Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMuốn chuyển đổi số thành công, mỗi người dân hãy tự "chuyển...

Muốn chuyển đổi số thành công, mỗi người dân hãy tự “chuyển mình”

Theo TS. Cù Văn Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn và đào tạo giáo dục, muốn một quốc gia chuyển đổi số nhanh chóng, tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì cần sự vào cuộc đồng bộ, toàn diện từ chính quyền, người dân và doanh nghiệp.

TS. Cù Văn Trung: Muốn chuyển đổi số thành công, cần sự vào cuộc của toàn dân
TS. Cù Văn Trung cho rằng, muốn chuyển đổi số thành công, cần sự vào cuộc của toàn dân. (Ảnh: NVCC)

Những bước chuyển mình

Ông đánh giá thế nào về quá trình chuyển đổi số tại nước ta hiện nay?

Chuyển đổi số ở Việt Nam thực sự tạo được sự chuyển mình từ nhiều năm nay. Đặc biệt, từ khi xảy ra đại dịch Covid-19 dẫn tới những xáo trộn, nhu cầu tự thân và các yêu cầu bắt buộc khách quan khiến các cơ quan Nhà nước, người dân đều phải thích ứng, thay đổi, đồng thời, sử dụng các thành tựu của khoa học công nghệ 4.0 vào quản lý, kinh doanh và phục vụ đời sống.

Từ 2010 đến 2020, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, quyết sách về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cũng như trong đời sống dân sinh. Đặc biệt, từ năm 2020, nhiều quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia cho thấy, Việt Nam ngày càng nhận thức hơn về tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Qua quan sát, rất nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp thực hiện chương trình chuyển đổi số một cách quyết liệt, mạnh mẽ. Đi đầu có lẽ phải kể tới vai trò của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Tư pháp

Dữ liệu cá nhân, hồ sơ bệnh án, công tác dân số và nhiều thông tin, ứng dụng qua phần mềm được đưa vào triển khai trên diện rộng, quy mô lớn. Các tỉnh, thành như Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh là những điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay.

Có thể nói, quá trình chuyển đổi số quốc gia thúc đẩy năng lực sáng tạo và khơi dậy tiềm năng của con người, các hoạt động kinh tế – xã hội diễn ra sôi động, đa dạng. Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, kinh tế chia sẻ, liên kết vùng miền, xuyên quốc gia, xuyên biên giới trong việc ứng dụng các thành tựu của nền công nghiệp 4.0 một cách hiệu quả, thiết thực.

Tuy nhiên, khách quan mà nói, chuyển đổi số ở nước ta hiện chưa được như kỳ vọng. Nó diễn ra không đồng đều ở một số nơi, trong một số lĩnh vực, ngành nghề. Trên thực tế, vẫn có hiện tượng hiểu sai, cản trở tiến hành quá trình chuyển đổi số; nhiều người dân, doanh nghiệp chậm kê khai, ứng dụng các phần mềm mới…

Trong những năm gần đây, một loạt dự án chuyển đối số dịch vụ công được các bộ, ngành đưa ra trong khuôn khổ các chương trình cải cách hành chính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc chuyển đổi số vẫn gặp rào cản?

Không phải chỉ cần nguồn kinh phí và chủ trương đầu tư vào một số dịch vụ công trong quá trình chuyển đổi số là làm được ngay. Bởi nó còn liên quan đến năng lực tiếp nhận, sử dụng và vận hành của cơ quan được đầu tư. Nguồn lực con người cần qua đào tạo, tập huấn, cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị phụ trợ có tương thích, đồng bộ không?

Hiện nay, mới chỉ có một số trường đại học như Bách Khoa Hà Nội, Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, FPT, Công nghệ (Đại học Quốc gia) đang đào tạo một số ngành mới về trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, học máy với quy mô và số lượng sinh viên chưa nhiều. Chưa có lứa cử nhân nào thuộc khối ngành đó ra trường tính đến thời điểm này.

Đặc biệt, đội ngũ lãnh đạo một số nơi chưa tha thiết với chuyển đổi số, thậm chí băn khoăn liệu chuyển đổi số có cần thiết, thực sự giúp ích trong công việc của họ không? Một số đơn vị, tổ chức cho rằng, với cách làm cũ, họ có điều kiện tiếp cận trực tiếp với doanh nghiệp, người dân hơn.

Đó là những lực cản của quá trình chuyển đổi số.

TS. Cù Văn Trung: Muốn chuyển đổi số thành công, cần sự vào cuộc của toàn dân

Để không “mạnh ai nấy làm”

Trước thực trạng như vậy, làm sao để việc chuyển đổi số không phải “mạnh ai nấy làm”, theo ông?

Đây là một thực tế khách quan, không thể khác được, phát triển không có tính dàn đều, mỗi một đơn vị có năng lực khác nhau, tài chính, nhân sự và mục tiêu hành động khác nhau. Do đó, quá trình chuyển đổi số cũng phải tiến hành rất khác nhau.

Chúng ta không nên lo ngại về điều đó bởi đấy là quy luật tự nhiên của cuộc sống, của cạnh tranh thị trường và tạo ra bức tranh đa màu sắc trong đời sống kinh tế – xã hội. Việc phân bổ nguồn lực, tài chính sẽ được cân đối khi cần. Lúc đó, Nhà nước sẽ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, một chủ trương hay dự án đầu tư về địa phương, đơn vị nào đó.

Chúng ta vẫn đang ở quá trình chưa hẳn chủ động, vẫn phải chịu tác động, “nằm chờ”, thụ hưởng các thành quả của cuộc cách mạng thế giới. Vì thế, chúng ta đang ở quá trình thể nghiệm, tịnh tiến và tham khảo, học hỏi lẫn nhau trong vấn đề này.

Đây chưa thực sự là giai đoạn người Việt phải lo lắng về sự mất cần bằng, sự lớn mạnh của một “con khủng long” nào đó thời chuyển đổi số làm khuynh đảo và “ăn” hết các nguồn lực còn lại của các bộ phận khác trong xã hội.

Có người nói chuyển đổi số chưa đủ, hãy chuyển đổi chính mình, ông nghĩ sao?

Đúng vậy, điều này thể hiện yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tức là mục tiêu muốn thành công, muốn diễn ra theo ý đồ của chủ thể thì phải có sự đồng thuận. Mà đồng thuận chính là tự chuyển biến trong nhận thức của mỗi con người trong quá trình tham gia vào đó. Hay nói cách khác, chuyển đổi số chỉ có thể “nảy nở” ở một môi trường mà tại đó có sự chủ động, chung tay của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Còn về trường hợp cá nhân của quá trình này, phải mở lòng tiếp nhận, phải có cái nhìn tích cực về những gì chuyển đổi số mang lại. Tránh rụt rè, lo sợ, định kiến để đánh mất cơ hội mà nó mang lại. Tôi cho rằng, một chủ đề (chuyển đổi số) mà cả xã hội lên tiếng, Nhà nước khích lệ, nhân loại phổ biến thì không lẽ gì chúng ta không chuyển mình để cho kịp vời thời cuộc.

Câu hỏi được đặt ra, điều quan trọng, ai chuyển cùng mình hay một mình mình chuyển? Khi nghiên cứu về chuyển đổi số ở Việt Nam, thấy nó hay quá, nó chuyển biến nhanh quá và muốn phổ biến, muốn học tập các khóa học về công nghệ luôn. Tuy nhiên, khi tôi “chuyển mình” thì thấy bạn bè, người thân cứ dửng dưng, không háo hức, không cho là quan trọng nên hụt hẫng, dần dần nhiệt huyết của mình cũng giảm. Do đó, “chuyển mình” cần có môi trường, cộng đồng và cần có đồng minh, bạn bè là vì thế.

Vậy việc chuyển đổi số đòi hỏi phải những giải pháp đồng bộ thế nào, thưa ông?

Như chúng ta đã biết, chuyển đổi số bao gồm kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số, trên mỗi phương diện này có các giải pháp chi tiết, cụ thể đi kèm. Ở đây, chúng ta thường chỉ chú ý tới khía cạnh Nhà nước trong quá trình chuyển đổi số. Nhà nước vừa là đối tượng chủ động đưa ra các quyết định, dẫn dắt và quản lý, đồng thời là chủ thể của quá trình chuyển đổi số.

Muốn một đất nước, một quốc gia chuyển đổi số nhanh chóng, tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì cần sự vào cuộc đồng bộ, toàn diện từ chính quyền, người dân và doanh nghiệp. Người ta thường nói vui là công nghệ 4.0 mà trình độ, năng lực, xuất phát điểm chỉ ở mức 0.4 cũng không thể bứt phá được.

Đối với vấn đề chuyển đổi số, chúng ta không thể như là những người chơi game do kẻ khác phát minh. Tức là, chúng ta không thể ở thế bị động, không có vai trò, khả năng gì trong xu thế đang diễn ra ấy của thế giới.

Nói như vậy để cho thấy, chủ trương của Đảng và Nhà nước đã được ban hành, chương trình hành động đã được phát động, mục tiêu quốc gia cũng đã có nhưng còn cần sự chung tay của cả cộng đồng. Bởi để lĩnh hội, làm chủ và tận dụng, bắt kịp được tiến trình chuyển đổi số đòi hỏi năng lực rất lớn trên nền tảng kinh tế – chính trị – xã hội tương ứng.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn

Cùng chủ đề

Hiến kế để bình dân học vụ số trở thành nền tảng cho kỉ nguyên mới

TPO - “Bình dân học vụ số” do Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngành giáo dục cần phải làm ngay, như yếu tố quan trọng nhằm nâng cao dân trí, tạo nền tảng để bắt đầu kỉ nguyên mới... TPO - “Bình dân học vụ số” do Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngành giáo dục cần phải làm ngay, như yếu tố quan trọng nhằm nâng cao dân trí, tạo nền tảng để...

Kinh tế số – Động lực đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Phát triển kinh tế số được xem là biện pháp tối ưu nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, trở thành một nước phát triển. Kinh tế số được kỳ vọng là chìa khóa để đưa nước ta tiến tới kỷ nguyên vươn mình. Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, TS. Trần Quý - Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam đã có những chia...

Đồng Tháp: 100% sản phẩm OCOP được kinh doanh trên thương mại điện tử

Hơn 90% doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Đồng Tháp tham gia kinh doanh trên thương mại điện và 100% sản phẩm OCOP của tỉnh được kinh doanh trên thương mại điện tử. Bà Võ Phương Thuỷ, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại hội thảo. Phát biểu tại hội thảo, bà Võ Phương Thuỷ, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh: Thương mại điện tử đã và đang là xu hướng toàn...

“Hiến kế” để thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW hiệu quả tốt hơn

NDO - Chiều 17/1, Sở Thông tin và Truyền thông cùng Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ trì tổ chức hội nghị góp ý dự thảo Chương trình hành động của Thành ủy và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Dù trời giá rét, lễ khai hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vẫn thu hút hàng chục nghìn người

Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Sau Tết, lãi suất nhiều ngân hàng biến động trái chiều

Ngay trong tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lãi suất tại nhiều ngân hàng đã có những biến động trái chiều. Trong khi một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi, nhiều đơn vị khác lại giảm nhẹ nhằm tối ưu chi phí vốn.

“Cha đẻ” của Namibia, cựu Tổng thống Sam Nujoma qua đời

Cựu Tổng thống Sam Nujoma, người được tôn kính vì đã lãnh đạo Namibia giành độc lập từ Nam Phi vào năm 1990, đã qua đời ở tuổi 95 vào ngày 8/2.

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cả bốn thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đều chịu thua bài toán lớp 5

Câu đố của chÆ°Æ¡ng trình Đường lên đỉnh Olympia này chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải bó tay. Câu đố trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia với nội dung như sau: "Một con cá có đuôi nặng 150 gam, đầu cá nặng bằng đuôi cộng nửa thân, thân nặng bằng đầu cộng đuôi. Hỏi con cá nặng bao nhiêu gam?"Thí sinh Tấn Sang đối diện với câu hỏi trên đã cho đáp án là 400 gam nhưng không...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Cùng chuyên mục

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy định học sinh có được nghỉ học không? ...

Trao trả túi đồ cho khách Tây bị thất lạc ở Quảng Trị

Nhặt được túi đồ bên trong chứa tiền, máy móc thiết bị và đồ dùng cá nhân, một người dân đã nhanh chóng giao cho công an xã để tìm người đánh rơi. ...

Năm 2025, trường chất lượng cao tuyển sinh lớp 6 ra sao?

Quy định chỉ xét tuyển vào lớp 6 được kỳ vọng giảm áp lực cho học sinh tuy nhiên, các trường còn băn khoăn cho rằng sẽ khó tuyển được học sinh đáp ứng yêu cầu. Từ ngày 14/2, Thông...

Lĩnh vực giáo dục bất ngờ được nhiều tỷ phú Trung Quốc ưa chuộng đầu tư, vì sao vậy?

Thay vì các kênh đầu tư truyền thống, ngày càng có nhiều tỷ phú Trung Quốc lựa chọn bỏ vốn vào ngành giáo dục. Theo các chuyên gia kinh tế, đây đang là kênh đầu tư hiệu quả và thông minh, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang nỗ lực thúc đẩy nội lực trong một loạt ngành kinh tế công nghệ cao.

Nữ sinh viên mất tích trước Tết đã về đến TP.HCM

Nữ sinh viên năm 4 Đại học Kinh tế TP.HCM bất ngờ mất tích từ trước Tết, vừa về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) sáng nay 9-2. Người mất tích là Lìu Ngọc Hằng, 22 tuổi, sinh viên năm 4 khóa 47...

Mới nhất

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025: Trong nước ổn định

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 10/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 9/2/2025 giá cà phê...

CSGT Hà Nội bác thông tin “dừng xe mặc áo mưa bị phạt 14 triệu”

Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, thông tin trên mạng xã hội về việc "dừng xe máy mặc áo mưa có thể bị phạt tới 14 triệu đồng" là không chính xác. ...

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Xuân 2025 xác lập kỷ lục Việt Nam

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ tại thành phố Thủ Dầu Một quy tụ hơn 108 đoàn lân sư rồng từ khắp các tỉnh thành, tạo nên một màn trình diễn hoành tráng, đậm bản sắc dân tộc.Xác lập kỷ lục Việt Nam với 102 món ăn chế biến từ tàu hũ kyXác lập kỷ...

Bình Định: Khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, gia đình chính sách

Ngày 9/2, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định phối hợp các huyện, thị xã, thành phố đồng loạt triển khai Lễ khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách người có công trên địa bàn tỉnh.Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về chủ...

Mới nhất