Trang chủKinh tếNông nghiệpMuốn xuất khẩu nông lâm thủy sản, bắt buộc phải thực hành...

Muốn xuất khẩu nông lâm thủy sản, bắt buộc phải thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam có thể đạt trên 60 tỷ USD. Trong con số này, ấn tượng nhất là xuất khẩu trái cây đã đạt trên 6 tỷ USD, tăng trên 30%. Đây là minh chứng Việt Nam đã tuân thủ tốt các quy định của thị trường nhập khẩu.

  - Ảnh 1.

Các thị trường xuất khẩu đều siết chặt an toàn thực phẩm

Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay đang ngày càng được mở rộng với những con số ấn tượng, tuy nhiên tất cả các thị trường xuất khẩu đều đưa ra các quy định ngặt nghèo về an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc BVTV. Về lâu dài, các quy định đó sẽ ngày càng được nâng lên, do đó nhận thức của người sử dụng cũng cần được nâng cao nhằm đảm bảo tuân thủ về quy định không chỉ trong nước mà còn ở thị trường xuất khẩu.

Bà Phạm Thị Lâm Phương, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang các thị trường cũng đang gặp phải một số khó khăn. Sản phẩm nông sản Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là hàng đông lạnh, nguyên liệu thô hoặc sơ chế qua, sản phẩm chế biến sâu có giá trị cao vẫn còn ít. Đối với hàng thủy sản sang EU, từ năm 2017, Việt Nam đã nhận cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu về IUU.

  - Ảnh 2.

EU yêu cầu chặt chẽ đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu (về chứng thư, kiểm soát theo cả chuỗi…).

Đối với việc mở cửa sản phẩm thủy sản sang các nước có nhu cầu nhập khẩu lớn, ông Đặng Văn Vĩnh, Phó Trưởng phòng An toàn thực phẩm, NAFIQPM thông tin, hiện nay có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ yêu cầu thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ yêu cầu lập danh sách cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản.

Ông Vĩnh cũng chia sẻ thêm một số vướng mắc mà xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang gặp phải tại các thị trường nhập khẩu chính. Chẳng hạn như, tại EU, hiện nay, chỉ có các cơ sở chế biến xuất khẩu trong danh sách được EU công nhận mới được phép xuất khẩu.

EU yêu cầu chặt chẽ đối với sản phẩm nhập khẩu (về chứng thư, kiểm soát theo cả chuỗi), yêu cầu sản phẩm cá ngừ ngâm trong nước muối chỉ được dùng cho công nghiệp đồ hộp…

Tại thị trường Brazil, thị trường này quy định chỉ cho phép sử dụng phụ gia phosphates bên ngoài lớp mạ băng đối với sản phẩm thủy sản (bao gồm cá và tôm). Không quy định chế độ xử lý nhiệt theo từng chỉ tiêu bệnh tôm mà quy định chung chế độ xử lý nhiệt cho từng loại sản phẩm…

Hay tại thị trường Arab Saudi đang áp dụng lệnh tạm đình chỉ với toàn bộ thủy sản nuôi của Việt Nam.

  - Ảnh 3.

Rau quả xuất khẩu sang các thị trường đều đang bị siết chặt chất lượng nông sản an toàn thực phẩm.

Còn với xuất khẩu rau quả, mặc dù kim ngạch xuất khẩu rau quả tiếp tục tăng trưởng khả quan (ước tính nửa đầu năm 2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023), thế nhưng vẫn chưa thể yên tâm về hoạt động xuất khẩu ở ngành hàng này sao cho bền vững trong bối cảnh các thị trường chủ lực ngày càng đòi hỏi sản phẩm rau quả của Việt Nam phải nâng cao hơn nữa về chất lượng.

Bởi lẽ hiện nay không chỉ Trung Quốc (là thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam, chiếm 61,4% tổng trị giá xuất khẩu) mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang siết chặt chất lượng nông sản nhập khẩu.

Nhất là Trung Quốc đã nâng tiêu chuẩn kiểm soát hàng nhập khẩu về nguồn gốc, chất lượng an toàn thực phẩm và dịch bệnh động thực vật. Trong khi gần đây một số loại rau quả xuất sang thị trường này liên tục bị cảnh báo về chất lượng.

Hay như việc EU trong tháng 6/2024 đã tăng tần suất, siết chặt kiểm tra đối với mặt hàng ớt, thanh long nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là thông tin không vui cho 2 mặt hàng trên cũng như nông sản Việt Nam tại thị trường lớn và khó tính này.

Muốn xuất khẩu nông sản an toàn, nhất định phải “xanh hóa”

Trước việc tăng tần suất kiểm tra như vậy, theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nếu DN tái phạm các vấn đề về dư lượng, họ có thể chịu tần suất kiểm tra cao hơn, thậm chí bị cấm xuất khẩu sang EU. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ, sức cạnh tranh của sản phẩm ớt và thanh long của Việt Nam tại EU.

Điều đáng nói, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn trong việc cập nhật và tuân thủ các quy định mới do thiếu thông tin hoặc “hàng rào” dựng lên của các nước quá khắt khe khiến họ gặp khó để thích ứng kịp thời trong bối cảnh đơn hàng sụt giảm mạnh.

  - Ảnh 4.

Việc “xanh hóa” không còn là một lựa chọn mà là yếu tố bắt buộc nếu như các DN trong ngành hàng nông sản không muốn dẫn đến nguy cơ “mất đơn hàng” vào tay đối thủ cạnh tranh.

Cũng cho rằng việc nâng cao yêu cầu an toàn thực phẩm từ thị trường châu Âu là thêm thách thức với doanh nghiệp, nhưng ông Huỳnh Cảnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận, cho rằng doanh nghiệp và người trồng thanh long sẽ có thể điều chỉnh để thích ứng.

Vấn đề ông Cảnh lo ngại là một bộ phận doanh nghiệp xuất khẩu thu mua trái thanh long không đạt quy chuẩn đặt ra của thị trường nhập khẩu, dẫn đến ảnh hưởng cả ngành.

Điều này, theo ông Cảnh, đã xảy ra với trái thanh long, khi phía nhập khẩu phát hiện có một vài lô hàng nhỏ trái thanh long không đạt quy chuẩn khiến EU đưa vào diện cảnh báo, làm ảnh hưởng rất lớn đến ngành hàng trong nước.

Liên quan đến các cảnh báo về sản phẩm nông sản và thực phẩm từ thị trường EU, các chuyên gia, cũng cho biết phía EU xét lô hàng hóa nhập khẩu không phân biệt khối lượng lớn, nhỏ nên một lô hàng vài chục kg vi phạm cũng ảnh hưởng như lô hàng cả container.

“Những lô vi phạm rất ít so với tổng khối lượng xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam nhưng tác động không nhỏ. Chỉ cần không kiểm soát một lô hàng nhỏ cũng ảnh hưởng đến cả toàn ngành”, TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, nói. Ông cho hay, thời gian qua chỉ 7 lô hàng thanh long, tương đương 400- 1.800kg thanh long bị phát hiện không đạt yêu cầu thì sản phẩm này bị EU áp dụng giám sát tại biên giới tăng từ 20% lên 30%.

Người đại diện SPS Việt Nam lưu ý, số lượng thông báo và cảnh báo của EU với Việt Nam tăng nhiều gần đây. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhận được 57 cảnh báo từ EU, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, theo ông Nam, có nhiều trường hợp, Việt Nam nhận được cảnh báo rất đau lòng. Đơn cử một lô hàng ớt xuất khẩu vào EU chỉ 38kg nhưng bị phát hiện vượt ngưỡng an toàn, khiến toàn bộ mặt hàng ớt của Việt Nam bị EU áp dụng biện pháp kiểm soát tại cửa khẩu đến 50%.

Những câu chuyện trên cho thấy nỗ lực của tập thể cả ngành hàng có thể sẽ “đổ sông đổ biển” chỉ vì một vài lô hàng không đạt chuẩn; thậm chí có nguy cơ bị cấm xuất khẩu, ảnh hưởng cả ngành hàng.

Vì vậy, theo các chuyên gia, cách duy nhất để nông sản xuất khẩu bền vững là phải thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Nhà nông và doanh nghiệp phải liên kết với nhau thực hiện đúng yêu cầu của thị trường.

Theo ông Ngô Xuân Nam, muốn xuất khẩu bền vững, chỉ có con đường là tuân thủ các quy định của thị trường. Chính vì vậy, việc “xanh hóa” không còn là một lựa chọn mà là yếu tố bắt buộc nếu như các DN trong ngành hàng nông sản không muốn dẫn đến nguy cơ “mất đơn hàng” vào tay đối thủ cạnh tranh.

CHUYÊN TRANG CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





Nguồn: https://danviet.vn/muon-xuat-khau-nong-lam-thuy-san-bat-buoc-phai-thuc-hanh-san-xuat-nong-nghiep-tot-2024111415105557.htm

Cùng chủ đề

Xuất khẩu nông sản và những mảng chưa ‘sáng’

Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu, nhưng nông sản Việt vẫn còn những mảng ‘xám’ đòi hỏi ngành hàng này cần tiếp tục khắc phục. Rau quả đối diện với bài toán chất lượng Năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt xấp xỉ...

Lưu ý mới từ thị trường

Văn phòng SPS Việt Nam vừa có công văn gửi các đơn vị thông tin về dự thảo một số thay đổi về quy định đối với nông sản hàng hóa xuất khẩu của một số thị trường Hoa Kỳ quy định chấm dứt sử dụng sản phẩm chứa chlorpyrifos Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật Việt Nam...

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đặt mục tiêu 8 tỷ USD

Với nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế, năm 2025 ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2024. Thị trường nhiều thuận lợi Nội dung này được ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, chia sẻ tại Hội nghị giới thiệu triển lãm và hội thảo quốc tế lần thứ 7, chuyên ngành công...

Để rau quả Việt Nam vươn xa: Chất lượng là yếu tố quyết định

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, rau quả Việt Nam đang tạo nên cơn sốt trên thị trường quốc tế. Với sự đa dạng về chủng loại, đặc biệt là các loại trái cây nhiệt đới chất lượng cao, rau quả Việt Nam đã chinh phục hơn 60 thị trường khó tính. Thách thức và cơ hội trong xuất khẩu rau quả Việt Nam Xuất khẩu...

6 giải pháp giúp ngành nông nghiệp tăng tốc

Dù đối mặt nhiều thách thức, nông nghiệp Việt vẫn đạt tăng trưởng ấn tượng, xuất khẩu nông sản lập kỷ lục mới. Ứng dụng khoa học công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp Chủ động xử lý tình huống bất thường Ông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Độc đáo phiên chợ “choảng nhau” càng to thì càng được may mắn ở Thanh Hóa

Thành thông lệ vào mùng 6 Tết hàng năm là người dân ở khắp nơi đổ về chợ Chuộng ở xã Đông Hoàng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa để hợp phiên chợ "mua may, bán rủi". Người dân nơi đây quan niệm năm nào ở chợ "choảng nhau" càng to thì năm đó làm ăn được nhiều may...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

1.000 học sinh Trường THPT IVS và tiết học đầu Xuân cùng Hoa hậu yoga Việt Nam Nguyễn Thị Huyền

Ngay sau Tết Ất Tỵ 2025, Trường IVS đã có một tiết học rất đặc biệt, tập luyện với cô giáo, hoa hậu Yoga Việt Nam Nguyễn Thị Huyền. ...

Sapoche, loại cây ra quả đặc sản, trái to bự, xuất xứ Mehico, tỷ phú Kiên Giang trồng thành công

Trang trại trồng sapohe xuất xứ từ Mehico (giống hồng xiêm Mehico) của nông dân Nguyễn Văn Thuần, 60 tuổi, ngụ ấp Phước Hảo, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) được chính quyền địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. ...

Bài đọc nhiều

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Vườn trồng thứ cây cảnh đang hot, thơm khắp xóm, ông nông dân Cần Thơ nắm trong tay tiền tỷ

Với tuổi đời từ 30 - 50 năm, vườn nguyệt quế của ông Nguyễn Văn Dành (TP Cần Thơ) được uốn nắn theo dáng kiểng cổ độc đáo có tổng giá trị ước tính trên 1,5 tỷ đồng, nhiều người ngỏ ý mua nhưng không bán. ...

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Đầu xuân Ất Tỵ, tim đập chân run nghe chạm mặt rắn hổ mây chúa ở U Minh Hạ, kỳ bí về thần rừng

Chuyện về con rắn hổ mây “khổng lồ” từng xuất hiện ở đất rừng U Minh Hạ (Cà Mau) vẫn còn hằn sâu trong tâm trí nhiều người, trong đó có cả cán bộ, nhân viên kiểm lâm được chứng kiến. Nhiều chi tiết được kể lại đủ làm cho người...

Cùng chuyên mục

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh

TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. Ngày 3/2, Tỉnh Đoàn...

Đắk Lắk: 5 ngày nghỉ Tết đón 180 nghìn lượt khách, thu 60 tỷ đồng

Ngày 3/2, ông Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã có báo cáo kết quả tình hình hoạt động của ngành trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Nhân kỷ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

Sapoche, loại cây ra quả đặc sản, trái to bự, xuất xứ Mehico, tỷ phú Kiên Giang trồng thành công

Trang trại trồng sapohe xuất xứ từ Mehico (giống hồng xiêm Mehico) của nông dân Nguyễn Văn Thuần, 60 tuổi, ngụ ấp Phước Hảo, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) được chính quyền địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. ...

Mới nhất

Tổng Bí thư trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc T.Ư

Sáng 3/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 3 cơ quan Đảng ở Trung ương. Ngày 3/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư đã tổ chức Hội...

Xuất khẩu sang Canada tăng trưởng ấn tượng

Nhờ khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tiếp đà tăng khá trong năm 2024, với tổng kim ngạch xuất khẩu gần 6,4 tỷ USD, tăng gần 13,5%. Nhờ khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ...

Kỳ vọng những thay đổi lớn

Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với sự kết hợp của các chính sách vĩ mô hỗ trợ và kỳ vọng về những thay đổi lớn trong cấu trúc pháp lý và nền kinh tế. Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị...

Ám ảnh tai nạn pháo nổ ngày Tết: Người mất tay, người mù mắt

Trong 9 ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận 33 ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Trong đó có nhiều trường hợp chấn thương nghiêm trọng như mù mắt, giập nát chi thể... ...

6 ngày, ‘vũ trụ Vin’ đón hơn 11 triệu lượt khách

Chỉ trong 6 ngày cao điểm Tết Ất Tỵ (từ 29 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng), các “điểm cầu” Vingroupđã thu hút hơn 11 triệu lượt khách “đổ bộ”, thiết lập hàng loạt dấu ấn cho ngành du lịch Việt. Là một trong những điểm đến mở cửa xuyên Tết, Lễ hội Ánh sáng phương Đông tại...

Mới nhất