Trang chủNewsThời sựMỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường sẽ tăng vị...

Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường sẽ tăng vị thế của Việt Nam

VOV.VN – Mỹ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam sẽ làm thay đổi lớn về vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, xóa bỏ nhiều trở ngại và rào cản trong các mối quan hệ hợp tác thương mại cũng như thu hút đầu tư.
 

Ngày 8/5 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã tổ chức phiên điều trần xem xét việc công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Tại phiên điều trần, phía Việt Nam đã nêu rõ các lập luận, thông tin, số liệu khẳng định nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn đáp ứng 6 tiêu chí của quy chế kinh tế thị trường theo quy định pháp luật Mỹ. Đồng thời nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam thậm chí còn phát triển vượt bậc hơn so với nhiều nền kinh tế đã được Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường trong thập kỷ qua.

Hiện, Mỹ vẫn coi Việt Nam nằm trong số các nước có nền kinh tế phi thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đối với các DN Việt Nam, nhất là những bất lợi trong các vụ điều tra chống bán phá giá. Trong khi đến nay, 72 nước đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, bao gồm các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Việt Nam cũng đã tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hơn 60 đối tác thương mại trên thế giới

Kinh tế Việt Nam hoàn toàn đáp ứng 6 tiêu chí của quy chế kinh tế thị trường theo quy định pháp luật Mỹ

Nhận xét về tiến trình Mỹ xem xét quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, việc Mỹ xem xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam là một bước tiến mới làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia. Điều này sẽ làm thay đổi lớn về vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, khác xa so với khi bị coi là nền kinh tế phi thị trường, gây ra nhiều trở ngại và rào cản trong các mối quan hệ hợp tác thương mại cũng như thu hút đầu tư.

Ông Phương nhìn nhận, sở dĩ tiến trình này khá chậm trễ và có phần thận trọng, bởi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường, hiện nay trong nền kinh tế thị trường vẫn có sự định hướng, can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước.

“Đây cũng là quá trình phát triển tất yếu khi nền kinh tế của Việt Nam đang tăng trưởng dưới tác động bên ngoài ngày một phức tạp. Nhưng vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là rất cần thiết, dẫn dắt thị trường phát triển theo hướng tích cực và khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường gây ra, từ đó phát triển nền kinh tế một cách tốt nhất”, Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương đánh giá.

Thực tế sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đang vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế. Kinh tế Việt Nam có sự tham gia của nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

Vì vậy, khi được Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường, Việt Nam càng có điều kiện chứng tỏ và gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, vì những nước chưa có quy chế thị trường thường dễ bị áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm xuất khẩu.

Từ thực tế nghiên cứu hoạt động thương mại, ông Phương cho biết, nếu một đối tác thương mại chưa được công nhận có nền kinh tế thị trường, nước nhập khẩu hàng hóa từ nước đối tác này có thể sử dụng công cụ thay thế để quyết định xem các hàng hóa nhập khẩu có được bán với các mức giá thấp thiếu công bằng hay không, sau đó có thể tính toán phạm vi áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm, thông qua việc sử dụng các phương pháp luận của mình, không sử dụng các dữ liệu từ nước xuất khẩu.

“Mỹ công nhận có nền kinh tế thị trường sẽ là điều đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao năng suất lao động và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”, ông Phương khẳng định song cũng lưu ý, khi được công nhận có nền kinh tế thị trường, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước, cải cách pháp luật, đảm bảo cho Nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, thực hành dân chủ, giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế.   

Việc Mỹ xem xét nâng cấp Việt Nam lên quy chế nền kinh tế thị trường có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Đây là quan điểm của Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh khi đánh giá tiến trình này sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam trong hợp tác đầu tư cũng như thương mại với nhiều quốc gia khác.

Các thành phần kinh tế ở Việt Nam hoạt động bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật

Đặc biệt, với vai trò và tầm ảnh hưởng rất lớn của mình, khi Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam tạo ra cách nhìn mới về Việt Nam trong mắt của các tổ chức quốc tế cũng như các đối tác tiềm năng của Việt Nam. Từ đó tạo thêm nhiều cơ hội lớn trong thu hút đầu tư, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu với nhiều chính sách ưu đãi lớn.

“Mỹ và nhiều đối tác thương mại công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội đầu tư và thương mại, cụ thể bằng việc Việt Nam có khả năng tiếp cận nhiều FTA thế hệ mới. Các hiệp định này sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Ở vị thế của một nền kinh tế thị trường được Mỹ và thế giới công nhận, Việt Nam sẽ đa dạng hóa các hoạt động kinh tế và cải thiện sức cạnh tranh với tầm nhìn xây dựng mô hình tăng trưởng có năng suất cao hơn”, PGS.TS Định Trọng Thịnh nhận xét.

Tuy nhiên, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, để thực sự có một nền kinh tế thị trường và duy trì được mức tăng trưởng cao trong giai đoạn phát triển tiếp theo, đòi hỏi Chính phủ phải tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi các ngành thâm dụng lao động, có giá trị gia tăng thấp sang các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao và công nghệ cao.

Cùng chủ đề

Costa Rica là nước thứ 73 công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Ngày 5-8, được sự đồng ý của Tổng thống Costa Rica Rodrigo Chaves, Bộ trưởng Ngoại thương Costa Rica Manuel Tovar đã trực tiếp thông báo và trao công hàm về việc Costa Rica công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường tại trụ sở Bộ Công Thương. Như vậy Costa Rica trở thành quốc gia thứ...

Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường

Các chuyên gia kinh tế, quan hệ quốc tế của Mỹ cho rằng nước này cần sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết tại phiên điều trần của Bộ Thương mại Mỹ diễn ra vào ngày 8.5, phía Việt Nam nêu rõ các lập luận, thông tin, số liệu khẳng định nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí của...

Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam Bộ Tài chính ý kiến về việc đề nghị Hoa Kỳ công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam Tại cuộc Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều ngày 9/5, báo giới đã đặt câu hỏi, đề nghị Bộ Ngoại giao cung cấp thêm thông tin về việc Bộ Thương mại Mỹ...

Mỹ cân nhắc nâng Việt Nam lên quy chế kinh tế thị trường

Ngày 8-5, Bộ Thương mại Mỹ nghe các bên tranh luận để quyết định có công nhận Việt Nam là "nền kinh tế thị trường" hay không. Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: REUTERS Bộ Thương mại Mỹ sẽ nghe lập luận từ cả hai phía ủng hộ và phản đối việc nâng quy chế thông qua hình thức trực tuyến vào chiều 8-5 (giờ địa phương) tại thủ đô Washington D.C. Đây là một phần của quá trình đánh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Khoa học, công nghệ và đổi mới Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ mong muốn Chính phủ Brazil quan tâm chỉ đạo, thúc đẩy để sớm hoàn tất quá trình Brazil công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/3

► Nhận định chứng khoán 17/3: Nhà đầu tư nên thận trọng, hạn chế mua mới Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PTB Công ty Chứng khoán Vietcap (VCSC) điều chỉnh giảm 12% giá mục tiêu của CTCP Phú Tài (PTB) xuống mức 71.000 đồng/cổ phiếu nhưng nâng khuyến nghị từ khả quan lên mua. Giá cổ phiếu của PTB đã giảm 21% kể từ Báo cáo cập nhật gần nhất của chúng tôi vào tháng 7/2024. Mức giảm đối...

Khám phá ‘chất riêng’ trong phong cách thời trang của Tứ đại Thanh Y

"Thanh Y" là mỹ từ chỉ những nữ diễn viên ở độ tuổi 30-45, người đã khẳng định được vị thế vững chắc trong sự nghiệp. Họ được ngưỡng mộ không chỉ bởi khả năng diễn xuất đỉnh cao, mà còn bởi sự chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân. Những cái tên Thang Duy, Lý Băng Băng, Cao Viên Viên và Diêu Thần đã từng là biểu tượng cho danh xưng cao quý...

VN-Index có thể thử thách lại mức hỗ trợ gần nhất 1.320

VN-Index có thể chịu áp lực điều chỉnh Dưới ảnh hưởng tích cực của các cổ phiếu VIC, VHM, VRE... VN-IN-Index tiếp tục tăng lên vùng 1.340 điểm, VN30 tăng lên vùng kháng cự mạnh quanh 1.400 điểm. Áp lực bán gia tăng mở rộng ở nhiều mã trong vùng giá này, áp lực bán với khối lượng đột biến hơn trong phiên chiều. Dẫn đến kết phiên giao dịch ngày 13/3, VN-Index giảm -8,14 điểm (-0,61%) về mức...

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 14/3

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PC1 Theo Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), năm 2024, CTCP Tập đoàn PC1 (PC1) hoàn thành 93% mục tiêu doanh thu và 134% mục tiêu lợi nhuận sau thuế đề ra. Mảng EPC của PC1 sẽ phục hồi tích cực trong 2025 (doanh thu đạt 5.142 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước) với backlog xây lắp và sản xuất công nghiệp đến cuối 2024 lần lượt đạt 6.892/493...

Alibaba ra mắt mô hình AI mã nguồn mở phân tích cảm xúc con người qua video

Phòng thí nghiệm Thông Nghĩa (Tongyi) của Alibaba hôm thứ Ba (11/3) đã công bố mô hình R1-Omni dưới dạng mã nguồn mở. Đây được coi là mô hình ngôn ngữ đa phương thức toàn diện đầu tiên, ứng dụng kỹ thuật học tăng cường với phần thưởng có thể xác minh (RLVR) – một công nghệ hứa hẹn nâng cao khả năng suy luận và phân tích cảm xúc của AI. Nhóm phát triển cho biết, họ đã...

Bài đọc nhiều

Đưa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng thực chất, hiệu quả hơn

VOV.VN - Hướng tới dấu mốc quan trọng năm 2025, dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, hai bên khẳng định nỗ lực phấn đấu thúc đẩy, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng  Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ...

Trở về Tết Trung thu xưa qua những tư liệu cổ được trưng bày tại Hà Nội

(Dân trí) - Nhiều tư liệu cổ về Tết Trung thu xưa đang được trưng bày tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ ở 50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhiều hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện "Tết Trung thu truyền thống 2023" đang được tổ chức tại khu phố cổ Hà Nội. Ghi nhận tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ (50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội), nơi...

Tết đoàn viên tại quận Cam, bang California, Hoa Kỳ

Trong không khí Tết đầm ấm, ngày 18/2, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco tổ chức chương trình Xuân Quê hương mừng Tết Giáp Thìn 2024 tại quận Cam, bang California, Hoa Kỳ. Quang cảnh Xuân Quê hương năm 2024 tại quận Cam, bang California, Hoa Kỳ. (Nguồn: TLS Việt Nam tại San Francisco) Đây là chương trình Xuân Quê hương thứ 2 trong dịp Tết cổ truyền năm nay, sau thành công của chương trình Xuân Quê...

Các khoản đầu tư tỷ USD của SK Group, chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc ở Việt Nam

SK Group lớn cỡ nào? Tính theo doanh thu, SK Group là tập đoàn kinh tế gia đình (chaebol) lớn thứ 3 Hàn Quốc chỉ sau Samsung và Hyundai. Năm 2023, tập đoàn này ghi nhận doanh thu 99,64 tỷ USD, giảm nhẹ so với mức 102,53 tỷ USD của năm trước. Chữ SK không phải viết tắt của South Korea (Hàn Quốc) mà là Sunkyong - công ty dệt may - tiền thân của tập đoàn. Doanh nghiệp này bắt...

Việt Nam vẫn có 6 tỉ phú USD, những vị nào năm qua gia tăng tài sản?

Năm 2024 đã khép lại, Việt Nam vẫn duy trì 6 cái tên trong bảng xếp hạng tỉ phú USD, theo dữ liệu cập nhật trên Forbes. Trong đó, có tỉ phú tăng thêm tài sản ròng, ngược lại có những đại gia bị suy giảm tài sản. Ông Phạm Nhật Vượng - tỉ phú giàu nhất Việt Nam - xuất hiện cùng hai con trai tại lễ trao giải thưởng VinFuture - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Theo dữ liệu trên Forbes, 6 tỉ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1, tăng 25%

Quý 1/2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,66 triệu tấn thép thô, tăng 25% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép xây dựng và phôi thép đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý 1/2024. Sản lượng sản xuất và bán hàng quý 1/2025 tăng trưởng...

Những bước đi mạnh mẽ của Cảng Hải Phòng trên hành trình hội nhập quốc tế – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Việc bắt tay cùng tập đoàn vận tải biển hàng đầu thế giới MSC để triển khai các tuyến vận tải thương mại tại cụm cảng nước sâu Lạch Huyện cho thấy Cảng Hải Phòng đang có những bước tiến dài hướng ra thị trường toàn cầu. Chiều 16/4, tàu container mang tên MSC MAKALU III thuộc tuyến vận...

KỲ VỌNG KCN DỐC ĐÁ TRẮNG – DẤU MỐC MỚI CHO KHU KINH TẾ VÂN PHONG – Tổng công ty Viglacera

“Kỳ vọng vào KCN Dốc Đá Trắng”, “KCN Dốc Đá Trắng: Phát huy lợi thế phát triển kinh tế - xã hội Khánh Hòa”, “Sắp có dự án khu công nghiệp hơn 1.807 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong”, là nhan đề chính của hàng loạt bài báo của các cơ quan báo chí trung ương...

Nâng tầm thẩm mỹ với ứng dụng kính siêu trắng cho thiết kế mặt dựng – Tổng công ty Viglacera

Là loại vật liệu đón ánh sáng, tạo nên các không gian kiến trúc đa dạng, kính siêu trắng góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị, tạo bước chuyển biến lớn trong hiện đại hóa công trình xây dựng. Với những ưu điểm nổi bật, kính siêu trắng ứng dụng ngày càng rộng rãi...

BÌNH THUẬN ĐÓN 85.000 LƯỢT KHÁCH TRONG DỊP GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Trong 3 ngày nghỉ lễ (5 – 7.4), Bình Thuận đã đón khoảng 85.000 lượt khách, trong đó có 3.500 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu du lịch ước đạt khoảng 237 tỷ đồng. Nhờ kỳ nghỉ kéo dài, hạ tầng giao thông thuận tiện và loạt sự kiện hấp dẫn, Bình Thuận tiếp tục khẳng định vị...

Mới nhất