Trang chủKinh tếNông nghiệpMù Cang Chải (Yên Bái): Ra khỏi huyện "trắng" về nông thôn...

Mù Cang Chải (Yên Bái): Ra khỏi huyện “trắng” về nông thôn mới

Mù Cang Chải là địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền huyện Mù Cang Chải đã quan tâm, dành nhiều nguồn lực, huy động sự chung tay của toàn xã hội và nội lực của người dân địa phương để xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, đến nay, Mù Cang Chải đã ra khỏi huyện “trắng” về nông thôn mới.Những năm gần đây, tại huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, bên cạnh các cây trồng chủ lực như cà phê chè catimor, cao su, hồ tiêu, chuối, sắn… thì cây cà phê mít đã góp phần nâng cao đời sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều, Pa Kô.Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết “TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH” của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.Sau khi báo Dân tộc và Phát triển đăng loạt bài về các di tích lịch sử, văn hóa quanh vùng cửa biển Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi, nhiều du khách đã tìm về khám phá, thưởng ngoạn vùng biển đẹp này. Để tạo điều kiện cho du khách tham quan, chính quyền từ thôn, xã đến thành phố đã vận động người dân góp tiền mở đường đi lại, sau đó sẽ đầu tư bê tông hóa đường dẫn về các di tích.Ngày 25/3, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã diễn ra chương trình “Tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em” năm 2025 với chủ đề “Tạo môi trường an toàn cho trẻ em Gia Lai khi đến trường”.Qua rà soát, toàn tỉnh Bình Dương hiện có 455 căn nhà/9 huyện, thị thành phố cần xây mới và sửa chữa. Theo đó, ngày 25/3, 9 huyện, thị, thành phố đã đồng loạt khởi công công trình xoá nhà tạm, xây dựng nhà kiên cố cho các hộ gia đình khó khăn về nhà ở. Ban thường vụ tỉnh ủy Bình Dương đã triển khai các đoàn công tác đến các địa phương tham dự lễ khởi công.Ngày 25/3, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với thanh niên năm 2025. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương và đông đảo đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh.Qua gần 4 năm triển khai thực hiện đồng bộ nhiều dự án, nội dung thành phần Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tỉnh Sơn La.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 24/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Tạm ngừng trình đề án sáp nhập huyện, xã theo tiêu chí cũ. Tạo điều kiện để đồng bào Khmer đón Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây đoàn kết, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Ngôi làng giữa miền ban trắng đẹp như cổ tích ở Điện Biên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sau khi thành lập, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang đã bắt tay ngay vào công việc, bảo đảm vận hành thông suốt, liên tục ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, không vì lý do sáp nhập mà ngắt quãng, chậm tiến độ công việc. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Chu Thị Ngọc Diệp – Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang xung quanh vấn đề này.Thực hiện Nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk xây dựng các tổ nuôi bò, dê sinh sản tạo sinh kế giúp nhiều hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao thu nhập.Với không gian thanh tịnh, xanh mát, khoáng đạt và kiến trúc độc đáo, ngôi chùa Linh Ứng Bãi Bụt đã và đang trở thành địa điểm vãn cảnh tâm linh nổi tiếng của du khách mọi miền.Những năm gần đây, các ca bệnh dại không chỉ xuất hiện vào mùa nắng nóng, mà có xu hướng gia tăng quanh năm. Tại Quảng Ninh, dịch bệnh dại vẫn đang có diễn biến phức tạp, bởi không chỉ ghi nhận ca bệnh dại trên người tại các địa phương có ổ dịch cũ mà còn xuất hiện ở các địa phương chưa từng có dịch, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Việc triển khai các giải pháp khống chế tối đa dịch bệnh dại được xác định là nhiệm vụ quan trọng đang được địa phương nơi đây triển khai quyết liệt.Hàng chục hộ dân Đan Lai ở xã Môn Sơn (Con Cuông, Nghệ An) đang phải sống trong những căn nhà tạm, nhà dột suốt hàng chục năm qua vì một lý do: đất ở vướng quy hoạch sử dụng đất của Vườn quốc gia Pù Mát. Để người dân an cư, ổn định cuộc sống, tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành và chính quyền cơ sở rốt ráo tháo gỡ khó khăn để hoàn thành đúng tiến độ việc xây dựng nhà cho các hộ dân người Đan Lai.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cùng lãnh đạo tỉnh Yên Bái thăm quan các mô hình phát triển kinh tế tại huyện Mù Cang Chải (Ảnh TL)
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cùng lãnh đạo tỉnh Yên Bái thăm quan các mô hình phát triển kinh tế tại huyện Mù Cang Chải (Ảnh TL)

Đồng hành cùng Nhân dân

Nậm Khắt là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải. Toàn xã có 8 bản, với 1.186 hộ. Khi bắt đầu triển khai xây dựng NTM, xã Nậm Khắt chỉ đạt 1/19 tiêu chí (tiêu chí số 19 – An ninh quốc phòng, trật tự xã hội). Điểm xuất phát thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao (trên 81%); hệ thống giao thông chủ yếu là đường đất, kênh mương thủy lợi mới được kiên cố hóa 29%; chỉ có trên 57% dân số của xã được sử dụng điện an toàn… do đó, xây dựng NTM trên địa bàn xã Nậm Khắt gặp không ít khó khăn.

Trước thực tế đó, để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo nông thôn mới huyện cũng như các sở, ngành được Tỉnh ủy phân công giúp đỡ xã, xã Nậm Khắt đã xác định rõ: Xây dựng NTM là trách nhiệm chung của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và người dân giữ vai trò chủ thể. 

Bên cạnh đó, xã Nậm Khắt đã tổ chức triển khai theo hướng thiết thực, “cầm tay chỉ việc”, bằng sự nêu gương của các cán bộ, đảng viên từ đó bà con Nhân dân chủ động tham gia, với phương châm dễ làm trước – khó làm sau, làm có trọng tâm, trọng điểm, làm đâu chắc đó, lấy người dân là hạt nhân bền vững. Đặc biệt là thực hiện tốt nguyên tắc 6 chữ “dân” đó là “dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân quản lý và dân hưởng lợi”. Qua đó đã khích lệ kịp thời, khơi dậy được sức mạnh cộng đồng và động lực vươn lên thay đổi cuộc sống trong từng người dân.

Đặc biệt, trong quá trình xây dựng NTM, cán bộ, đảng viên đã tích cực tham gia trực tiếp cùng dân trong các phần việc và đã mang lại hiệu quả tích cực trong thay đổi tư duy và hành động của Nhân dân. 

Anh Giàng A Rùa, người dân bản Trống Là chia sẻ, trong quá trình xây dựng NTM, những ngày cuối tuần có nhiều cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của huyện và cơ sở trực tiếp về làm cùng Nhân dân, từ khuân vác xi măng, cát sỏi đến trộn bê tông, xoa đường cho phẳng. 

Việc làm này khiến đồng bào mình thấy rất gần gũi và có thêm động lực để hoàn thành các công trình, phần việc nhanh hơn. Đồng bào mình cũng có thể trực tiếp trao đổi, góp ý với cán bộ về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực  hiện để kịp thời được khắc phục, xử lý.

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải tham gia đổ bê tông đường giao thông nông thôn với bà con Nhân dân
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải trực tiếp tham gia đổ bê tông đường giao thông nông thôn với bà con Nhân dân

Sau 15 năm xây dựng NTM, Nậm Khắt đã hoàn thành 19/19 tiêu chí. Đến nay, 92,6% tỷ lệ đường trục bản được kiên cố hóa, đường ngõ, xóm đảm bảo thuận tiện cho Nhân dân đi lại. Hệ thống thủy lợi được đầu tư, nâng cấp sửa chữa và được kiên cố hóa trên 54%, đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp

Nhân dân trong xã đã chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, năng suất thấp sang trồng 76 ha hoa hồng và 30 ha rau, củ, quả và trồng nấm các loại; thực hiện trên 120 mô hình chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn… Năm 2024, thu nhập bình quân đầu người trong xã đạt trên 46 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 12%.

Mới đây, ngày 5/3, xã Nậm Khắt chính thức được công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2024. Tại buổi lễ,  Bí thư Tỉnh ủy Trần Huy Tuấn ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã trong xây dựng NTM. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi đây là xã đầu tiên của huyện vùng cao Mù Cang Chải về đích NTM, đưa huyện ra khỏi danh sách các huyện “trắng” xã nông thôn mới của cả nước.

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn tặng hoa chúc mừng xã Nậm Khắt đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 (Ảnh TL)
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn tặng hoa chúc mừng xã Nậm Khắt đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 (Ảnh TL)

Bí thư Tỉnh ủy Trần Huy Tuấn nhấn mạnh, xã Nậm Khắt đạt chuẩn nông thôn mới là điều rất đáng mừng, rất đáng tự hào song việc duy trì, củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí đã đạt được còn khó khăn hơn rất nhiều, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để bước vào kỷ nguyên phát triển mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; đòi hỏi cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong xã cần phải quyết tâm, nỗ lực và cố gắng nhiều hơn nữa; phấn đấu xây dựng xã nhà ngày càng phát triển, giàu bản sắc, văn minh, tươi đẹp, đời sống của Nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tận dụng tối đa nguồn lực

Theo Báo cáo của UBND huyện Mù Cang Chải, kế hoạch vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 có tổng vốn giao là 516.963 triệu đồng, trong đó: Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, là 247.862 triệu đồng; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững 212.053 triệu đồng; Chương trình MTQG xây dựng NTM là 50.048 triệu đồng (ngân sách TW).

Từ việc triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG đã tác động tích cực đến đời sống của người dân, đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của giai đoạn 2021- 2025 và công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp, tạo bộ mặt khang trang hơn và từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, dân sinh. Kinh tế nông thôn có bước tăng trưởng, sản xuất nông nghiệp hàng hóa liên kết theo chuỗi giá trị được hình thành và phát triển, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Ông Hà Việt Quân (bên trái), Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG 1719 kiểm tra giám sát việc thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện Mù Cang Chải
Ông Hà Việt Quân (bên trái), Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG 1719 Ủy ban Dân tộc (nay là Bộ Dân tộc và Tôn giáo) kiểm tra giám sát việc thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện Mù Cang Chải năm 2024

Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng NTM, sự chung tay của cán bộ đảng viên có ý nghĩa quan trọng. Trong 5 năm triển khai “Ngày cuối tuần cùng dân”, toàn huyện Mù Cang Chải đã có hơn 30.000 lượt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của huyện và cơ sở cùng với trên 90.000 lượt người dân tham gia các công trình, phần việc cụ thể tại các bản, tổ dân phố.

Đội ngũ cán bộ, đảng viên còn tham gia huy động ngày công, hỗ trợ vật liệu cùng Nhân dân triển khai kiên cố hóa 312,68 km đường giao thông nông thôn và mở mới 62,6 km đường đất; duy trì gần 30 km đường điện thắp sáng đường quê, 77 mô hình tuyến đường tự quản; vận động xây dựng 492 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhà dột nát; xây dựng trên 2.000 công trình nhà vệ sinh; tổ chức khai hoang được 1.500 ha ruộng bậc thang… Ngoài ra, còn vận động các tập thể, cá nhân, nhà hảo tâm ủng hộ tiền mặt và vật chất với tổng trị giá trên 4 tỷ đồng để xây dựng NTM.

Nhằm khuyến khích và đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM vùng đồng bào DTTS, tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 329/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc thưởng công trình phúc lợi đối với các thôn, bản đạt chuẩn thôn nông thôn mới năm 2024 thuộc xã đặc biệt khó khăn chưa được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Mức thưởng công trình phúc lợi của thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới thuộc xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III) chưa được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trị giá 100.000.000 đồng/thôn. Tổng kinh phí thưởng công trình phúc lợi cho 11 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 là: 1 tỷ 100 triệu đồng. 

Yên Bái: Thưởng công trình phúc lợi đối với các thôn, bản đạt chuẩn thôn nông thôn mới năm 2024





Nguồn: https://baodantoc.vn/mu-cang-chai-yen-bai-ra-khoi-huyen-trang-ve-nong-thon-moi-1742888061226.htm

Cùng chủ đề

Yên Bái: Phấn đấu năm 2025, toàn tỉnh đưa 1.200 người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án đưa lao động tỉnh Yên Bái đi làm việc ở nước ngoài, năm 2025. Kế hoạch phấn đấu năm 2025, toàn tỉnh đưa 1.200 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng dài hạn.Tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định số 607/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt phân...

trao bằng công nhận cho 4 xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, những năm qua, huyện Thanh Oai đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, Chương trình số 02 của Huyện uỷ về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông...

Huyện An Minh (Kiên Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Kiên Giang có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện An Minh tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về kinh tế và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. * Quán triệt sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông...

Hải Dương – Tỉnh thứ 5 trong toàn quốc hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Dễ dàng nhận thấy trên toàn tỉnh Hải Dương các công trình được xây dựng khang trang hơn và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Theo thống kê từ Sở Nông nghiệp & Môi trường Hải Dương, tính đến ngày 30/12/2024 toàn tỉnh có 100% các xã đã đạt chuẩn NTM; 65/151 xã (đạt 43%) được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 19/151 xã (đạt 12,6%) được công nhận đạt chuẩn...

Ngày Đoàn viên cùng Chủ nhật xanh chung tay vì thành phố xanh

Ngày Đoàn viên hôm 23-3 cùng ngày Chủ nhật xanh được các bạn trẻ TP.HCM làm nhiều việc để tuổi trẻ chung tay xây dựng thành phố xanh, sạch và xây dựng nông thôn mới. Tại công trình khơi thông dòng chảy rạch Bồ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Ngăn đà sụt giảm xuất khẩu gỗ

Một trong những giải pháp trọng tâm trong thời gian tới của ngành gỗ trong nước là phát triển bền vững, dựa trên yếu tố cơ bản là sử dụng gỗ có chứng chỉ SFC và sản phẩm giảm phát thải…Đối mặt nhiều khó khăn Hiện nay, mỗi năm ngành gỗ xuất khẩu thu về trung bình trên 10 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ...

Lần đầu tiên Lễ hội trái cây Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc

Sau chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Bắc Kinh, Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT đang đồng phối hợp tổ chức Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên tại thủ đô Bắc Kinh, với sự hợp tác của...

Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Cà phê Việt Nam không chỉ được biết đến về sản lượng đứng trong top đầu thế giới, mà còn tạo dựng được nét văn hóa cà phê rất riêng của người Việt. Hương vị cà phê Việt ngày càng bay cao, bay xa với những thương hiệu lớn như Cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, NesCafe… đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho nước nhà. Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, để...

Đà Nẵng: Phát triển logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành văn bản số 1237/UBND-SCT về triển khai tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản.Theo đó, UBND TP. Đà Nẵng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, cơ cấu sản xuất nông lâm thủy sản trên địa bàn gần với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics nông sản và quy định...

Kiên trì giữ và chăm vườn tiêu, nay giá tiêu tăng cao, nông dân một huyện miền núi ở Bình Định lãi lớn

Cũng như nông dân các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, nông dân huyện An Lão (Bình Định) đang tất bật bước vào cao điểm vụ thu hoạch hồ tiêu với tâm trạng vui mừng, phấn khởi.Bước vào vụ tiêu năm nay, gia đình anh...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-Zalo lan tỏa tinh thần “Tự hào Việt Nam” cùng 78 triệu người dùng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2025), Zalo ra mắt chiến dịch “Tự hào Việt Nam”, mang đến ba bộ hình nền và khung ảnh đại diện miễn phí, lan tỏa niềm tự hào dân tộc. Trong chưa đầy 24 giờ đã có 1 triệu lá cờ...

Tin tức doanh nghiệp-VNG cùng Quỹ Kiến Tạo Ước mơ mang nước sạch cho học trò vùng cao

Quỹ Kiến tạo Ước mơ (DMF), dưới sự bảo trợ của VNG, vừa hoàn thành công trình khoan giếng, cải tạo hệ thống nước sạch tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học số 2 Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Sá Tổng nằm tại một trong những...

Tăng trưởng lợi nhuận lên 185 tỷ đồng, đẩy mạnh AI và chuyển đổi số

(TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 5 năm 2025) - Công ty Cổ phần VNG (VNG) công bố Báo cáo tài chính Quý 1/2025, ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.232 tỷ đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh tăng mạnh, đạt 185 tỷ đồng. Trong ba tháng đầu năm, VNG...

20 năm phát triển công nghệ, hướng tới cộng đồng

Báo cáo thường niên 2024 của VNG ghi dấu một năm bản lề trên hành trình 20 năm trưởng thành, tiên phong về công nghệ, đổi mới sáng tạo và từng bước hiện thực hóa chiến lược “Go Global”. Với doanh thu 9.273 tỷ đồng và 3.324 nhân sự làm việc tại 9 thành phố trên khắp Việt Nam...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

Mới nhất