Trang chủThừa Thiên - HuếVăn hóaMột góc nhìn khác về đào tạo nghề

Một góc nhìn khác về đào tạo nghề


Đào tạo nghề, chức năng này thuộc về các trường cao đẳng, trường trung cấp nghề. Phần nào đó ở môi trường này hoạt động tương đối chuyên nghiệp, các trang thiết bị phục vụ dạy nghề được trang bị khá đầy đủ. Chẳng hạn như Trường Cao đẳng Du lịch Huế, có cơ sở vật chất đàng hoàng. Trường xây dựng bếp ăn để thực hành chế biến thực phẩm; có nơi thực hành các nghiệp vụ bàn, buồng phòng… Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế là một trường đào tạo nghề quy mô lớn. Mỗi năm đào tạo cả ngàn học viên thuộc nhiều lĩnh vực. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng khá đầy đủ. Chuyên nghiệp như vậy, có bề dày như vậy mà vẫn chưa hẳn đào tạo ra được một tỷ lệ cao người lành nghề, huống gì các trung tâm khác.

Ở Thừa Thiên Huế, thấy rất nhiều trung tâm đào tạo nghề nhưng hoạt động khá èo uột. Đó là trung tâm đào tạo nghề của các tổ chức đoàn thể. Công đoàn có trường đào tạo nghề; Hội Nông dân cũng có trung tâm đào tạo nghề; Hội Phụ nữ cũng có trung tâm đào tạo nghề… Các trung tâm này đều được đầu tư xây dựng khá quy mô.

Cách đây mấy năm, có một trường đào tạo nghề được ngành dọc từ TW rót về cho các trang thiết bị tin học, giá trị chừng 5 tỷ đồng. Đưa thiết bị về nhưng không có nơi triển khai nên các thiết bị này nằm “đắp chiếu”. Thời đại thiết bị, máy móc và công nghệ thông tin thay đổi hàng ngày, chắc những thiết bị này nếu có sử dụng thì cũng không còn hiệu quả mấy.

Có thể thấy những trung tâm này hoạt động không mấy hiệu quả ở các khía cạnh sau: đầu tư xây dựng cơ bản với qui mô quá lớn, không phù hợp với năng lực khai thác sử dụng, gây ra lãng phí. Không phải đầu tư là xong, để duy trì hoạt động, phải tốn thêm nhiều khoản đầu tư khác: kinh phí thường xuyên để nuôi bộ máy; rồi kinh phí duy tu bảo dưỡng khi xuống cấp… Nhưng kết quả đào tạo liệu có tương xứng với các hạng mục, máy móc trang thiết bị được đầu tư ?

Để giỏi một nghề, có khi học cả một đời. Ở đây các trung tâm đào tạo nghề thường mở các lớp gọi là tập huấn, hoặc các lớp đào tạo nghề ngắn hạn. Vì ngắn hạn nên chọn các nghề đơn giản, như tập huấn trồng nấm rơm chẳng hạn. Tại sao không chọn những nơi đã phát triển nghề trồng nấm rơm, như ở Phú Lương (Phú Vang) đưa học viên về đó vừa học vừa thực hành có phải dễ tiếp thu, hiệu quả hơn không. Cần gì nông dân phải tập trung lên hội trường ngồi nghe giảng bài. Ở đây chúng ta thấy có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ. Các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư cũng có chức năng hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến khoa học kỹ thuật ở lĩnh vực mình phụ trách, ví dụ như trước đây đưa kỹ sư nông nghiệp về “ba cùng” – cùng ăn, cùng ở, cùng làm – với nông dân để tăng năng suất lúa vậy. Thế thì sinh ra trung tâm đào tạo nghề của Hội Nông dân có cần thiết? Trung tâm dạy nghề của Hội Phụ nữ cũng vậy…

Chuyên gia kinh tế nổi tiếng Phạm Chi Lan có một nhận định đại ý rằng, Nhà nước rất có thiển ý khi đầu tư tạo nghề cho 1 triệu lao động ở nông thôn. Nhưng cái cách cứ đào tạo vài tháng ra trường làm sao lành nghề, làm sao kết nối với thị trường?

Ngân sách Nhà nước lo quá nhiều việc, không phải là vô tận. Trong khi đó bội chi ngân sách ngày càng lớn. Tính trên bình diện cả nước, nếu đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các trường, các trung tâm đào tạo nghề như nói trên, nếu duy trì thì điều chỉnh quy mô cho phù hợp; hướng vào tự thu, tự chi chứ không bao cấp, có khi tiết kiệm cho Nhà nước cả ngàn tỷ đồng mỗi năm chứ không ít.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngành hàng thiết bị vệ sinh Viglacera: Những nỗ lực bứt tốc – Tổng công ty Viglacera

Gần 150 đại diện cho các Nhà phân phối tiêu biểu trên toàn quốc của ngành hàng sứ vệ sinh và sen vòi Viglacera đã dành nhiều thời gian đến tham quan tìm hiểu các nhà máy sản xuất, “mục sở thị” các dòng sản phẩm mới nhất cùng hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới vừa được Viglacera đầu tư. “Nỗ lực bứt phá vượt giới hạn, chinh phục những nấc thang giá...

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực, với nội dung then chốt là "siết chặt" hoạt động dạy thêm, học thêm của giáo viên và học sinh....

Nhộn nhịp thị trường đồ cúng Rằm tháng Giêng trên ‘chợ mạng’

Trên ‘chợ mạng’, những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được quảng cáo dày đặc với mức giá chỉ từ 800 nghìn đồng/mâm. Ngày Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên) là một ngày lễ quan trọng để người Việt Nam thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh, mong cầu bình an và những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình. Vào ngày này, nhiều gia đình thường...

Đồng Nai đón 14 dự án xông đất đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USD

Chiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký gần 738 triệu USD. Đồng Nai đón 14 dự án "xông đất" đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USDChiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn: Gạch nối quan trọng trong lịch sử

“Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn” là chủ đề của hội thảo khoa học do Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức sáng 17/10. Có 15 nghiên cứu về dinh phủ, đô thành, vai trò chính trị, kinh tế, văn hóa đến một số nhân vật liên quan liên quan đến thời kỳ này lần đầu tiên được công bố.   Nhiều thông tin ý nghĩa Vào thế kỷ XVII-XVIII, vùng đất Thừa Thiên Huế đã xuất...

Kỳ vọng vươn tầm giá trị di sản văn hóa Huế

Trước vận hội mới, di sản văn hóa Huế giàu tiềm năng đứng trước ngưỡng lịch sử được cởi bỏ “tấm áo” gò bó để tỏa sáng giá trị lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ ra toàn thế giới.   Du khách nước ngoài với cổ phục cung đình tại Đại Nội Huế. Ảnh: Châu Lê  Từ ngày 1/1/2025, thành phố Huế trở thành 1 trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Như lời Chủ tịch UBND thành...

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.   “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể...

Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.  Biểu diễn Nhã nhạc cung đình phục vụ du lịch Kết nối quá khứ và tương lai Với lợi thế là một vùng đất giàu giá trị di sản và văn hóa, Huế...

Bài đọc nhiều

Chuyện ở trạm xá thú y

Thế mà cách đây mấy hôm, một con chó nhỏ ở đâu bỗng chạy vào nhà. Dù đã xua đuổi nhiều lần nhưng nó cứ ngồi chồm hổm trước cánh cổng khóa chặt. Bất đắc dĩ, đành cho nó vào nhà. Một con chó đen, người đầy ghẻ, rụng hết lông. Nó có vẻ sợ sệt và biết thủ phận. Có lẽ cái vẻ bề ngoài tồi tệ ấy mà chủ cũ của nó đã tống khứ nó...

Cùng chuyên mục

Nghề dệt thổ cẩm độc đáo của người Tà Ôi

Người Tà Ôi có những nét văn hóa, đời sống từ trang phục cho đến những phong tục tập quán rất bản địa, trong đó dệt thổ cẩm là nghề thủ công có từ lâu đời được gọi là dệt Dèm. Đây vốn là công việc của người phụ nữ, các bà, các chị vào lúc rảnh rỗi, nông nhàn...

Họp báo Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào 2023” tại Thừa Thiên Huế

Năm 2023 đánh dấu 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào. Mối quan hệ Việt - Lào đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt. Quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai Nhà nước ngày càng gắn bó, tin cậy, là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là một trong...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Niềm vui lao động

Mệ tôi năm nay 85 tuổi. Một buổi sáng thức dậy, mệ chợt thấy trong người uể oải, hai chân đau nhức, không thể bước ra khỏi giường nổi. Bác sĩ đến nhà khám và chẩn đoán mệ bị chèn dây thần kinh ở bắp chân, phải thực hiện lộ trình châm cứu hai tuần. Mọi người thay phiên nhau chăm sóc, đem quần áo, chậu rửa mặt, kem đánh răng,… đến tận giường cho mệ. Nhưng không...

Nhiều nguồn lực giúp đỡ người nghèo

Những chuyển biến Sau gần một năm thoát nghèo, hiện kinh tế gia đình của hộ ông Võ Tín, thôn Lương Mai xã Phong Chương, huyện Phong Điền đang ngày càng ổn định. Mô hình sinh kế nuôi bò sinh sản được Nhà nước hỗ trợ, vừa mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 10 triệu đồng. Để phát triển kinh tế bền vững, ngoài diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước cấp, ông Tín mạnh...

Mới nhất

Hai cháu nhỏ 3 tuổi chết đuối thương tâm

(NLĐO) – Gia cảnh hai cháu đều rất khó khăn. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình lo hậu sự...

Cáp treo Tây Ninh, lữ hành Vietravel, công viên Đầm Sen kinh doanh ra sao năm qua?

Nhiều công ty du lịch lữ hành trong năm qua ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm, có nơi thoái vốn ở các công ty con và giải thể hàng loạt chi nhánh, văn phòng đại diện. ...

Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích thiệt mạng trong cuộc đấu súng

(CLO) Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đấu súng dữ dội tại khu rừng rậm ở miền trung Ấn Độ vào...

Một giống nho mới, trông như ngón tay, ngon như hàng nhập khẩu chính thức được phép trồng đại trà tại Ninh Thuận

Theo thông tin từ TS.Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giống nho NH04-102 chính thức...

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn phở gà mỗi ngày?

Ăn phở gà hằng ngày có thể mang lại cả lợi ích và tác hại, tùy thuộc vào khẩu phần, cách chế biến và tình trạng sức khỏe của từng người. ...

Mới nhất