Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhMuôn nẻo dầu Nga - dầu diesel đã đi đường vòng, né...

Muôn nẻo dầu Nga – dầu diesel đã đi đường vòng, né các lệnh trừng phạt của phương Tây như thế nào?


Giống như cuộc phiêu lưu của tàu Thuyền trưởng Paris – con đường thương mại dầu Nga đang được định tuyến lại. Những người mua mới đã xuất hiện, cũng như xuất hiện các phương pháp kiếm tiền mới, bằng cách khai thác chính các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Nga tránh né lệnh trừng phạt dầu diesel như thế nào? (Nguồn: Maritimeoptima)
Muôn nẻo dầu Nga – dầu diesel đã đi đường vòng, né các lệnh trừng phạt của phương Tây như thế nào? Trong ảnh: Tàu Thuyền trưởng Paris. (Nguồn: Maritimeoptima)

Tàu Thuyền trưởng Paris – một con tàu thuộc sở hữu của Hy Lạp vừa vận chuyển 730.000 thùng dầu diesel từ Nga, đã đến kênh đào Suez. Thủy thủ đoàn đã quen thuộc với tuyến đường mà họ thường vận chuyển dầu từ vùng Vịnh hoặc Ấn Độ đến châu Âu hoặc châu Phi.

Tuy nhiên, trong lần này, con tàu đang đi theo một hướng khác trong một kế hoạch mới, đó là dỡ hàng tại Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE).

Định tuyến lại đường đi của dầu

Vào tháng 2/2023, khi EU cấm nhập khẩu dầu tinh chế từ Nga, nhiều người nghi ngờ nước này có thể chuyển hướng xuất khẩu dầu diesel khổng lồ, lên tới 950.000 thùng mỗi ngày vào năm ngoái và chiếm phần lớn trong 65 tỷ USD – trị giá bán sản phẩm xăng dầu của Nga.

Vào cuối năm ngoái, khi EU vẫn mua tới 2/3 hàng xuất khẩu của Nga. Trung Quốc và Ấn Độ đã nhanh chóng “lấp chỗ trống” trở thành những quốc gia thay thế khi châu Âu tẩy chay dầu thô của Nga. Họ tỏ ra chẳng mấy bận tâm về lệnh cấm của EU.

Phần còn lại của thị trường bị phân mảnh. Tuy nhiên, giống như cuộc phiêu lưu của tàu Thuyền trưởng Paris gợi ý rằng – con đường thương mại đã và đang được định tuyến lại. Những người mua mới đã xuất hiện – cũng như xuất hiện các phương pháp kiếm tiền mới, bằng cách khai thác chính các biện pháp trừng phạt.

Nếu xem qua các số liệu thương mại tổng hợp, nhiều người sẽ nghĩ rằng, lệnh cấm của châu Âu chưa bao giờ được áp dụng. Vào tháng 3/2023, xuất khẩu dầu diesel của Nga đạt kỷ lục 1,3 triệu thùng/ngày. Mặc dù con số đó đã giảm xuống dưới 900.000 thùng/ngày kể từ tháng Năm, nhưng mức này vẫn ngang bằng với những năm gần đây và sự sụt giảm này phần lớn là kết quả của việc bảo trì nhà máy lọc dầu theo mùa.

Các quốc gia tạo điều kiện cho một kỳ tích như vậy rơi vào hai phe. Đầu tiên là những công ty mua thêm dầu diesel từ Nga với giá chiết khấu để thay thế nguồn cung từ nơi khác. Họ bao gồm các quốc gia Nam Mỹ, đứng đầu là Brazil. Mặc dù không mua gì từ Nga trong tháng 1/2023, nhưng Brazil đã nhận được 152.000 thùng/ngày trong tháng Sáu này, tương đương 60% tổng lượng dầu diesel nhập khẩu của nước này.

Các nước Bắc Phi, chẳng hạn như Algeria, Ai Cập và Marocco, cũng được hưởng lợi. Trong những tháng gần đây, Nga thậm chí còn xuất khẩu dầu tinh chế sang CHDCND Triều Tiên, đánh dấu chuyến hàng đầu tiên như vậy kể từ năm 2020.

Phe thứ hai bao gồm các quốc gia đã trở nên “tham lam” đối với các sản phẩm dầu “giá mềm” của Nga. Đứng đầu trong số đó là Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara hiện đang mua gấp đôi lượng dầu diesel từ Nga so với hồi tháng Một, nhưng sản lượng xuất khẩu của họ còn tăng nhanh hơn. Mặc dù không có khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tái xuất nhiều thứ dưới một nhãn hiệu mới, nhưng thay vào đó, nước này có thể đang tận dụng vị trí gần châu Âu để “lập tam giác” dòng chảy của Nga, sử dụng hàng nhập khẩu giá rẻ để đáp ứng nhu cầu trong nước, trong khi bán sản phẩm đắt tiền hơn của mình cho EU.

Các quốc gia vùng Vịnh đang thực hiện một giao dịch tương tự. Arab Saudi đã không nhập khẩu dầu diesel từ Nga trong nhiều năm, nhưng kể từ tháng Tư, lượng dầu mua vào của nước này đã vượt qua 150.000 thùng/ngày.

Không có gì lạ khi nhập khẩu của Arab Saudi tăng trước mùa Hè, khi nhu cầu điện để làm mát tăng vọt. Tuy nhiên, năm nay, xuất khẩu dầu diesel của nước này đã tăng đồng thời – khoảng 120.000 thùng/ngày trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Sáu so với cùng kỳ những năm gần đây. Rất nhiều trong số đó sẽ đến châu Âu và ngày càng nhiều đến châu Á.

“Món quà” từ phương Tây

Hoạt động thương mại phát đạt này ngụ ý rằng – ngoài các khách hàng mới – cỗ máy xuất khẩu của Nga có đủ tàu để phục vụ họ. Các sản phẩm “sạch” như dầu diesel không thể được vận chuyển trên các tàu chở dầu thông thường, nơi các sản phẩm thô hoặc nặng hơn có thể làm bẩn chúng. Đường đi của đội tàu chở dầu diesel nhỏ bé trên toàn cầu có thể đã “bị kéo dài” khi các thùng dầu của Nga bắt đầu thực hiện những hành trình dài hơn.

Các biện pháp trừng phạt hồi tháng Hai từ châu Âu có nguy cơ làm cho tình hình dường như xấu đi. Châu Âu cấm các chủ hàng, thương nhân và công ty bảo hiểm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán hàng của Nga, trừ khi dầu được bán dưới mức giá do Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đặt ra là 100 USD một thùng cho các sản phẩm cao cấp. Những vấn đề đau đầu về tuân thủ, cộng với rủi ro về truyền thông khi giao dịch với Nga, đã khiến nhiều công ty phương Tây phải đứng ngoài cuộc.

Tuy nhiên, không phải tất cả trong số các công ty châu Âu đều đứng ngoài cuộc. Gunvor và Vitol, hai gã khổng lồ ở Thụy Sỹ, vẫn được xếp hạng trong số mười bên mua các sản phẩm dầu mỏ hàng đầu của Nga trong 4 tháng đầu năm, theo báo cáo trích dẫn dữ liệu hải quan, cả hai công ty đều cho biết họ tuân thủ các quy định có liên quan.

Phần còn lại bao gồm các “vũ khí thương mại” của các công ty năng lượng Nga và các đối tác của họ ở Hong Kong (Trung Quốc), Singapore hoặc UAE. Họ dường như không thiếu sà lan để chở dầu. Trong khi đó, nhiều kỹ thuật sáng tạo cũng đã được sử dụng.

Hoạt động vận chuyển từ tàu này sang tàu khác liên quan đến hàng hóa của Nga, đặc biệt là gần Hy Lạp và Malta, đã tăng vọt kể từ năm ngoái, cho thấy các nỗ lực lách các hạn chế. EU đã thừa nhận điều này vào ngày 21/6, khi họ nói rằng, họ sẽ cấm các tàu chở dầu bị nghi ngờ chuyển hàng lậu cập cảng của họ.

Trong những năm gần đây, xuất khẩu của Nga chiếm khoảng 15% thương mại dầu diesel toàn cầu. Khả năng phục hồi của họ khi đối mặt với các biện pháp trừng phạt có thể sẽ dẫn đến tình trạng dư cung trong thời gian còn lại của năm nay.

Giá cả tăng vọt vào năm 2022 khi nguy cơ gián đoạn xảy ra đồng thời với nhu cầu phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, những cú sốc về nguồn cung hiện đang tiêu tan cùng lúc với việc các quốc gia vùng Vịnh đang bổ sung công suất lọc dầu và tăng trưởng kinh tế chậm lại đang làm giảm tiêu dùng của phương Tây. Chi phí của một sà lan dầu diesel được giao tại Rotterdam (Hà Lan) đã giảm 1/4 trong một năm. Lợi nhuận tinh chế cũng chỉ bằng một phần ba so với trước đây.

Điều này sẽ gây tổn hại cho các nhà máy lọc dầu ốm yếu của châu Âu và giàu có ở châu Á, vốn đã bị đẩy ra khỏi thị trường bởi các sản phẩm giá rẻ.

Khả quan nhất là họ có thể cắt giảm hoạt động của nhà máy lọc dầu; hoặc trong trường hợp xấu nhất, họ sẽ phải cắt giảm công suất. Đối với dầu thô, các biện pháp trừng phạt từ phương Tây bất ngờ mang lại nhiều tiền một cách dễ dàng cho những người không tuân thủ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Bước vào năm 2025, từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, dư luận bàn nhiều đến chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine. Thực hư thế nào và liệu có khả thi? Đi tìm câu trả lời từ tất cả các bên liên quan.

Gazprom của Nga “gạch tên” châu Âu trong danh sách xuất khẩu khí đốt năm 2025, nguyên nhân liên quan đến Ukraine

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã tính tới phương án không xuất khẩu khí đốt tới châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12/2024 trong bản kế hoạch nội bộ cho năm 2025.

Châu Âu “bơm căng” kho dự trữ khí đốt, vẫn lo một mùa Đông “co ro”

Giá khí đốt tự nhiên tăng và tình hình bất ổn ngày càng gia tăng sẽ chi phối triển vọng năng lượng của châu Âu trong mùa Đông này. Nhiều nguồn tin cho rằng, khủng hoảng năng lượng mới sẽ một lần nữa "gõ cửa" khu vực.

Anh siết chặt trừng phạt dầu Nga; Hungary thúc EU xem xét lại điều về Moscow nếu không sẽ “rất đau đớn”

Ngày 25/11, Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết, nước này đang áp đặt gói trừng phạt lớn nhất đối với "hạm đội ngầm" của Nga.

Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu lại đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Nga.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

Lãnh đạo Anh – Mỹ điện đàm, nhất trí sớm đối thoại trực tiếp

Hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai bên trong cuộc điện đàm ngày 26/1.

Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Bác sĩ thẩm mỹ Trung Quốc Wu Yiru chỉ ra thói quen uống một cốc nước ấm mỗi sáng sau khi thức dậy giúp làm đẹp da hiệu quả.

Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá tại Việt Nam

Baoquocte.vn. Việt Nam đã quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Việc phát triển năng lượng tái tạo là một trong những điểm mấu chốt để đất nước đạt được mục tiêu này.

Colombia cấm các chuyến bay trục xuất người di cư từ Mỹ, Tổng thống Donald Trump lập tức hành động

Tổng thống Colombia Gustavo Petro ngày 26/1 thông báo sẽ không cho phép các máy bay từ Mỹ chở người di cư bị trục xuất hạ cánh ở Colombia.

Bài đọc nhiều

GRDP Quảng Nam 2024 tăng trưởng 7,1%, nhưng vẫn lo khi ‘kiểm tra quán karaoke là có ma túy’

Đó là thông tin tại họp báo về tình hình kinh tế xã hội năm 2024 và nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025, do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức chiều 10-1. Ông Dũng cho hay năm 2025, tỉnh sẽ thực hiện...

Doanh nghiệp Việt ‘thấp thỏm’ chờ kết quả cuộc bầu cử Mỹ

Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có niềm tin với kết quả bầu cử Mỹ, nhất là khi ông Trump thắng cử sẽ có nhiều triển vọng xuất khẩu, điểm sáng là nông sản Việt Nam vào Mỹ. Theo Hiệp hội...

Cần xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời

Thay vì quy định cứng một con số cố định đến 2030, các doanh nghiệp mong được nới "room" công suất lắp đặt điện mặt trời tự sản tự tiêu theo từng giai đoạn, phù hợp giữa nhu cầu lắp đặt của doanh nghiệp và khả năng cân đối nguồn điện, năng lực điều độ của ngành điện.Xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời lên 15%TS. Cao Anh Tuấn - chuyên gia về năng lượng tái...

Nuôi biển gắn liền phát triển du lịch biển đảo Kiên Giang

Kiên Giang có khoảng 3.870 lồng bè nuôi cá trên biển, đây không chỉ là thế mạnh kinh tế biển mà còn gắn liền với việc phát triển dịch vụ du lịch biển đảo. ...

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu. Hiện nay nhiều sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Temu,... trong đó sàn thương mại điện tử Temu cung cấp hàng hóa giá rẻ gây lo ngại sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các...

Cùng chuyên mục

Danh sách, địa chỉ 9 phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng Việt Nam được Trung Quốc công nhận

Đến ngày 26-1, đã có 9 trung tâm, phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng của Việt Nam được Trung Quốc công nhận. Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa công nhận thêm 2 trung tâm...

Lao dốc mạnh khi vừa mở cửa

(NLĐO) - Giá vàng hôm nay bất ngờ giảm khi vừa mở cửa giao dịch trên thị trường quốc tế, kéo giá vàng miếng, vàng nhẫn cùng rớt mạnh. ...

Phạm Thị Huyền Trang lừa 13.000 người: Loạt kịch bản người Việt mất nghìn tỷ

Phạm Thị Huyền Trang và đồng phạm lừa 1.000 tỷ đồng của 13.000 người dân khiến bao gia đình tan nát. Trước đó là TikToker Mr Pips bị bắt cùng 5.000 tỷ, hay TGĐ Công ty Triệu nụ cười, Tâm Lộc Phát Vàng Anji… Đủ chiêu trò lấy tiền của nạn nhân Ngày 24/1, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, vừa phối hợp với Cục chức năng của Bộ Công an và công an các tỉnh triệt phá thành công...

Cân đối không gian chính sách, thúc đẩy nội lực

Năm 2025 mở ra nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng đột phá của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ hạn hẹp, các chính sách tài khóa trở thành giải pháp được mong chờ để thúc đẩy tăng trưởng, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức lớn của nền kinh tế trong năm 2025. Hợp lực kết nối sức mạnh nội tại...

Thị trường cận Tết: Nguồn cung dồi dào, giá cả không biến động bất thường

ANTD.VN - Bộ Tài chính vừa có Báo cáo nhanh về tình hình giá cả thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trong ngày 27 Tết Âm lịch. Theo đó, trên cơ sở báo cáo của một số địa phương và công tác nắm bắt thông tin thị Theo báo cáo của một số địa phương, đồng thời thông qua công tác nắm bắt thông tin thị trường giá cả của Bộ Tài chính (Cục Quản lý...

Mới nhất

Cung đường rực rỡ ven sông Sài Gòn

(NLĐO) - Điểm nhấn của đường hoa trên phố đi bộ Bạch Đằng dịp Tết Ất Tỵ 2025 là hình ảnh cánh hoa Dầu - biểu tượng...

Người cuối cùng giữ nghề món ‘mứt nhà nghèo’ xứ Huế

TPO - Mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán, gian bếp nhỏ của bà Lê Thị Tư (86 tuổi, phường Thủy Xuân, TP. Huế) lại thoang thoảng hương thơm ngọt ngào của mứt sắn - một món ăn dân dã nhưng thấm đượm hương vị quê hương mỗi độ xuân về. TPO - Mỗi dịp cận kề...

Phạm Thị Huyền Trang lừa 13.000 người: Loạt kịch bản người Việt mất nghìn tỷ

Phạm Thị Huyền Trang và đồng phạm lừa 1.000 tỷ đồng của 13.000 người dân khiến bao gia đình tan nát. Trước đó là TikToker Mr Pips bị bắt cùng 5.000 tỷ, hay TGĐ Công ty Triệu nụ cười, Tâm Lộc Phát Vàng Anji… Đủ chiêu trò lấy tiền của nạn nhân Ngày 24/1, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết,...

10 cách mặc chân váy ngắn trẻ trung cho Tết

Chân váy ngắn là món thời trang thích hợp để diện trong dịp Tết. ...

Mới nhất

Bình ổn ngày cận Tết