Trang chủChính trịNgoại giaoMột nước ASEAN tính gia nhập BRICS để "chớp" cơ hội và...

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Một quốc gia Đông Nam Á cần 'đi trên dây' trước nhu cầu gia nhập BRICS?
Malaysia áp dụng chiến lược ngoại giao cân bằng – tận dụng BRICS để đạt được lợi ích kinh tế và chiến lược, đồng thời tích cực củng cố vị thế trung tâm của ASEAN. (Nguồn: Bernama)

Hãng thông tấn Bernama (Malaysia) nhận định, việc Malaysia – một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có khả năng gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) đánh dấu một động thái chiến lược của nước này, nhằm đa dạng hóa quan hệ đối tác kinh tế và củng cố vị thế trong một thế giới ngày càng đa cực.

Khi Malaysia đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN vào năm 2025, trùng với thời điểm Brazil giữ chức Chủ tịch BRICS, cả hai đã nhất trí tìm hiểu hợp tác và theo đuổi các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Chiến lược ngoại giao cân bằng

Các thành viên BRICS thường theo đuổi các lợi ích quốc gia quyết đoán, điều này có thể không phải lúc nào cũng phù hợp cách tiếp cận dựa trên sự đồng thuận và cam kết của ASEAN đối với sự ổn định khu vực.

Một câu hỏi quan trọng được đặt ra là – liệu Malaysia có thể tăng cường quan hệ toàn cầu, mà không làm suy yếu sự gắn kết và thịnh vượng lâu dài của ASEAN hay không?

BRICS hiện chiếm hơn 40% dân số thế giới, khoảng 25% GDP toàn cầu và vẫn đang nhanh chóng mở rộng tầm ảnh hưởng, mang đến cho Malaysia những cơ hội thương mại mới, các cơ chế tài chính thay thế và cả các con đường để giảm thiểu biến động tiền tệ.

Bộ trưởng Kinh tế Rafizi Ramli khẳng định: “Việc Malaysia có kế hoạch gia nhập BRICS để tập trung xây dựng quan hệ đối tác kinh tế, tăng cường giao thương và mục tiêu là mở rộng tiềm năng tăng trưởng. Cho dù là ASEAN hay BRICS, thế giới quan của Malaysia đều có điểm chung”.

Ông cũng tuyên bố, Malaysia đang xây dựng một vị thế mới để đất nước đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2025.

Tuy nhiên, bài toán đặt ra là, trong khi tư cách thành viên BRICS có thể nâng cao vị thế toàn cầu của Malaysia, thì nó cũng đặt ra những thách thức trong việc cân bằng các lợi ích kinh tế và chiến lược, với các nghĩa vụ của một thành viên đang đóng vai trò Chủ tịch của khối ASEAN.

Trên thực tế, các ưu tiên kinh tế và lợi ích địa chính trị của BRICS không phải lúc nào cũng phù hợp với các nguyên tắc của ASEAN về ổn định khu vực, sự trung lập và ra quyết định dựa trên sự đồng thuận.

Bernama bình luận, để “gỡ rối” trong vấn đề này, Malaysia phải áp dụng chiến lược ngoại giao cân bằng – tận dụng BRICS để đạt được lợi ích kinh tế và chiến lược, đồng thời tích cực củng cố vị thế trung tâm của ASEAN thông qua sự hợp tác liên tục, liên kết với các sáng kiến ​​khu vực và cam kết vững chắc đối với các nguyên tắc của ASEAN.

Như vậy mới có thể thấy, với tư cách là nước Chủ tịch ASEAN, sự thống nhất trong khu vực vẫn là mục tiêu hàng đầu của Malaysia.

Các nhà lãnh đạo Malaysia sẽ tiếp tục ưu tiên vào sự thống nhất và thành công chung của ASEAN. “Với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2025, Malaysia cam kết tăng cường sự thống nhất khu vực, trong khi đẩy mạnh hợp tác với các khối quyền lực mới nổi. Sự tham gia của chúng tôi vào BRICS bảo đảm ASEAN vẫn là trung tâm của đối thoại toàn cầu, bảo đảm một tương lai kiên cường cho tất cả mọi người”, Bộ trưởng Ngoại giao Dato’ Seri Utama Haji Mohamad bin Haji Hasan khẳng định.

Theo hãng tin trên, Kuala Lumpur tìm kiếm tư cách thành viên BRICS không chỉ vì tiềm năng hoạt động rộng lớn hơn trên toàn cầu, mà còn để hội nhập sâu hơn các nền kinh tế ASEAN và xây dựng khả năng phục hồi tốt hơn trong khu vực. Bằng cách kết nối các lợi ích kinh tế của ASEAN với các sáng kiến ​​BRICS, Malaysia đặt mục tiêu tạo ra các cơ hội thương mại và đầu tư mới, tăng cường quan hệ giữa các khu vực khác, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mới đây, trong một cuộc nói chuyện ngoại giao có chủ đề “Từ BRICS đến ASEAN: Vai trò lãnh đạo toàn cầu của Brazil và Malaysia trong thời kỳ bất ổn” do Viện Chiến lược và lãnh đạo châu Á (ASLI) tổ chức, Đại sứ Brazil tại Malaysia Ary Quintella cho biết, hơn 40 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm gia nhập BRICS.

Sự hấp dẫn ngày càng gia tăng của BRICS càng cho thấy tầm quan trọng của việc Malaysia gia nhập nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu. Nhấn mạnh sự phát triển năng động của BRICS, Đại sứ Ary Quintella đồng thời cho rằng, việc gia nhập của Malaysia có thể định vị sự tham gia hiệu quả của ASEAN trong tầm ảnh hưởng ngày càng mở rộng của BRICS.

Cân bằng, toàn diện và bền vững

Mặc dù lợi ích tiềm tàng của tư cách thành viên BRICS là rõ ràng, nhưng là một thành viên ASEAN, Malaysia sẽ phải giải quyết các mối quan ngại liên quan các rủi ro có thể xảy ra. Đặt trong bối cảnh tình hình địa chính trị phức tạp và xu hướng hình thành một trật tự thế giới mới như hiện nay, việc quá phụ thuộc vào các nền kinh tế BRICS có thể khiến ASEAN phải đối mặt với các cuộc cạnh tranh địa chính trị và cả vấn đề suy thoái kinh tế trong các quốc gia BRICS.

Ngoài ra, việc liên kết chặt chẽ với BRICS có thể tạo ra xung đột ngoại giao trong ASEAN, đặc biệt là giữa các thành viên cảnh giác với ảnh hưởng bên ngoài, dẫn đến việc có thể làm loãng lập trường chung của ASEAN trong các cuộc đàm phán quốc tế.

Để giảm thiểu những rủi ro này, hãng thông tấn Bernama đưa ra gợi ý – Malaysia nên ủng hộ một cuộc đối thoại ASEAN-BRICS có cấu trúc, bảo đảm rằng các thành viên ASEAN tham gia với BRICS một cách tập thể thay vì riêng lẻ. Cách tiếp cận này sẽ giúp duy trì sự thống nhất của ASEAN trong khi vẫn bảo đảm các lợi ích kinh tế của sự hợp tác sâu sắc hơn với BRICS.

Cách này tương tự như cách tiếp cận của các quốc gia BRICS. Chẳng hạn, chính sách không liên kết của Ấn Độ, cho phép quốc gia này duy trì mối quan hệ tích cực với cả các cường quốc phương Đông và phương Tây, trong khi vẫn bảo vệ được chủ quyền của mình.

Minh chứng thêm cho việc cân bằng các ưu tiên ngoại giao, hãng tin trên lấy ví dụ về việc dù có mối quan hệ chặt chẽ với các nước phương Tây, Malaysia vẫn luôn bảo vệ quyền của người Palestine, nhận được sự tôn trọng ở cả Trung Đông và cộng đồng quốc tế, đồng thời duy trì mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các quốc gia như Mỹ.

Điều này cho thấy khả năng của Malaysia trong việc điều hướng các động lực địa chính trị phức tạp, trong khi vẫn trung thành với các giá trị và nguyên tắc cốt lõi của mình.

Các thành viên ASEAN khác, như Indonesia, Thái Lan cũng nhận ra tiềm năng của BRICS trong việc đóng góp vào phát triển kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào các hệ thống tài chính phương Tây, bằng chứng là sự tham gia của Indonesia vào Ngân hàng phát triển mới (NDB) cho các dự án cơ sở hạ tầng hay sự tham gia của Thái Lan vào các sáng kiến ​​thương mại, đầu tư và du lịch của BRICS…

Mặc dù các quốc gia này coi “lời hứa” của BRICS là giải pháp thay thế cho sự thống trị của các thể chế phương Tây, nhưng vẫn còn đó một thách thức quan trọng trong việc liên kết các mục tiêu của BRICS với sự gắn kết trong cộng đồng ASEAN. Một số thành viên không khỏi lo ngại rằng, mối quan hệ chặt chẽ hơn với BRICS có thể làm phức tạp sự thống nhất trong nội bộ ASEAN và phá vỡ chiến lược chung của khu vực trong việc giải quyết các thách thức kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, Thủ tướng Datuk Seri Anwar Ibrahim đã giải quyết mối quan ngại này khi ông nhắc lại tầm quan trọng của sự thống nhất khu vực, tuyên bố rằng “ASEAN phải duy trì vai trò trung tâm đối với sự ổn định của khu vực, trong khi thích ứng với một thế giới đa cực”.

Tuyên bố của Thủ tướng Ibrahim được cho là phản ánh tầm nhìn của Malaysia về tương lai của ASEAN – một tương lai cân bằng, toàn diện và bền vững, nơi sự thịnh vượng của khu vực phát triển thông qua hợp tác nội bộ và sự tham gia toàn cầu. Theo đó, vai trò lãnh đạo của Kuala Lumpur cần được xây dựng dựa trên thành công của việc cân bằng khéo léo giữa việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cường quốc toàn cầu như Mỹ và Trung Quốc, trong khi vẫn thúc đẩy lợi ích chung của ASEAN.

Khả năng duy trì sự cân bằng này của Malaysia sẽ rất quan trọng khi quốc gia này đang trong vai trò Chủ tịch ASEAN, bảo đảm rằng, khu vực vẫn thống nhất bất chấp những biến động trong quyền lực toàn cầu.

Tiến sĩ Parag Khanna, chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề thời sự quốc tế và châu Á, tác giả cuốn sách The Future is Asian, nhấn mạnh vai trò chiến lược của Đông Nam Á trong “bàn cờ” địa chính trị toàn cầu. Khẳng định Malaysia có vị thế tốt để dẫn dắt ASEAN vượt qua bối cảnh nhiều biến động như hiện nay, Tiến sĩ Khanna cũng cho rằng, trong tương lai, Kuala Lumpur cần thực hiện các bước chủ động để thể chế hóa cách tiếp cận của ASEAN với BRICS, ủng hộ các khuôn khổ rõ ràng phù hợp lợi ích chung của khối với các cơ hội mà BRICS mang lại.





Nguồn: https://baoquocte.vn/mot-nuoc-asean-tinh-gia-nhap-brics-de-chop-co-hoi-va-cung-co-vi-the-trong-the-gioi-da-cuc-304612.html

Cùng chủ đề

Buổi chiều ở chợ Bến Thành trong mắt sinh viên truyền thông đa phương tiện

Chiều 21-2, 50 sinh viên khối ngành truyền thông đa phương tiện Trường đại học Nguyễn Tất Thành thực hành tác nghiệp thực tế buổi đầu tiên tại chợ Bến Thành, TP.HCM. ...

Rùa biển thay đổi cách làm tổ để ứng phó với biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi rùa xanh và rùa đầu to làm tổ ở Cyprus đã phát hiện ra rằng chúng quay trở lại nơi làm tổ thường xuyên sớm hơn mỗi năm để tránh tình trạng cho nhiệt độ tăng cao. Đối với loài rùa biển, nhiệt độ quyết định giới tính sinh học của con non, với nhiều con cái được sinh ra hơn khi trời ấm hơn, cũng như ít con nở...

Chi gần 20 triệu USD mua tàu mới, vận tải Hải An đặt kế hoạch kỷ lục

Nếu đạt mục tiêu doanh thu hơn 4.200 tỉ đồng, năm 2025 sẽ đánh dấu mức doanh thu cao nhất trong lịch sử hoạt động của Hải An từ khi thành lập năm 2009. Hoạt động kinh doanh chính của Hải An là vận...

Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập

NDO - Sáng ngày 21/2, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã chủ trì “Hội nghị chuyên đề và định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong xu hướng hội nhập” do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì tổ chức cùng chuỗi sự kiện Hội nghị Tiểu ban Khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APRC) của IOSCO. Hội nghị còn có sự tham dự của ông Rodrigo Buenaventura - Tổng thư ký Tổ...

4 dấu hiệu cảnh báo xương đang lão hóa nhanh, dễ mắc bệnh

Xương là bộ khung nâng đỡ cơ thể, giúp con người vận động linh hoạt và bảo vệ các cơ quan quan trọng. Nhưng theo thời gian, xương sẽ dần suy yếu do quá trình lão hóa tự nhiên. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trường ổn định, bất ngờ về khách hàng lớn thứ 2 của tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 22/2/2025 tại thị trường trong nước nối dài chuỗi ngày đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.000 – 162.500 đồng/kg.

Giá vàng tiếp tục “tạo đột phá”, mốc 3.000 USD gần hơn bao giờ; Nga và Trung Quốc thiếu vàng?

Giá vàng hôm nay 22/2/2025: Giá vàng thế giới được hưởng lợi đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong những ngày gần đây, do nhiều yếu tố bấp bênh tác động đến nền kinh tế. Tuy nhiên, động lực tăng giá trên thị trường được nhận định có thể đang bắt đầu giảm. Thị trường trong nước có những diễn biến mới, không theo xu hướng của thế giới.

Bộ Công an và UN Women thúc đẩy thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh

Ngày 20-21/2, Bộ Công an phối hợp cùng Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã tổ chức hội thảo nhằm thúc đẩy triển khai Chương trình Hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh (WPS) 2024–2030.

Trung Quốc trấn an về tập trận ngoài khơi Australia, Mỹ đặt điều kiện cho thượng đỉnh với Nga, lại sự cố cáp ngầm...

Thụy Sỹ tái lập hiện diện tại Triều Tiên, IS kêu gọi tấn công khủng bố nhiều thành phố châu Âu, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đệ trình dự luật Mỹ rút hoàn toàn khỏi LHQ… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Việt Nam chính thức hoàn thiện toàn bộ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ Bắc xuống Nam

Ngày 21/2/2025, Chính phủ đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ, đánh dấu việc từ nay, đường cơ sở của Việt Nam chính thức được hoàn thiện toàn bộ từ Bắc xuống Nam.

Bài đọc nhiều

Biến đổi khí hậu và rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Tạp chí Stratfor Worldview nhận định, các thảm họa tự nhiên gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ gây ra rủi ro ngày càng lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trung Quốc: Việt Nam ở vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng

Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định nước này luôn đặt Việt Nam ở vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng. Ngày 18/2, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình đã đến chào xã giao Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại...

Đón “gió đổi chiều” trong tiêu dùng, kinh tế Trung Quốc 2024 sẽ “lên hương”

Sau một năm phục hồi không đồng đều, tâm lý người tiêu dùng Trung Quốc có thể bắt đầu cải thiện trong năm 2024.

OPEC+ có thành viên mới

Ngày 18/2, Bộ trưởng Khoáng sản và năng lượng Brazil Alexandre Silveira cho biết, quốc gia này đã quyết định gia nhập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+).

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025

Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ nhất của Đảng bộ Chính phủ đặt nền móng cho tổ chức và hoạt động của Đảng bộ Chính phủ trong giai đoạn mới.

Cùng chuyên mục

Thị trường ổn định, bất ngờ về khách hàng lớn thứ 2 của tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 22/2/2025 tại thị trường trong nước nối dài chuỗi ngày đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.000 – 162.500 đồng/kg.

Giá vàng tiếp tục “tạo đột phá”, mốc 3.000 USD gần hơn bao giờ; Nga và Trung Quốc thiếu vàng?

Giá vàng hôm nay 22/2/2025: Giá vàng thế giới được hưởng lợi đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong những ngày gần đây, do nhiều yếu tố bấp bênh tác động đến nền kinh tế. Tuy nhiên, động lực tăng giá trên thị trường được nhận định có thể đang bắt đầu giảm. Thị trường trong nước có những diễn biến mới, không theo xu hướng của thế giới.

Bế tắc đang dần được khai thông, ông Zelensky sẽ nhận được thứ mình muốn?

Ukraine thực ra đang sở hữu thứ gì mà Tổng thống Mỹ Doanld Trump ‘xuất nước cờ’ đánh đổi?

Nền kinh tế Đức đang lao đao bị “đổ thêm dầu vào lửa”, thuế quan của ông Trump không phải vấn đề duy nhất

Khi cử tri Đức đi bỏ phiếu cho cuộc bầu cử để chọn quốc hội mới vào ngày 23/2 tới, nền kinh tế sẽ là mối quan tâm hàng đầu. "Cơn bão" thuế nhập khẩu sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ khiến nền kinh tế khó chồng khó.

Để các quốc gia đều có thể cất lên tiếng nói, được lắng nghe

Đại diện thường trú Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) tại Việt Nam Florian Feyerabend trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.

Mới nhất

Đột biến giao dịch ở cổ phiếu đầu tiên trên sàn chứng khoán

Đã rất lâu rồi, nhà đầu tư mới thấy sắc tím hiện diện ở cổ phiếu REE của CTCP Cơ điện lạnh - một trong 2 doanh nghiệp đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Đột biến giao dịch ở cổ phiếu đầu tiên trên sàn chứng khoánĐã rất lâu rồi, nhà đầu tư mới thấy...

Học viện Cảnh sát nhân dân tuyển 530 sinh viên đại học chính quy

Năm nay, Học viện Cảnh sát nhân dân được Bộ Công an giao tuyển 530 sinh viên đại học chính quy và 150 sinh viên đào tạo học văn bằng 2 nghiệp vụ công an, từ nguồn các thí sinh đã có bằng tốt nghiệp trình độ...

Khai thác hiệu quả nguồn lực văn học tại địa phương

Những năm qua, hoạt động văn học nghệ thuật tại các địa phương đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho cộng đồng. ...

Mãi không có đơn hàng, một công ty may ở TP.HCM hợp tác làm sân pickleball

Garmex Sài Gòn sẽ đưa một phần diện tích khu đất do công ty này quản lý (1.000 - 3.000m²) để cùng đối tác xây dựng, kinh doanh sân bóng pickleball. ...

SHB cho vay ưu đãi giới trẻ mua nhà với lãi suất chỉ từ 3,99%/năm

Bám sát chỉ đạo, định hướng của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ có thể mua được nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) ngay lập tức đưa ra thị trường gói cho vay ưu đãi với lãi suất cạnh tranh, chỉ từ 3,99%/năm nhằm giúp khách hàng sớm...

Mới nhất

GELEX ra mắt website mới