia-phuong-i742436/

Cùng chủ đề

Chính phủ đã trình Quốc hội phê duyệt dự án tuyến đường sắt trị giá 8,369 tỷ USD

Dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng có chiều dài tuyến chính 390,9 km, khổ 1.435 mm, vận chuyển chung hành khách và hàng hóa có tổng mức đầu tư 8,369 tỷ USD được đề xuất sử dụng vốn đầu tư công. Chính phủ đã trình Quốc hội phê duyệt dự án tuyến đường sắt trị giá 8,369 tỷ USDDự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội –...

Tin tức sáng 12-2: Quốc hội họp bất thường, xem xét nhân sự; Dân gửi ngân hàng vượt mốc 7 triệu tỉ

Tin tức đáng chú ý: Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9, xem xét công tác nhân sự; Tiền gửi ngân hàng của dân vượt mốc 7 triệu tỉ đồng; Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM có xu hướng giảm... ...

Tái tạo ngực miễn phí cho bệnh nhân ung thư vú

NDO - Đối với các bệnh nhân ung thư vú sau điều trị, có những người ở độ tuổi rất trẻ đã phải mang khiếm khuyết hình thể. Thấu hiểu điều này, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã tổ chức chương trình "Tạo hình vòng 1 sau điều trị ung thư" để đồng hành cùng những người bệnh ung thư vú trên khắp cả nước. NDO - Đối với các bệnh nhân ung thư vú...

Cuộc chiến AI Mỹ-Trung chưa hạ nhiệt, thung lũng Silicon nóng rực vì Elon Musk

Sau ồn ào kiện tụng, tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk hỏi mua OpenAI với giá gần 100 tỷ USD nhằm 'mang lại lợi ích cho nhân loại'. Sếp OpenAI Sam Altman phản pháo đầy chất cà khịa, xoáy vào nỗi đau của ông chủ Tesla. Cuộc đua trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Thung lũng Silicon cũng nóng không kém cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc sau "cơn địa chấn" DeepSeek. Tỷ...

Món phở không chan nước dùng ở Lạng Sơn, khách ăn vài bát giải ngán

Không chan nước dùng nóng hổi như các món phở truyền thống, món phở đặc sản ở Lạng Sơn hút khách nhờ độ thanh mát, đủ vị mặn ngọt chua cay, thích hợp ăn giải nhiệt, giải ngán dịp đầu năm. Phở chua là món ăn thường thấy ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng… nhưng ngon và phổ biến hơn cả là ở Lạng Sơn. Tuy gọi là phở nhưng hình thức và cách...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Địa phương sẽ hỗ trợ kinh phí cho các nhà trường khi triển khai Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm

Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về việc dạy thêm học thêm đang nhận được sự chú ý từ dư luận xã hội, đặc biệt là giáo viên, học sinh cả nước. Bên cạnh những đánh giá tích cực, những ngày qua cũng có không ít ý kiến bày tỏ sự lúng túng trong quá trình thực...

Khai mạc Lễ hội Xuân hồng 2025, dự kiến thu được 8.000 đơn vị máu

Chiều 11/2, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương và Hội Thanh niên Vận động hiến máu Hà Nội tổ chức khai mạc sự kiến hiến máu Lễ hội Xuân hồng lần thứ 18 - năm 2025.  Phát biểu khai mạc, PGS.TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, Lễ hội Xuân...

Dừng dạy thêm, học thêm trong nhà trường: Học sinh cuối cấp có bị ảnh hưởng?

Đặc biệt, trước quy định trường học không thu tiền đối với 3 nhóm học sinh (gồm: nhóm có kết quả học tập môn học cuối kỳ chưa đạt; được chọn bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh cuối cấp lớp 9, lớp 12 tự nguyện đăng ký ôn luyện theo kế hoạch của nhà trường) đã khiến...

Hà Nội: Điều chỉnh lịch học trong trường hợp nhiệt độ xuống quá thấp

Ngày 10/2, UBND TP Hà Nội có công văn về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại. Theo đó, UBND TP Hà Nội giao Sở Y tế theo dõi sát tình hình thời tiết, diễn biến rét đậm, rét hại trên địa bàn để có khuyến cáo kịp...

Đại học Đà Nẵng: Nỗ lực đổi mới, sáng tạo, đột phá về chất lượng nghiên cứu khoa học

Để phấn đấu thực hiện nhiệm vụ lớn phát triển thành ĐH Quốc gia theo tinh thần Nghị quyết số 26/NQ-TW và Kết luận số 79/KL-TW của Bộ Chính trị, ĐH Đà Nẵng luôn chú trọng đột phá, nâng cao chất lượng hoạt động KHCN và ĐMST gắn liền với chuyển đổi số. “Đòn bẩy” là dựa trên...

Bài đọc nhiều

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

  Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Diễn biến điểm chuẩn các trường công an nhân dân những năm gần đây

Dưới đây là điểm chuẩn của các trường công an nhân dân các năm gần đây:Học viện An ninh Nhân dân:Công tác tuyển sinh vào các trường khối ngành công an năm nay cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2023, phân chia theo khu vực. Các trường giữ nguyên 3 phương thức xét tuyển:Phương thức 1: Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Cùng chuyên mục

Lưu ý khi chọn học ‘ngành của những thí sinh giỏi’

Mục tiêu của Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2023 - 2030 định hướng 2050 là tỷ lệ bác sĩ trên một vạn dân đạt 19, dược sĩ là 4 và điều dưỡng là 33. Tuy nhiên đến...

Thực hư phụ huynh ở Hà Nội tố trường “ép” ký giấy học thêm và đặt 1 câu hỏi khi thực hiện Thông tư...

Phụ huynh này cho biết, do sức ép của thầy cô chủ nhiệm và nhà trường mà nhiều năm qua phải ký giấy học thêm dù không muốn học. ...

Hành trình từ trượt đại học đến chạm tay tới MIT, Harvard của 9X Việt

Từng thi trượt đại học, sau đó thi lại lần 2, bỏ học giữa chừng rồi thi lần 3... Linh chưa từng nghĩ có ngày mình sẽ chạm tay được tới MIT, Harvard - những ngôi trường hàng đầu thế giới. Trịnh Phạm Hải Linh (34 tuổi) vừa quay về Việt Nam sau khoảng thời gian công tác tại Sở Công nghệ và Đổi mới, Văn phòng Thị trưởng thành phố Boston (Mỹ). Cô từng theo học bậc cử nhân...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Nỗi đau đại dương phải đối mặt

Con người cho rằng chất thải và hóa chất sẽ bị hòa tan trong đại dương tới mức an toàn và không gây ảnh hưởng gì đến ai. Nhưng sự thật không phải như vậy. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh...

Xôn xao trường gọi phụ huynh học sinh đến ký đơn tự nguyện học thêm

TPO - Một tài khoản tự nhận phụ huynh Trường THCS Mỗ Lao, quận Hà Đông (Hà Nội) có ý kiến về việc nhà trường gọi đến ký đơn đăng ký học thêm tự nguyện có thu tiền. Tuy nhiên, hiệu trưởng trường này khẳng định, không có chuyện ép học thêm. TPO - Một tài khoản tự nhận phụ huynh Trường THCS Mỗ Lao, quận Hà Đông (Hà Nội) có ý kiến về việc nhà trường...

Mới nhất

Mời gọi đầu tư 535 dự án vào TP. Thủ Đức và nhà máy đốt rác phát điện 1.500 tỷ đồng ở Bình Định

TP.HCM mời gọi đầu tư 535 dự án vào TP. Thủ Đức, tổng vốn 800.000 tỷ đồng; Bình Định tiếp tục tìm nhà đầu tư nhà máy đốt rác phát điện 1.500 tỷ đồng… Mời gọi đầu tư 535 dự án vào TP. Thủ Đức và nhà máy đốt rác phát điện 1.500 tỷ đồng ở Bình ĐịnhTP.HCM mời gọi...

Suy gan, thận vì muốn ‘giảm cân thần tốc’ mà ngại luyện tập, điều chỉnh ăn uống

Đánh vào tâm lý muốn giảm cân nhanh chóng, nhất là dịp sau Tết, nhiều nơi tung ra các sản phẩm, liệu trình điều trị giảm cân gắn mác “thần tốc”. ...

Để Hà Nội trở thành hình mẫu của đô thị xanh

Sẽ sớm giải quyết những thách thức Hà Nội với quy mô dân số gần 10 triệu người, diện tích hơn 3.300km2, là một trong 20 TP có diện tích tự nhiên lớn nhất thế giới. Cùng sự phát triển nhanh chóng, TP Hà Nội đối mặt với thách thức lớn về ô nhiễm không khí, nguồn nước, ùn...

10 cặp song sinh, anh em ruột ở Đồng Nai cùng viết đơn tình nguyện nhập ngũ

Cùng chung dòng máu, 10 cặp song sinh và anh em ruột ở Đồng Nai đã viết đơn nhập ngũ, khoác lên mình màu áo lính. Họ sát cánh bên nhau trên hành trình rèn luyện và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc. Những ngày này, không khí tại Đồng Nai trở nên nhộn nhịp hơn khi các thanh...

Ông Trump áp thuế thép, tỷ phú Trần Đình Long mất nghìn tỷ rồi lấy lại: Nỗi lo hụt?

Tài sản của Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long bốc hơi 2.000 tỷ đồng ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh thuế thép nhập khẩu. Tuy nhiên, cổ phiếu HPG đã hồi phục. Tác động chính sách của Mỹ ra sao với các doanh nghiệp thép Việt Nam? Trong phiên giao dịch 10/2, cổ phiếu Tập đoàn Hòa Phát...

Mới nhất