Chiều 14/2, phát biểu tại tổ về đề án bổ sung về phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (TPHCM) cho rằng, ngoài mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng cần quan tâm phát triển bền vững về con người.

Từ bài học Hàn Quốc, Nhật Bản hơn 33 năm tăng trưởng 2 con số rồi 29 năm sau đi ngang, ông Nhân đề nghị thực hiện 2 lộ trình gồm: Thúc đẩy kinh tế và giữ vững được tỉ suất sinh thay thế. 

“Muốn một người phụ nữ sinh được 2 con thì lương của 1 người phải nuôi được mình và đứa con. Nói cách khác lương 2 người nuôi được 4 người. Thế giới gọi là lương đủ sống, chứ không phải lương tối thiểu. Lương tối thiểu thực chất là nuôi được bản thân. Nguyên nhân sâu sắc nhất giảm tỉ suất sinh thay thế là không nuôi đủ 2 con”, đại biểu phân tích.

nguyenthiennhan.jpg
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (TPHCM). Ảnh: Quốc hội

Vì vậy, theo ông Nhân, từ năm 2025 – 2035 chuyển từ lương tối thiểu sang lương đủ sống tối thiểu. Ở TP.HCM hỏi người dân trả lời thu nhập 2 vợ chồng mỗi tháng phải khoảng 20 – 21 triệu mới đủ chi tiêu cho 4 người trong gia đình. 

“Vậy lương đủ sống bình quân 1 người là 10,5 triệu/tháng. Nhưng hiện nay thu nhập bình quân mỗi tháng chỉ 4,96 triệu (TPHCM). Nếu không đủ thì người ta không đẻ”, ông Nhân lưu ý và cho rằng phải có lộ trình tăng lương lên mới đảm bảo được người dân sinh con.

Nêu trường hợp có ý kiến nếu tăng lương lên, Việt Nam còn hấp dẫn đầu tư không?, Đại biểu TPHCM cho rằng “chúng ta không lo điều đó”. Hiện tại, lương bình quân đầu người nếu 10,5 triệu/tháng thì tương đương 1 giờ làm việc 1,9 USD, trong khi hiện nay mới 0,95 USD/giờ. 

Ông dẫn chứng các nước hiện đang trả lương 6,9 USD/giờ, gấp 7,26 lần so với Việt Nam hiện nay. Tức là lương đủ sống của Việt Nam chỉ bằng 27% lương tối thiểu của Hàn Quốc.

So với Nhật Bản có mức lương 7,23 USD/giờ thì Việt Nam chỉ bằng 26% lương tối thiểu của Nhật Bản. Còn với Mỹ, lương tối thiểu 7,25 USD/giờ nhưng 15 năm lương tối thiểu Mỹ không tăng, lạm phát tăng liên tục. 

“So sánh như vậy để thấy, lương đủ sống của Việt Nam vẫn đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài. Nếu không giải quyết được trước năm 2040 thì Việt Nam sẽ hình thành thanh niên 3 không: Không lấy vợ – không sinh con – không bức xúc trước việc mình không đẻ, ảnh hưởng tới tồn vong của đất nước”, GS Nguyễn Thiện Nhân phân tích. Ông nhấn mạnh, đây là thời cơ tăng lương đủ sống để sinh con. 

khó đến đâu tháo đến đó, tắc đến đâu thông đến đó

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%, Chính phủ đã bàn với các địa phương tìm giải pháp, chưa có năm nào mà Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng cho 63 tỉnh, thành như vừa rồi.

Theo Chủ tịch Quốc hội, kinh tế tư nhân là yếu tố quyết định cho tăng trưởng 8% chứ không phải đầu tư công. Bởi, trong tổng mức đầu tư toàn xã hội thì đầu tư tư nhân chiếm 55%. 

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, quan trọng nhất là cải cách thể chế để nhà đầu tư yên tâm thấy Chính phủ thực sự mở cửa, mong chờ nhà đầu tư đến và họ bỏ tiền đầu tư có hiệu quả. 

“Lần đầu tiên Việt Nam thu ngân sách hơn 2 triệu tỷ đồng. Hà Nội dẫn đầu cả nước về nguồn thu ngân sách nội địa, trên 500.000 tỷ đồng”, ông dẫn chứng.

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, phải quan tâm bồi dưỡng nguồn thu, thu đúng, đủ để doanh nghiệp, người dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Khi điều kiện, cơ chế thông thoáng sẽ tạo điều kiện doanh nghiệp, người dân đầu tư. Nếu đặt mục tiêu ngắn hạn thì không thu hút được đầu tư.

Cùng với đó, Chính phủ rất quan tâm giải pháp giải quyết nguồn lực lãng phí như quy hoạch treo, dự án vướng thủ tục không sử dụng, tài sản tranh chấp trong các vụ án kéo dài. 

Quốc hội đã đồng ý cơ chế thí điểm giải quyết ở Hà Nội, TPHCM, Khánh Hòa; tháo gỡ điểm nghẽn với thị trường bất động sản để tăng nhanh nguồn cung.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, bây giờ là quyết tâm làm, “khó đến đâu tháo đến đó, tắc đến đâu thông đến đó”.

Chi gần 900.000 tỷ cho 'đầu tàu' kéo tăng trưởng

Chi gần 900.000 tỷ cho ‘đầu tàu’ kéo tăng trưởng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho hay, đầu tư công năm 2025 xấp xỉ gần 900.000 tỷ đồng và sẽ là động lực thúc đẩy, kéo các nguồn đầu tư khác để tạo động lực tăng trưởng.
Kiểm soát rủi ro, có giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP vượt 8%

Kiểm soát rủi ro, có giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP vượt 8%

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Chính phủ cần đánh giá nguồn lực, khả năng huy động nguồn lực và kiểm soát rủi ro để có những giải pháp đột phá tận dụng cơ hội, hạn chế rủi ro, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Trình Quốc hội mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Trình Quốc hội mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Chính phủ đề xuất điều chỉnh tốc độ tăng trưởng (GDP) năm 2025 đạt 8% trở lên thay vì 6,5-7% như Quốc hội đã thông qua vào cuối năm 2024.