Trang chủChính trịNgoại giaoMục đích thật sự của cuộc "tổng tấn công" thuế quan từ...

Mục đích thật sự của cuộc “tổng tấn công” thuế quan từ Mỹ, không phải là không có miễn trừ

“Sự khởi đầu cho việc làm cho nước Mỹ giàu có trở lại” là cách Tổng thống Mỹ Donald Trump mô tả về quyết định áp thuế 25% đối với tất cả thép và nhôm nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế chung 25% lên tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước Mỹ. (Nguồn: THX)
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế chung 25% lên tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước Mỹ. (Nguồn: THX)

Ngày 10/2, ông Trump đã ký sắc lệnh áp thuế chung 25% lên tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước Mỹ. Mức thuế sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 4/3.

Các sắc lệnh hành pháp mới được xây dựng dựa trên mức thuế 25% đối với thép và mức thuế 10% đối với nhôm mà ông Trump áp dụng vào năm 2018 trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình bằng cách tăng thuế, đóng các lỗ hổng và xóa bỏ các miễn trừ.

Người tiêu dùng “chịu trận”

Các biện pháp nói trên là động thái mới nhất trong một loạt các lời đe dọa áp thuế mà vị Tổng thống này đưa ra kể từ khi ông trở lại nhiệm sở.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế không đồng ý rằng, thuế quan của ông Trump đánh dấu sự khởi đầu của một “thời đại hoàng kim” mới cho Mỹ và bác bỏ lời khẳng định của ông rằng, các nhà xuất khẩu nước ngoài – chứ không phải người dân Mỹ bình thường – sẽ phải gánh chịu gánh nặng thuế quan.

Ông Abigail Hall Blanco, phó giáo sư kinh tế tại Đại học Tampa ở Florida (Mỹ) khẳng định: “Thuế quan có nghĩa là tổn thất lớn cho tất cả các bên liên quan”.

Giới chuyên gia tin rằng, các loại thuế mới nhằm mục đích hỗ trợ các nhà sản xuất thép và nhôm trong nước, một số ngành công nghiệp của Mỹ phụ thuộc nhiều vào kim loại, như ô tô và xây dựng, sẽ phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng.

Những chi phí đó gần như chắc chắn sẽ được chuyển cho người tiêu dùng, làm bùng phát lại lạm phát.

GS. Meredith Crowley tại Đại học Cambridge ở Anh nhận thấy, những người Mỹ có thu nhập thấp, sẽ phải chịu tổn hại lớn nhất từ ​​tất cả các mức thuế quan này.

Hiện tại, ngành thép và nhôm của nền kinh tế lớn nhất thế giới phải đối mặt với một số thách thức về cơ cấu. Các doanh nghiệp phải vật lộn để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài, bao gồm chi phí sản xuất cao, cơ sở hạ tầng lạc hậu và năng lực hạn chế.

Trong khi Mỹ không quá phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc, sự thống trị của quốc gia châu Á này đối với cả hai ngành công nghiệp nói trên đã tạo ra tình trạng dư thừa công suất. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sản xuất hơn 50% thép và 60% nhôm của thế giới, với mức giá thường được nhà nước trợ cấp. Vì thế, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã chọn mua thép, nhôm từ Trung Quốc, thay vì nhập chính ở đất nước của mình.

Ông Abigail Hall Blanco nói: “Chúng tôi thường nhập khẩu thép từ những nơi như Trung Quốc vào Bờ Tây Hoa Kỳ. Tại sao? Bởi vì nó rẻ hơn so với việc lấy thép từ Bờ Đông và vận chuyển đến Bờ Tây”.

Lịch sử lặp lại

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, thuế quan của ông Trump đối với thép, nhôm và Trung Quốc đã giúp thúc đẩy sản xuất kim loại trong nước. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ước tính rằng, số lượng việc làm trong toàn bộ lĩnh vực sản xuất đã giảm 1,4%.

Nghiên cứu tương tự cũng phát hiện ra rằng tình trạng mất việc làm diễn ra mạnh mẽ nhất ở những nhà sản xuất chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ việc tăng thuế quan vì họ phải đối mặt với chi phí đầu vào tăng và thuế quan trả đũa.

Oxford Economics ước tính vào năm 2021 rằng, cuộc chiến thương mại trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông chủ Nhà Trắng đã làm giảm),5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ và cắt giảm thu nhập thực tế 675 USD cho mỗi hộ gia đình.

Mức thuế thép tương tự do nền kinh tế lớn nhất thế giới áp dụng vào năm 2001 cũng khiến nhu cầu của các nhà sản xuất trong nước cũng như nước ngoài giảm, dẫn đến hàng chục nghìn vụ sa thải nhân viên.

Ông Crowley cho biết, các nhà sản xuất trong nước đã phải cắt giảm việc làm vì họ không thể sản xuất đủ ô tô do thiếu thép nhập khẩu. Đó là một trong những lý do thúc đẩy ông George W. Bush – vị Tổng thống Mỹ thời điểm đó – xóa bỏ thuế thép.

(Nguồn: MGN)
Canada cũng là nước xuất khẩu nhôm lớn nhất sang Mỹ. (Nguồn: MGN)

Canada chịu kết quả tệ nhất

Thủ tướng Canada Justin Trudeau – quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi mức thuế nhôm, thép – đã gọi biện pháp áp thuế này là hoàn toàn vô lý và cho biết Ottawa sẽ phản đối mạnh mẽ, kiên quyết.

Theo Viện Sắt thép Mỹ, năm 2024, Canada là nước xuất khẩu thép lớn nhất sang nền kinh tế lớn nhất thế giới, với khoảng 6,6 triệu tấn. Tiếp theo là Brazil, Mexico và Hàn Quốc.

Ottawa cũng là nước xuất khẩu nhôm lớn nhất sang Washington.

Với 3,2 triệu tấn vào năm 2024, lượng nhập khẩu của Canada gấp đôi lượng nhập khẩu của chín quốc gia tiếp theo cộng lại.

Theo công ty tư vấn Roland Berger, khoảng 25% lượng thép xuất khẩu của châu Âu được chuyển đến Mỹ, bao gồm từ Đức, Hà Lan, Romania, Italy và Tây Ban Nha. Vì vậy, Liên minh châu Âu (EU) cũng tuyên bố sẽ bảo vệ lợi ích kinh tế của mình trước cuộc “tấn công” thuế quan của ông Trump.

Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã cảnh báo rằng, các mức thuế quan vô lý đối với EU sẽ không được giải quyết mà sẽ dẫn đến các biện pháp đối phó cứng rắn và tương xứng.

Có miễn trừ?

Ngoài việc chuẩn bị các biện pháp trả đũa, một số quốc gia – bao gồm Australia – đã kêu gọi ông Trump cho phép miễn trừ đối với xuất khẩu kim loại của nước này. Tổng thống Trump cho biết sẽ “cân nhắc kỹ lưỡng” yêu cầu miễn trừ của Australia,

Trong khi đó, tờ The Times dẫn lời các quan chức cho hay, chính phủ Anh hy vọng đàm phán để được miễn thuế. Nước này không mong đợi sẽ trả đũa động thái của ông Trump, mặc dù các biện pháp đã được đưa ra.

Còn Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cắt giảm thuế đối với hàng chục mặt hàng nhập khẩu và được cho là đang chuẩn bị cắt giảm thêm, nhằm xoa dịu Washington.

Trong khi đó, Ukraine hy vọng họ cũng có thể tránh được thuế quan, có thể là trong một thỏa thuận về các nguyên tố đất hiếm – yếu tố rất cần thiết cho các công ty công nghệ Mỹ. Các sản phẩm kim loại của Ukraine chiếm gần 58% kim ngạch xuất khẩu sang nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm ngoái.

Nhìn từ quá khứ, năm 2018, đã có những thỏa thuận được thực hiện giữ Mỹ với Argentina, Brazil và Australia. Do đó, có lý do để tin rằng, vẫn còn chỗ để đàm phán và ông chủ Nhà Trắng sẽ có miễn trừ cho một số quốc gia.





Nguồn: https://baoquocte.vn/muc-dich-that-su-cua-cuoc-tong-tan-cong-thue-quan-tu-my-khong-phai-la-khong-co-mien-tru-304110.html

Cùng chủ đề

Dân Đan Mạch ký kiến nghị mua bang California của Mỹ với giá 1.000 tỉ USD

Đáp trả việc đòi mua Greenland của Tổng thống Mỹ Donald Trump, hơn 200.000 người Đan Mạch đã ký vào bản kiến nghị huy động 1.000 tỉ USD để mua lại bang California (Mỹ). ...

Tổng Bí thư: Sắp xếp, tinh gọn bộ máy để sau đại hội càng không làm được

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, nếu sắp xếp, tinh gọn bộ máy để sau đại hội thì càng không làm được và rất khó khăn, vì vậy "đây là thời cơ vàng". Sáng 13/2, Quốc hội thảo luận tổ về 2 dự án luật: Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên...

Khánh Hòa: Cụm công nghiệp Diên Thọ VCN sẵn sàng đón sóng đầu tư mới

Khánh Hòa đang phát triển công nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao và năng lượng sạch. Nắm bắt xu thế đó, Cụm công nghiệp Diên Thọ VCN được hình thành và phát triển như một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với vị trí chiến lược tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh Khánh Hòa không chỉ sở hữu lợi thế về vị trí địa lý...

Cơ quan chức năng Đắk Nông nói gì về việc nắn đường thành hình chữ U?

(NLĐO) – Cơ quan chức năng Đắk Nông cho rằng việc xây dựng đường hình chữ U là do vướng điểm tụ thủy, không phải để nắn đường vào đất cá nhân nào. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Du lịch Kiên Giang, một trong mười điểm đến thân thiện nhất thế giới năm 2025

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: [email protected] Liên hệ quảng cáo: [email protected] © Copyright 2022 "Báo Thế giới & Việt Nam", All rights reserved. ® Không được...

‘Chuyển mình’ bước vào kỷ nguyên giàu mạnh

Sau gần 80 năm lập nước, gần 40 năm Đổi mới và 95 năm thành lập Đảng, Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử - kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Châu Âu ‘đang bị đóng băng’, quay lại với khí đốt Nga

Châu Âu càng tránh đối thoại với Nga thì cuộc khủng hoảng năng lượng càng trở nên sâu sắc hơn. Giá cả khí đốt vẫn tiếp tục tăng và các nhà cung cấp thay thế không thể đáp ứng được nhu cầu.

Bạn cũ, lợi ích mới

Mối giao tình giữa lãnh đạo hai nước cùng nhiều lợi ích song trùng là động lực mạnh mẽ, thúc đẩy quan hệ Mỹ-Ấn tiến về phía trước.

Đồng minh Mỹ đang cường điệu về “chiến thắng” của Bắc Kinh, biến họ thành kẻ thù chung

Tờ Global Times cho rằng, sự cường điệu của phương Tây về "người chiến thắng có tên - Trung Quốc" là hệ quả của các chính sách do chính quyền Tổng thống Donald Trump đang thực thi - đã bộc lộ sự lo lắng của họ về mặt chiến lược.

Bài đọc nhiều

Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã trao quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Duy Ngọc.

Dự báo diễn biến giá năm 2025, tiêu Việt đặt kỳ vọng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 11/2/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Lộ diện hãng hàng không tốt nhất năm 2025

Hãng hàng không Korean Air của Hàn Quốc ngày 10/2 cho biết trong bảng xếp hạng Airline Ratings, Korean Air được vinh danh là hãng hàng không tốt nhất năm 2025.

Doanh nghiệp lớn cần phát huy vai trò tiên phong trong việc lớn, việc khó, việc mới

Lực lượng doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đóng góp khoảng 60% GDP, 98% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước.

GEAPP giành giải thưởng của WEF vì thúc đẩy quan hệ đối tác liên ngành nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng

Liên minh năng lượng toàn cầu vì con người và hành tinh (GEAPP) được trao giải thưởng Đóng góp để khuếch đại hành động vì Trái đất (GAEA) lần đầu tiên cho Đối tác công-tư-từ thiện tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2025.

Cùng chuyên mục

Châu Âu ‘đang bị đóng băng’, quay lại với khí đốt Nga

Châu Âu càng tránh đối thoại với Nga thì cuộc khủng hoảng năng lượng càng trở nên sâu sắc hơn. Giá cả khí đốt vẫn tiếp tục tăng và các nhà cung cấp thay thế không thể đáp ứng được nhu cầu.

Đồng minh Mỹ đang cường điệu về “chiến thắng” của Bắc Kinh, biến họ thành kẻ thù chung

Tờ Global Times cho rằng, sự cường điệu của phương Tây về "người chiến thắng có tên - Trung Quốc" là hệ quả của các chính sách do chính quyền Tổng thống Donald Trump đang thực thi - đã bộc lộ sự lo lắng của họ về mặt chiến lược.

“Sôi sục” vì đòn thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhiều ‘ông lớn’ Nhật Bản cấm dùng DeepSeek Trung Quốc

Trước quyết định tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, EU tuyên bố đáp trả, Vương quốc Anh "chưa vội", trong khi Nhật Bản đề nghị miễn trừ; ra mắt tàu chở hàng Trung Quốc-Afghanistan; châu Âu thiếu khí đốt… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.

Thêm hai nước BRICS “quay lưng” với USD, hợp tác sử dụng nội tệ

Đại sứ Ethiopia tại Nga Genet Teshome Jirru nhấn mạnh rằng, Nga và Ethiopia vừa đạt bước tiến mới khi bắt đầu giao dịch bằng nội tệ. Mặc dù quá trình chuyển đổi vẫn còn trong giai đoạn đầu, cả hai quốc gia đều cam kết mở rộng hoạt động này.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 tôn vinh Việt Nam

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk, vùng đất đầy nắng, gió và là xứ sở cà phê robusta nổi tiếng thế giới.

Mới nhất

Hơn 1.400 thanh niên Đà Nẵng hào hứng lên đường nhập ngũ

TPO - Sáng 13/2, hàng nghìn thanh niên trên khắp các quận, huyện thành phố Đà Nẵng đã nô nức, hào hứng lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. TPO - Sáng 13/2, hàng nghìn thanh niên trên khắp các quận, huyện thành phố Đà Nẵng đã nô nức, hào hứng lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa...

Thái Lan buộc tiêu hủy 60 tấn loại trái cây “vua” sau khi bị Trung Quốc trả về, Việt Nam cần chuẩn bị gì?

Tổng cục Nông nghiệp Thái Lan đã ra lệnh tiêu hủy 60 tấn sầu riêng nhiễm vàng O, trị giá hơn 12 triệu baht (khoảng 9 tỷ đồng) đã bị Tổng...

Bà nội gần 90 tuổi bịn rịn tiễn cháu trai lên đường nhập ngũ công an

"Cháu là chàng trai sống tình cảm, bà biết cháu sẽ nhớ nhà, nhớ ông bà, cha mẹ… rất nhiều. Nhưng bà tin cháu sẽ cùng đồng đội vượt qua khó khăn, vất vả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với Tổ quốc", bà Thuận (89 tuổi)...

Quy định xe đưa đón học sinh có hiệu lực hơn 1 tháng, thực hiện vẫn rối

Dù các quy định mới về xe đưa đón học sinh đã có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, nhưng đến nay nhiều đơn vị vẫn còn gặp rắc rối khi cố gắng đáp ứng các tiêu chuẩn. ...

Mô hình đa dịch vụ hướng đi mới của báo chí Việt Nam

(NB&CL) Sự phát triển của truyền thông xã hội và công nghệ đã thay đổi cách tiêu thụ tin tức của công chúng. Để tồn tại, báo chí không còn chỉ là...

Mới nhất

Bạn cũ, lợi ích mới