Trang chủThừa Thiên - HuếVăn hóaMuôn vẻ sắc màu cuộc sống

Muôn vẻ sắc màu cuộc sống


Đến với triển lãm Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung, công chúng bị thu hút bởi sự bình dị, thân thuộc khi nhiều tác phẩm được triển lãm lấy cảm hứng từ cuộc sống mưu sinh, sinh hoạt gia đình rất đỗi thân quen.

“Hình ảnh nông thôn với những người nông dân đang thu hoạch vụ mùa hiện ra một cách chân thật. Tác giả không đặc tả nhiều về những người lao động trong bức tranh, nhưng những gam màu vàng sáng thể hiện một vụ mùa bội thu tương phản với sự bình dị, trầm lặng của gam màu trầm- nơi những người nông dân khiến người xem cảm nhận được nét đẹp lao động của họ, tuy vất vả nhưng vẫn đầy niềm vui”, Hoàng Văn Thành, sinh viên Trường đại học Khoa học, Đại học Huế chia sẻ về tác phẩm “Nông thôn ngày mùa” của họa sĩ Trịnh Hoàng Tân (tỉnh Quảng Trị).

Những mùa bội thu cũng là đề tài được nhiều tác giả lựa chọn. Sử dụng những gam màu trầm, tương phản, tác phẩm “Giấc mộng bay” của họa sĩ Nguyễn Lương Sáng (tỉnh Quảng Bình) đưa người xem đến với một chuyến tàu đánh cá, với sự vất vả của những ngư dân.

Hình ảnh đôi bàn tay đã đi qua biết bao sương gió, đôi chân trần vững vàng trước sóng biển và con thuyền, đàn cá thể hiện những ước mong có những chuyến xa bờ thành công. Triển lãm cũng giới thiệu đến công chúng tác phẩm “Mùa cá trích” của họa sĩ Lê Thuận Long (tỉnh Quảng Bình) bằng chất liệu vải thủ công. Hình ảnh đàn cá trích tung tăng bơi lội trong đại dương được họa sĩ thể hiện khéo léo, chất liệu mới lạ cũng nhận được cảm tình của người xem.

Xã hội trong thời kỳ đổi mới cũng tạo nên cảm hứng cho nhiều tác giả. Hình ảnh về bến tàu tại nhà máy Formosa (Hà Tĩnh), với những chuyến tàu chở hàng, xuất hàng bền bỉ ngày đêm được họa sĩ Nguyễn Văn Dương (tỉnh Hà Tĩnh) gửi đến công chúng thông qua bức tranh “Bến tàu có mái che” bằng chất liệu bột màu.

Những bức tranh “Phố cảng” (họa sĩ Ngọ Duy Lương, tỉnh Thanh Hóa), “Âm thanh ngày mới” (họa sĩ Lê Đan Tê, tỉnh Quảng Bình) hay “Quê hương đổi mới” (họa sĩ Phạm Thị Hồng Đạt, tỉnh Quảng Bình) mô tả công việc của những con người trong thời kỳ đổi mới của đất nước.

Đặc biệt, tác phẩm “Nhịp sống mới” của họa sĩ Nguyễn Đình Truyền (tỉnh Nghệ An) đưa công chúng đến với những nhịp đập, những thanh âm của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bằng chất liệu trổ giấy, họa sĩ đã mô tả những người công nhân lao động, kiến tạo nên những con đường, những công trình hiện đại. Đây cũng là một trong hai tác phẩm đã đạt giải B tại triển lãm.

Tác phẩm đạt giải B còn lại là bức tranh “Vi vu” của họa sĩ Hoàng Thanh Phong (tỉnh Thừa Thiên Huế). Bức tranh nhìn “thật” đến mức có người tưởng chừng là ảnh chụp. Hình ảnh hai quả thông nằm trên nền đất gợi cho công chúng về những buổi chiều vi vu rong ruổi của tuổi trẻ, về những suy tư miên man, chằng chịt, rối mù như cách những chiếc lá thông nằm trên nền đất. Hình ảnh quả thông cũng được xem là biểu tượng của sự sống, của hạnh phúc.

Hình ảnh của những người lính cũng xuất hiện trong các tác phẩm tại triển lãm. Tác phẩm “Quà đến Trường Sa” (họa sĩ Hồ Thanh Thọ, tỉnh Quảng Trị) và “Chúng tôi lính đảo xa” (họa sĩ Lê Trọng Tấn, tỉnh Thanh Hóa) là niềm yêu thương gửi đến những người chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió, dù có khó khăn vẫn bám đất, bám biển để giữ vững giang sơn tổ quốc.

Tác phẩm “Cuộc chiến” của họa sĩ Trương Minh Luyện (tỉnh Quảng Bình) cũng gây xúc động cho người xem với hình ảnh người lính cứu hỏa quên mình lao vào ngọn lửa để giải cứu em bé bị mắc kẹt.

Bà Mai Thị Ngọc Oanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ, triển lãm năm nay mặc dù chưa có nhiều điểm mới về lực lượng phát triển (chưa có nhiều họa sĩ trẻ tham gia), diện mạo (chưa có nhiều thể loại mới mẻ), nhưng cũng đã tạo cơ hội để những nghệ sĩ rèn lại tay nghề, thay đổi về cách nhìn, tìm tòi những cái mới để thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân.

Những tác phẩm tham gia triển lãm đã phản ánh những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp, những thành tựu kinh tế – xã hội của quê hương, đất nước; qua đó, tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Ông Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh cho rằng, triển lãm là cơ hội để những nghệ sĩ ở các tỉnh Bắc miền Trung có điều kiện gặp gỡ, trao đổi.

“Đối với các nghệ sĩ, triển lãm không chỉ là cơ hội được chiêm ngưỡng những tác phẩm của đồng nghiệp để làm đồng lực tiếp tục sáng tạo, mà đó còn là nguồn động viên các họa sĩ tiếp tục phát triển sự nghiệp của bản thân.

Mặc dù hoàn cảnh, điều kiện vật chất để sáng tác đôi khi còn nhiều hạn chế, nhưng các nghệ sĩ vẫn dấn thân sáng tạo, khám phá thế giới nội tâm của mình, cống hiến những trải nghiệm, tình cảm cho công chúng, cho xã hội bằng những tác phẩm của mình”, ông Hồ Đăng Thanh Ngọc bày tỏ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lãnh đạo Anh – Mỹ điện đàm, nhất trí sớm đối thoại trực tiếp

Hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai bên trong cuộc điện đàm ngày 26/1.

Bạc duy trì ổn định

Giá bạc hôm nay (27/1/2025), giá bạc trong nước và thế giới ổn định sau phiên giảm trước đó. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc ổn định, niêm yết ở mức 1.148.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.184.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc đứng yên, hiện...

Israel ngăn chặn người dân trở về ở Gaza và Lebanon

(CLO) Hôm Chủ nhật, hàng chục nghìn người Palestine ở phía bắc Gaza và người dân ở phía nam Lebanon đã bày tỏ sự thất vọng sau khi Israel từ chối mở các chốt chặn để họ về nhà theo thỏa thuận ngừng bắn. ...

Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Bác sĩ thẩm mỹ Trung Quốc Wu Yiru chỉ ra thói quen uống một cốc nước ấm mỗi sáng sau khi thức dậy giúp làm đẹp da hiệu quả.

Bắt giám đốc tổ chức tiệc tất niên bằng ma túy cho công nhân tại công ty

Phát hiện phòng khách công ty có biểu hiện nghi vấn nên công an đã kiểm tra, bắt quả tang giám đốc đang tổ chức tiệc tất niên bằng ma túy cho công nhân. Qua đấu tranh, nhóm thanh niên khai nhận các chất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn: Gạch nối quan trọng trong lịch sử

“Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn” là chủ đề của hội thảo khoa học do Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức sáng 17/10. Có 15 nghiên cứu về dinh phủ, đô thành, vai trò chính trị, kinh tế, văn hóa đến một số nhân vật liên quan liên quan đến thời kỳ này lần đầu tiên được công bố.   Nhiều thông tin ý nghĩa Vào thế kỷ XVII-XVIII, vùng đất Thừa Thiên Huế đã xuất...

Kỳ vọng vươn tầm giá trị di sản văn hóa Huế

Trước vận hội mới, di sản văn hóa Huế giàu tiềm năng đứng trước ngưỡng lịch sử được cởi bỏ “tấm áo” gò bó để tỏa sáng giá trị lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ ra toàn thế giới.   Du khách nước ngoài với cổ phục cung đình tại Đại Nội Huế. Ảnh: Châu Lê  Từ ngày 1/1/2025, thành phố Huế trở thành 1 trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Như lời Chủ tịch UBND thành...

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.   “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể...

Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.  Biểu diễn Nhã nhạc cung đình phục vụ du lịch Kết nối quá khứ và tương lai Với lợi thế là một vùng đất giàu giá trị di sản và văn hóa, Huế...

Bài đọc nhiều

“Raku tour” đầy yêu thương

Học làm gốm từ những “nghệ nhân đặc biệt” Ngay tại trung tâm TP. Huế, trải nghiệm làm gốm tại Trung tâm Dạy nghề và Tạo việc làm cho Người khuyết tật – trẻ em khó khăn Hy vọng (Hope center) mang đến những phút giây trải nghiệm khó quên. Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, khi trải nghiệm làm gốm tại Hope center, du khách sẽ được hướng dẫn làm cốc/ly/chén tùy thích theo kỹ thuật cơ...

Cùng chuyên mục

Nghề dệt thổ cẩm độc đáo của người Tà Ôi

Người Tà Ôi có những nét văn hóa, đời sống từ trang phục cho đến những phong tục tập quán rất bản địa, trong đó dệt thổ cẩm là nghề thủ công có từ lâu đời được gọi là dệt Dèm. Đây vốn là công việc của người phụ nữ, các bà, các chị vào lúc rảnh rỗi, nông nhàn...

Họp báo Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào 2023” tại Thừa Thiên Huế

Năm 2023 đánh dấu 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào. Mối quan hệ Việt - Lào đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt. Quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai Nhà nước ngày càng gắn bó, tin cậy, là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là một trong...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Niềm vui lao động

Mệ tôi năm nay 85 tuổi. Một buổi sáng thức dậy, mệ chợt thấy trong người uể oải, hai chân đau nhức, không thể bước ra khỏi giường nổi. Bác sĩ đến nhà khám và chẩn đoán mệ bị chèn dây thần kinh ở bắp chân, phải thực hiện lộ trình châm cứu hai tuần. Mọi người thay phiên nhau chăm sóc, đem quần áo, chậu rửa mặt, kem đánh răng,… đến tận giường cho mệ. Nhưng không...

Nhiều nguồn lực giúp đỡ người nghèo

Những chuyển biến Sau gần một năm thoát nghèo, hiện kinh tế gia đình của hộ ông Võ Tín, thôn Lương Mai xã Phong Chương, huyện Phong Điền đang ngày càng ổn định. Mô hình sinh kế nuôi bò sinh sản được Nhà nước hỗ trợ, vừa mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 10 triệu đồng. Để phát triển kinh tế bền vững, ngoài diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước cấp, ông Tín mạnh...

Mới nhất

Mỹ và Colombia ăn miếng trả miếng ngay lập tức

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26.1 ra lệnh áp thuế quan và trừng phạt đối với Colombia để trả đũa việc nước...

Ước mong của một thế hệ

Năm 2025 là năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước. ...

Nhà mạng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dịch vụ viễn thông tăng cao dịp Tết

Các nhà mạng đã chuẩn bị kỹ lưỡng về mạng lưới viễn thông, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tăng cao của người dùng di động trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày giáp Tết Nguyên đán cũng là khoảng thời gian các nhà mạng tích cực hoàn tất các khâu chuẩn bị cuối cùng, để đảm...

Ghi bàn may mắn, Man Utd nhọc nhằn đánh bại Fulham

Man Utd chơi không hay nhưng vẫn đánh bại Fulham trên sân khách ở vòng 23 Ngoại Hạng Anh. Lisandro Martinez ghi bàn duy nhất trong hiệp 2 giúp "Quỷ đỏ" giành 3 điểm để vươn lên vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng.Man Utd không tạo ra cơ hội nguy hiểm nào trong cả trận. Đội...

Tạo sức bật mới để Đà Nẵng phát triển

(TN&MT) - Năm 2024, kinh tế TP. Đà Nẵng có nhiều khởi sắc với GRDP ước tăng 7,51% so cùng kỳ, xếp vị trí thứ 2/5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2024 cũng ghi dấu, Đà Nẵng lần thứ 5 liên tiếp nhận giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam và 3 giải thưởng chuyên...

Mới nhất