Trang chủKinh tếNông nghiệpMùa nước nổi An Giang, dưới sông "con nước đã lừ đừ...

Mùa nước nổi An Giang, dưới sông “con nước đã lừ đừ chín đỏ”, dân câu lưới đã bắt được cá đồng ngon


Mưu sinh đầu mùa nước lũ “lên đồng”

Cơn mưa dầm buổi sớm mai vừa dứt, nước sông Vĩnh Hội Đông cuồn cuộn chảy mang theo mấy rặng lục bình thơ thẩn về xuôi. 

Lúc này, anh Nguyễn Văn Bá, người dân ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã đẩy xuồng giăng lưới kiếm mớ cá về bán chợ.

Anh Bá chia sẻ: “Hổm nước chụp đồng, cá dính cũng khá. Tui giăng lưới kiếm ngày 5 – 7kg cá mè vinh, cá dảnh đem bán chợ sáng, thu nhập được hơn 200.000 đồng/ngày. Mấy nay mưa, cá ít đi ăn nên dính lai rai, tui chỉ đủ sống qua ngày. 

Quanh năm, tui giăng lưới mưu sinh. Mùa khô, chịu khó lặn lội thì đủ sống. Mùa nước, mình ráng cực khổ để có đồng dư dành cho sấp nhỏ đi học, rồi lo trong nhà ăn Tết. Anh thấy giờ là cuối tháng 6 (âm lịch), loay hoay hết mùa nước là Tết tới sát bên rồi. Không ráng lo từ lúc này, cuối năm nhà tui khó khăn lắm!”.

Mùa nước nổi An Giang, dưới sông

Con nước lũ ở An Giang chỉ vừa mới “lên đồng”

Nói về cái nghề của mình, anh Bá trải lòng, do gia đình nghèo nên chuyện học hành chỉ dừng lại ở mức biết đọc, biết viết. 

Lớn lên, anh theo nghiệp sông nước của cha, rồi gắn với nó đến bây giờ. Cũng có vài năm anh đi làm phụ hồ ở tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh nhưng xét ra không đủ sống, đành trở về quê ngụp lặn với con nước ròng, nước lớn.

“Nghĩ kỹ, mình về quê vậy mà cuộc sống thoải mái hơn. Trở về cái nghề hạ bạc, nói dư thì không dư, mà đói thì không đói. Ở quê, đời sống giản đơn, chuyện cơm áo cũng nhẹ gánh hơn xứ người. Tui bắt được cá, nhiều thì đem bán chợ, ít thì cũng có bữa cơm no cho vợ con.

Quê mình nghèo nhưng trái ớt, trái cà không thiếu, chứ quê người đâu ai cho không ai cái gì. Mấy nay, con cá xuất hiện nhiều hơn nên cuộc sống gia đình tui cũng đỡ. Những người đổ dớn, họ bắt được cá linh non thì đồng vô càng khá hơn” – anh Bá thiệt tình.

Mùa nước nổi An Giang, dưới sông

Ngư dân bủa lưới, kiếm cá trên sông đầu mùa lũ ở An Giang.

Tạm biệt người ngư dân chất phác, tôi dạo một vòng chợ Vĩnh Hội Đông, thấy mặt hàng cá đồng chưa nhiều lắm. Một số tiểu thương cho biết, chợ Vĩnh Hội Đông có cá đồng quanh năm, vì chúng theo dòng nước từ Campuchia đổ xuống, đến ngã ba sông thì trở thành nguồn sống cho dân câu lưới.

Do những ngày mưa nên cá đồng hơi ít, chứ lệ thường không thiếu. Hoặc muốn ăn cá ngon, phải đi từ sáng sớm, lúc cá được bạn hàng mang từ vèo lên chợ. Chỉ là, người phương xa như tôi hiếm khi có dịp đi chợ quê đầu nguồn trong buổi sớm mai.

Không chỉ ngư dân đầu nguồn, những “đồng nghiệp” của họ ở vùng biên giới Tịnh Biên, Châu Đốc cũng sẵn sàng cho mùa cá mới. Những ngày này, nước kênh Vĩnh Tế đã mấp mé bờ. Những chỗ thấp, con nước “bò” vào mặt ruộng, bì bõm bước chân nặng trịch của những ngư dân. Dưới bến, mấy chiếc vỏ lãi nằm im ngơi nghỉ sau chuyến mưu sinh mệt nhọc.

Anh Trần Văn Út (ngụ xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) đang xuôi xuồng theo dòng nước, chăm chú bủa lưới kiếm cá cho bữa cơm chiều. Khi được hỏi về sản lượng cá đồng thời điểm này, anh cười hiền: “Cá cũng lai rai, bữa vài ba ký chứ chưa nhiều. 

Được cái, đầu mùa cá có giá nên mình cũng sống được. Tới con nước tháng 8 (âm lịch), vùng này ngập linh binh thì dân bà cậu mới thực sự vô mùa cá. Lúc đó, tui cũng lên vỏ lãi đi bắt cá đồng xa. Giờ tui đã kiểm tra vỏ lãi, thử máy móc, mang lưới ra vá đôi chỗ rách đợi tới mùa là xuất phát. Hy vọng năm nay nước lũ lớn, để vớt vát lại năm rồi”.

Chờ lũ

Hì hục xốc những thân cây cắm chặt xuống bờ kênh Trà Sư, ông Lê Văn Cần (ngụ phường Nhơn Hưng, TX Tịnh Biên, tỉnh An Giang) vui vẻ trả lời câu hỏi của khách phương xa. Ông cho biết, mình đang dựng lại chiếc cầu dưới bến thật kiên cố, để vỏ lãi neo chắc chắn. Năm nào, thời điểm nước dưới kênh nhuộm đỏ phù sa, ông cũng làm công việc quen thuộc này.

“Mùa nước, mình đi kiếm cá rồi trở về cũng qua cái bến này, nên nó phải cao, phải chắc chắn để chịu đựng được mấy tháng dài. Năm nay, cuối tháng 6 mà mực nước này thì tui thấy có chút hy vọng cho mùa cá mới. Vì tui chỉ giăng lưới hoặc đi chài, nên đời sống cũng bấp bênh. Mình già rồi, kiếm được bao nhiêu thì mừng bấy nhiêu, miễn sao có bữa cơm qua ngày để con cái nhẹ lòng lo” – ông Cần trải lòng.

Trong câu chuyện của lão ngư gần 70 tuổi đời, những ngày cá đồng được bạn hàng cân theo giạ đã trở thành quá vãng. 

Hồi ấy, người ta ăn cá không hết thì làm vài chục hũ mắm chất dọc lối đi, hay làm vài bao khô bỏ trên gác bếp. Nhớ lại, toàn đặc sản mà hồi ấy chẳng ai biết quý, bởi nhà nào cũng có. Bây giờ, con cá ngày càng ít đi nên ông Cần còn kiếm sống được với nghề cũng là may lắm!

Mùa nước nổi An Giang, dưới sông

Ông Cần, nông dân phường Nhơn Hưng, TX Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đang trông chờ mùa lũ mới.

“Cá tui bắt được để dành ăn, dư mới đem bán chợ. Lúc này, mỗi ngày được vài ba con cá mè vinh, cá dảnh đem bán cũng khó. Đầu mùa tui giăng lưới, chài cá cho đến tháng 9, 10 (âm lịch) thì chuyển sang đặt lờ cá lóc. Góp nhặt được từ chục cái lờ, cũng có thêm nguồn thu cuối mùa.

Gắn bó với vùng này từ nhỏ tới giờ, tui cũng chỉ quẩn quanh với việc làm thuê mướn, làm nghề hạ bạc. Nghề này nói ra cơ cực lắm. Chú ngụp lặn cả ngày, cả đêm, chứ ráo nước cây dầm xuồng là hết tiền. Lúc đó, lại phải đi kiếm con cá, con cua cho những ngày sau!” – ông Cần bộc bạch.

Dù biết mình vất vả, nhưng ông Cần và những người theo nghề hạ bạc vẫn trông chờ vào mùa lũ. Vẫn có những năm, dân câu lưới kiếm được kha khá bởi con nước lên đồng, mang theo sản lượng thủy sản dồi dào. Chỉ là, nước lũ giờ khó đoán định, nên năm nào được thì mừng, năm nào thất thì cố gắng ngụp lặn để có cái ăn.

Với một số ngư dân, ngoài việc ngụp lặn với nghề, họ còn nuôi cá theo kiểu “bán hoang dã”. Anh Trần Văn Mẫm, ngụ phường Thới Sơn (TX Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã làm cách này 2 mùa lũ qua, giúp cải thiện nguồn thu gia đình. “Giờ tui đã chuẩn bị xong chỗ nuôi, sắp tới sẽ thu mua cá nhỏ của mấy anh em câu lưới đổ vô vèo, nuôi đến tháng 10 (âm lịch) thì cất lưới.

Mình nhờ nước lũ có sẵn, rồi mua ốc cho ăn nên chi phí cũng nhẹ. Năm trước, nhờ cách làm này mà gia đình tui có thêm nguồn thu ăn Tết. Hy vọng năm nay “tổ đãi” dân câu lưới để tụi tui bớt khổ, chứ hai mùa rồi cứ quay quắt với cảnh đắp đổi cho qua mùa nước” – anh Mẫm thiệt tình.

Anh Mẫm cũng cho hay, thời điểm này vẫn đang chạy “xe ôm” phụ thêm cho cuộc sống gia đình, bởi con cá chưa lên đồng đẻ trứng. Có lẽ, phải đến hơn tháng nữa, khi nước “nhảy khỏi bờ”, anh mới bỏ mớ lọp lên xuồng đi tìm kế mưu sinh, với mong muốn sẽ sắm quần áo mới, mớ tập sách để các con vui vẻ vào năm học mới.

Dù con nước lũ không còn hào phóng như xưa, nhưng vẫn là niềm hy vọng của những ai theo nghề hạ bạc. Vì nhiều lý do, họ chọn cho mình cái nghiệp ngụp lặn cùng “bà cậu”, cam chịu phận đời gạo chợ nước sông, chỉ với mong mỏi thế hệ tiếp theo sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn trong những ngày tháng tới.





Nguồn: https://danviet.vn/mua-nuoc-noi-an-giang-duoi-song-con-nuoc-da-lu-du-chin-do-dan-cau-luoi-da-bat-duoc-ca-dong-ngon-20240801172449613.htm

Cùng chủ đề

Long Châu Hậu là tên cũ của tỉnh nào?

Long Châu Hậu là tỉnh cÅ© ở khu vá»±c miền Tây Nam Bộ, do chính quyền Việt Nam Dân chá»§ Cộng hòa lập vào năm 1947. Campuchia​Theo cổng thông tin tỉnh, An Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sông Tiền và sông Hậu chảy qua, đường biên giới với chiều dài gần 100 km, giáp hai tỉnh Kandal và Takeo của nước bạn Campuchia. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.536,76 km². An Giang có 11 đơn vị hành chính trực...

An Giang đón bằng công nhận của UNESCO và khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

(Tổ Quốc) - Tối 19/3, tại Khu Du lịch quốc gia Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, tổ chức Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại và...

Hình ảnh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam nhận bằng UNESCO

Hàng nghìn người dân, đại biểu có mặt tại Khu du lịch quốc gia Núi Sam, TP Châu Đốc (tỉnh An Giang) tham dự lễ đón bằng UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể. ...

Châu Đốc sẽ đón khoảng 2.000 người tham dự một sự kiện đặc biệt

(NLĐO) – Sự kiện đặc biệt này sẽ diễn ra tại TP Châu Đốc, tỉnh An Giang vào ngày 19-3 tới ...

Miền Tây vào mùa thu hoạch lớn nhất năm, giá lúa gạo lại đang giảm mạnh

Giá lúa gạo tại ĐBSCL liên tục dao động lúc tăng, lúc giảm khiến nông dân lo lắng. Còn doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng do chưa ký được hợp đồng xuất khẩu, lượng gạo tồn kho, thiếu vốn. Do đó giá lúa vụ đông xuân giảm mạnh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Con sông của người Quan họ, suốt đời nước chảy lơ thơ là ý nói dòng sông nào chảy qua Bắc Ninh?

Như một dải lụa nước hiền hòa và lấp lánh, sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh nổi tiếng với mỹ danh “Con sông của người Quan họ/Suốt đời nước chảy lơ thơ”. Được định danh là dòng sông Quan họ, bao bọc bên mình những “làng Quan họ...

Phân bón Cà Mau khai xuân xuất khẩu 100.000 tấn urê thời điểm trong nước thấp vụ

Đây là "phát súng" ấn tượng đầu tiên mở màn năm mới 2025, thể hiện nỗ lực, quyết tâm vươn mình ra thế giới của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM). ...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tham dự Tết trồng cây đầu xuân Ất Tỵ của tỉnh Quảng Ninh

Sáng ngày 7/2/2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025 tại khu vực Hồ Yên Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. ...

Xử phạt hơn 900 cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua, đơn vị đã chỉ đạo tổ chức triển khai tương đối hiệu quả 2 đề án về “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021 - 2030”, và “Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025”, nhằm xây dựng và phát triển chuỗi giá trị...

Một huyện ở Kon Tum xuất hiện ổ dịch bệnh lở mồm long móng

63 con bò và 10 con trâu của 33 hộ dân tại 2 xã Đăk Nhoong và xã Xốp (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) mắc các triệu chứng như đi lại không bình thường, mệt mỏi, chảy nước dãi, bỏ ăn,... ...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Ước tồn Quỹ BOG tại Petrolimex ngày 24.4.2025

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/ PLX/ Tập đoàn) điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 24.4.2025 - chi tiết xem tại TCBC công bố trên website   www.petrolimex.com.vn.Trong chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu từ ngày 17.4.2025 đến trước thời điểm 15 giờ 00 ngày 24.4.2025, Quỹ bình ổn giá xăng...

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 phút ngày 24.04.2025

Hà Nội, ngày 24.04.2025, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 24 tháng 04 năm 2025 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp...

Tuổi trẻ VIMC vinh dự nhận bằng khen của Đoàn Thanh niên Chính phủ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 18/4, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025. Đoàn Thanh niên VIMC được trao tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai Tháng Thanh niên năm 2025. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ Lại...

Bộ giải pháp chuyển đổi số của VNPAY ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2025 với danh hiệu sản phẩm xuất sắc

Mới đây, hai giải pháp công nghệ do VNPAY phát triển là Nền tảng ký văn bản và hợp đồng điện tử VNeDOC và Giải pháp định danh trực tuyến VNPAY eKYC được trao danh hiệu “Sản phẩm xuất sắc” tại Giải thưởng Sao Khuê 2025. VNeDOC – Quản lý và ký kết văn bản, hợp đồng điện tử...

Mới nhất