Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNăm 2024, xu hướng dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam...

Năm 2024, xu hướng dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam có gì nổi bật?

Hàng loạt thay đổi quan trọng trong dạy và học tiếng Anh không chỉ phản ánh sự chuyển mình của hệ thống giáo dục mà còn mở ra nhiều cơ hội, thách thức với cả người dạy lẫn người học.

Năm 2024, xu hướng dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam có gì nổi bật?- Ảnh 1.

Học sinh tiểu học tại TP.HCM trong một giờ học tiếng Anh

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc

Từ cuối năm 2023, Bộ GD-ĐT đã quyết định rằng môn ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh, sẽ không còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025. Quyết định này tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều, khi không ít người lo ngại việc bỏ tính bắt buộc có thể suy giảm vị thế của tiếng Anh trong môi trường học đường, dẫn đến thái độ học tiếng Anh cầm chừng và đối phó ở một bộ phận học sinh.

Tuy nhiên, một số chuyên gia lại nhận định quyết định này sẽ “trả tiếng Anh về đúng vị trí của nó”, là một môn học tập trung vào rèn luyện kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, thay vì chỉ dạy ngữ pháp để phục vụ các kỳ thi.

Dù vậy, thách thức lớn nhất vẫn nằm ở việc thay đổi tư duy giảng dạy và cách kiểm tra đánh giá trong nhà trường. Nếu các phương pháp dạy học không được cải tiến, việc học tiếng Anh có nguy cơ trở thành hình thức đối phó, thiếu thực chất.

Dần thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường

Một trong những thay đổi mang tính chiến lược là Bộ Chính trị đã quyết từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông. Cuối năm 2024, Phó thủ tướng Lê Thành Long cũng ký Quyết định số 1600 phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh vai trò then chốt của việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên.

Năm 2024, xu hướng dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam có gì nổi bật?- Ảnh 2.

Thí sinh TP.HCM trao đổi sau buổi thi tiếng Anh ở kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Việc hiện thực hóa mong muốn nêu trên đặt ra nhiều thách thức, về lý luận lẫn thực tiễn, cho hệ thống giáo dục nước ta. Để tránh vấp phải những hạn chế từng được nhiều chuyên gia chỉ ra trong Đề án Ngoại ngữ 2020, các chính sách cần được thực hiện một cách bài bản, từ nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, xây dựng chương trình học thực tiễn, đến đổi mới cách kiểm tra đánh giá phù hợp.

Ứng dụng công nghệ và huy động sự vào cuộc của toàn xã hội cũng là các yếu tố quan trọng giúp đề án này đạt được thành công.

Cơn sốt IELTS vẫn tiếp tục

Những năm gần đây, IELTS đã trở thành “tiêu chuẩn vàng” cho việc đánh giá năng lực tiếng Anh và xu hướng này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm 2024. Thị trường luyện thi IELTS ngày càng mở rộng, thậm chí lan sang bậc giáo dục phổ thông khi nhiều trung tâm ngoại ngữ hợp tác với các sở giáo dục để tập huấn giáo viên dạy IELTS.

Sự xâm nhập của IELTS vào chương trình phổ thông cần được quản lý chặt chẽ cả về cách tổ chức và chuyên môn để tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh, song vẫn đạt được hiệu quả mong muốn. IELTS được dự đoán vẫn sẽ là chứng chỉ được ưa chuộng trong những năm tới, thế nên các trung tâm, giáo viên phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học.

Năm 2024, xu hướng dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam có gì nổi bật?- Ảnh 3.

Hàng trăm người tham dự ngày hội IELTS tại TP.HCM được tổ chức hồi tháng 3

Nguồn lực mới từ giáo viên “chuyển ngành”

Một xu hướng đáng chú ý khác trong năm 2024 là sự gia tăng mạnh mẽ số lượng giáo viên tiếng Anh “chuyển ngành”. Đây là những người từ các lĩnh vực khác chuyển sang giảng dạy tiếng Anh, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường luyện thi, đặc biệt là IELTS.

Nhiều giáo viên chuyển ngành đã chọn đầu tư học văn bằng hai ngôn ngữ Anh hay thạc sĩ giảng dạy tiếng Anh (TESOL). Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp chỉ tham gia các khóa đào tạo TESOL ngắn hạn. Điều này đặt ra câu hỏi về chất lượng giảng dạy, nhất là khi nhiều trung tâm vẫn sẵn sàng chấp nhận giáo viên không có bằng cấp chính quy.

Sự phát triển của giáo viên “chuyển ngành”, dù mang lại nguồn nhân lực dồi dào, cũng đòi hỏi các cơ quan quản lý phải xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn.

Tương lai của dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực giáo dục trên toàn cầu, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Các ứng dụng học ngoại ngữ thông minh như Duolingo, ChatGPT, hay các nền tảng luyện thi sử dụng AI đang ngày càng phổ biến, giúp người học có thể tự học hiệu quả hơn.

Một số trung tâm ngoại ngữ đã bắt đầu tích hợp AI vào quá trình giảng dạy, từ cá nhân hóa nội dung bài học đến xây dựng các bài kiểm tra tự động. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng của AI, giáo viên cần được đào tạo để sử dụng công nghệ này như một công cụ hỗ trợ thay vì hoàn toàn phụ thuộc. AI được dự đoán sẽ trở thành nhân tố quyết định trong việc định hình tương lai của dạy học ngoại ngữ tại Việt Nam.

Nhìn chung, 2024 là một năm đầy sôi động của lĩnh vực dạy học tiếng Anh ở Việt Nam. Sự thay đổi trong chính sách, sự phát triển của công nghệ và thị trường luyện thi mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Để tiếng Anh trở thành công cụ hội nhập quốc tế, cần có sự cân bằng giữa nhiều yếu tố, gồm: chất lượng giáo viên, chương trình học, phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ.

Trong những năm tiếp theo, công nghệ, mà cụ thể là AI, sẽ là yếu tố then chốt chi phối việc dạy học tiếng Anh ở Việt Nam. Bên cạnh đó, sự tự do trong thị trường này cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nhiều đối tượng, dù chính thống hay tự phát, tham gia vào dạy, học, đào tạo giáo viên tiếng Anh.

Năm 2024, xu hướng dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam có gì nổi bật?- Ảnh 4.

Học sinh dùng ChatGPT, một công cụ AI, để hỗ trợ việc học tiếng Anh

Bối cảnh giảng dạy tiếng Anh ở nước ta khá phức tạp và bị chi phối không chỉ bởi những thay đổi trong nước mà còn bởi cả các biến động trên thế giới kèm theo không ít yếu tố lâu đời về văn hóa. Do đó, có thể sẽ có nhiều biến đổi không lường trước được về sự ưu tiên, phương pháp tiếp cận và cả thái độ của các bên liên quan.

Dạy học tiếng Anh không chỉ là câu chuyện của nhà trường mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Chỉ khi có sự phối hợp đồng bộ từ các cấp quản lý, giáo viên cùng phụ huynh đến học sinh, Việt Nam mới có thể nâng cao năng lực ngoại ngữ của thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu hội nhập toàn cầu trong tương lai.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nam-2024-xu-huong-day-va-hoc-tieng-anh-tai-viet-nam-co-gi-noi-bat-185241231083139292.htm

Cùng chủ đề

Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu

Mỹ đã chính thức khởi động một cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI) với quy mô đầu tư khổng lồ, tạo áp lực lớn lên châu Âu trong việc duy trì vị thế cạnh tranh. ...

Lộ tin nhắn riêng tư, mạng xã hội LinkedIn bị kiện

LinkedIn đã bị hàng triệu người dùng đâm đơn kiện, cáo buộc nền tảng này tiết lộ tin nhắn riêng tư cho bên thứ 3 để đào tạo mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mà chưa được phép. ...

Quận Phú Nhuận ra mắt AI chăm sóc sức khỏe học sinh

AI chăm sóc sức khỏe học sinh của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Phú Nhuận, TP.HCM sẽ phân tích, gợi ý chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất… cho học sinh. Ngày 22-1, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Phú...

SAT 1.200, IELTS 6.5 được cộng mấy điểm vào Bách khoa, Kinh tế quốc dân?

(Dân trí) - Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Kinh tế quốc dân đều xét tuyển chứng chỉ SAT và IELTS theo các phương thức khác nhau. Theo đề án tuyển sinh năm 2025 mới công bố, Đại học Kinh tế quốc dân tiếp tục xét tuyển chứng chỉ SAT và ACT như một phương thức xét tuyển độc lập.Mức điểm tối thiểu để nộp hồ sơ xét tuyển là 1.200 điểm đối với SAT và 26...

Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một số sắc lệnh hành pháp và hủy vài lệnh của chính quyền trước ngay sau khi nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 47 của nước này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định trên có hiệu lực từ...

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025, thêm 2 mã bài thi

Kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 sẽ có 4 mã bài thi, thay vì 2 mã bài thi như năm ngoái. Bộ Công an vừa công bố dạng thức đề thi và đề thi tham khảo kỳ thi...

Đề tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025

Bộ Công an vừa công bố đề tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025. Năm nay, dạng thức đề thi có một số điều chỉnh, trong đó phần tự chọn có các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Địa lý. Đề thi đánh giá của Bộ Công an gồm ba phần: Tự luận bắt buộc, trắc nghiệm bắt buộc và trắc nghiệm tự chọn. Thí sinh làm bài trong 180 phút với tổng...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Vui mừng nghe tin sẽ nhận “quà đầu xuân”

Ngày cuối cùng của năm, rất đông giáo viên Hà Nội vui mừng nghe tin sẽ được nhận tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025 và động viên nhau chờ đợi nhận "quà đầu xuân". ...

Mới nhất

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Sau ngày làm việc cuối năm, đông nghịt người dân rời TPHCM về quê đón Tết

TPO - Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), kết thúc ngày làm việc cuối trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, người dân bắt đầu rời TPHCM để về quê. Các bến xe, khu vực cửa ngõ ở thành phố tấp nập người và phương tiện. 24/01/2025 | 19:01 ...

Giao thông Thủ đô ‘căng như dây đàn’ trong ngày làm việc cuối cùng

TPO - Trong ngày làm việc cuối cùng , nhiều tuyến đường chính ở Thủ đô lâm vào tình trạng ùn tắc nghiêm trọng, mật độ phương tiện lưu thông trên đường lớn không chỉ ở các cửa ngõ  mà ngay trong nội thành  Hà Nội cũng "căng như dây đàn" 24/01/2025...

Giới trẻ Hà Nội ùn ùn đi sắm Tết, phố phường đông vui đến khuya

Nhiều người trẻ ở Hà Nội đi sắm Tết sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng. Các tuyến phố đông đúc từ chiều đến đêm, nhiều cửa hàng trong tình trạng quá tải. ...

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh

(MPI) - Ngày 21/01/2025, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 24/TB-VPCP về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, thành...

Mới nhất