Trang chủNewsThời sựMột nửa thế giới không có nước uống an toàn

Một nửa thế giới không có nước uống an toàn


4,4 tỷ người phải dùng nước thiếu an toàn

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science cho thấy hơn một nửa dân số thế giới – khoảng 4,4 tỷ người – không thể tiếp cận nguồn nước uống được quản lý an toàn. Con số này cao gấp đôi ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2022.

mot nua the gioi khong co nuoc uong an toan hinh 1

Khoảng 4,4 tỷ người trên hành tinh đang phải uống nước từ những nguồn kém an toàn hoặc ô nhiễm nặng. Ảnh: WHO

Tuy nhiên, báo cáo chỉ xem xét khả năng tiếp cận nước sạch ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nghĩa là con số này có thể sẽ lớn hơn nếu tính đến tình trạng tiếp cận nước sạch kém ở các nước có thu nhập cao hơn.

“Thông tin mà chúng tôi có chỉ ra tỷ lệ ô nhiễm rất cao”, nhà nghiên cứu chính Esther Greenwood đến từ đại học ETH Zurich (Thụy Sĩ), cho biết.

Những con số mới này xuất phát từ những phương pháp tinh vi hơn để thu thập dữ liệu về ô nhiễm nước.

Nghiên cứu của Greenwood được tiến hành để lấp đầy những khoảng trống dữ liệu hiện có. Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu vệ tinh và thông tin khảo sát hộ gia đình rồi phân tích bằng trí tuệ nhân tạo để xác định khu vực tiếp cận nguồn nước an toàn và không an toàn.

Nước uống không an toàn có nguy cơ gây ra nhiều bệnh truyền qua đường nước nghiêm trọng như bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn và các bệnh ít nghiêm trọng hơn như norovirus. Để được coi là “quản lý an toàn”, nước phải có sẵn khi cần, tại chỗ và không bị ô nhiễm, đồng thời được thiết kế để cung cấp một cách an toàn tới người dân.

Theo nghiên cứu, ngoài việc đại diện cho hơn một nửa dân số toàn cầu, 4,4 tỷ người không có nước uống an toàn còn chiếm tới hai phần ba số người sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Khả năng tiếp cận nước uống an toàn của người dân phụ thuộc vào tình hình địa lý, văn hóa xã hội và kinh tế tại địa phương cũng như quốc gia nơi họ sinh sống.

Người dân ở các vùng nông thôn nghèo thường gặp khó khăn lớn nhất trong việc tiếp cận nước sạch. Năm 2022, WHO ước tính rằng gần 500 triệu người trên toàn thế giới đang lấy nước từ các giếng, sông, ao và hồ không được bảo vệ.

Nam Á và châu Phi cận Sahara bị ảnh hưởng nhiều nhất

Nghiên cứu vừa công bố đã xem xét những tác động của con người và môi trường làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn nước an toàn trên 22 tiểu vùng địa lý của Liên Hợp quốc.

Ước tính 1,2 tỷ người sống trên khắp Ấn Độ, Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Iran, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka – hơn một nửa dân số trong khu vực – không được sử dụng nước uống an toàn được quản lý.

mot nua the gioi khong co nuoc uong an toan hinh 2

Hơn 80% người dân sống ở Châu Phi cận Sahara không thể tiếp cận nguồn nước được quản lý an toàn. Ảnh: WHO

Nhưng Nam Á lại có kết quả tốt hơn những nơi khác nếu tính theo đầu người. Hơn 80% người dân sống ở châu Phi cận Sahara – khu vực có hơn 1,1 tỷ người – không thể tiếp cận nguồn nước sạch được quản lý.

Tương tự như vậy, các khu vực trên khắp Châu Đại Dương (trừ Úc và New Zealand) và Đông Nam Á, là những nơi có khoảng 75% dân số bị ảnh hưởng.

Theo nghiên cứu, khoảng một nửa dân số này có thể tiếp xúc với nước uống bị ô nhiễm, ít nhất là nhiễm vi khuẩn E.coli.

E.coli được nhóm nghiên cứu sử dụng như một chỉ số ô nhiễm chính, nó có liên quan đến các bệnh liên quan đến tiêu chảy và thường là kết quả của việc tiếp xúc với thực phẩm và nước bẩn. Trong khi người lớn khỏe mạnh thường chỉ gặp các triệu chứng nhẹ và hồi phục nhanh chóng, trẻ em và người già có nguy cơ bị suy thận và tử vong.

Nước bị nhiễm E.Coli đã gây ra đợt bùng phát norovirus ở Ý vào mùa hè này và khiến một số vận động viên bị ốm sau khi bơi ở sông Seine trong Thế vận hội Paris năm nay.

Chất gây ô nhiễm từ nước ngầm và công nghiệp

Vi khuẩn E. coli không phải là nguyên nhân duy nhất gây ô nhiễm nước. Nồng độ asen và florua cũng được sử dụng để theo dõi ô nhiễm hóa chất trong nước. Cả hai đều là những chất có trong tự nhiên và việc hấp thụ quá nhiều có thể gây độc.

mot nua the gioi khong co nuoc uong an toan hinh 3

Con người đang đổ vào sông suối, ao hồ quá nhiều nước ô nhiễm. Ảnh: The Hill

Một nghiên cứu năm 2023 ước tính khoảng 100 quốc gia bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm florua (vượt quá 1,5 mg/L) trong nước ngầm. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng 230 triệu người – chủ yếu ở châu Á – có nguy cơ ô nhiễm nước ngầm do nhiễm asen.

Trong khi hơn 80% ô nhiễm nước ngầm chứa florua và asen là do các quá trình địa chất, việc sử dụng hóa chất trong công nghiệp và đốt than cũng có thể góp phần gây nhiễm độc nguồn nước.

Nguyễn Khánh (theo DW)



Nguồn: https://www.congluan.vn/mot-nua-the-gioi-khong-co-nuoc-uong-an-toan-post310080.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc du lịch Cát Bà

(CLO) Chiều 30/3 tại Quần đảo Cát Bà - Di sản thiên nhiên thế giới, huyện Cát Hải tổ chức Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025 và Giải Marathon Cát Bà Amatina 2025 - Heritage Road (Sải bước trên miền di sản). ...

Tổng thống lâm thời Syria công bố thành lập chính phủ chuyển tiếp

(CLO) Ngày 29/3, Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã công bố chính phủ chuyển tiếp với 23 bộ trưởng, đánh dấu giai đoạn mới sau khi chế độ của Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12 năm ngoái. ...

Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ ba lần trong 24 giờ

(CLO) Trong vòng 24 giờ qua, lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen đã ba lần tấn công nhóm tàu chiến do tàu sân bay USS Harry S. Truman của Mỹ dẫn đầu tại Biển Đỏ. ...

Mùi tử khí và cảnh tượng hoang tàn khắp khu vực động đất ở Myanmar

(CLO) Mùi tử khí nồng nặc lan khắp đường phố Mandalay, Myanmar vào ngày 30/3 khi người dân tuyệt vọng tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát, hai ngày sau trận động đất khiến hơn 1.600 người thiệt mạng. ...

Nét văn hóa truyền thống độc đáo có tại Lễ hội điện Huệ Nam

(CLO) Sáng ngày 30/3, Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (tên dân gian là điện Hòn Chén) được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam tọa lạc tại làng Hải Cát, phường Long Hồ, thành phố Huế. ...

Bài đọc nhiều

Ông Đặng Văn Huy làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Nguyên

Chiều 19/2 đã diễn ra Hội nghị Công bố các quyết định về công tác cán bộ và tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng đã trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho ông Đặng Văn Huy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. ...

Đại sứ EU tại Việt Nam: Đã đến giai đoạn có thể gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam

Theo đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, đã đến giai đoạn có thể gỡ thẻ vàng thủy sản Việt Nam, tuy nhiên chúng ta cần chứng minh cho thế giới thấy trách nhiệm kiểm soát nguồn lợi thủy sản minh bạch và hợp pháp. Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ngài Julien Guerrier, đại sứ - trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam - Ảnh: QUỲNH CHI Ngày 4-4, Bộ trưởng Bộ Nông...

Camera ghi lại cảnh thiên thạch rơi xuống ngôi nhà ở Canada

(CLO) Camera chuông cửa của một gia đình đã ghi lại toàn bộ khoảnh khắc thiên thạch lao xuống trước cửa một ngôi nhà ở Canada. ...

Chuyên gia Bắc Âu chia sẻ về trao quyền tự chủ cho cấp xã và cấp tỉnh

(NLĐO)- Chuyên gia Bắc Âu chia sẻ kinh nghiệm cải cách quản trị công, chuyển đổi số trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành những cải cách thể chế ...

Các nước coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế

LTS-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, Thứ trưởng...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

ĐƯỜNG VÀO SÂN BAY PHAN THIẾT HOÀN THÀNH: BƯỚC TẠO ĐÀ CHO HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG PHÁT TRIỂN

Sau hơn 1 năm nỗ lực thi công, dự án đường vào sân bay Phan Thiết đã cơ bản hoàn thành. Đây là đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) với đường ven biển Võ Nguyên Giáp (dẫn ra Mũi Né - Bàu Trắng), kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy...

Mới nhất