Trang chủNewsNhân quyềnMột động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN


Đông Nam Á đang nổi lên là một trong những khu vực năng động nhất ở châu Á. Trong hơn hai thập kỷ qua, lao động di cư là một trong những đặc thù, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong khu vực ASEAN.

Người tìm việc tập trung tại Tòa nhà Smesco trên đường Jl. Gatot Soebroto ở Nam Jakarta trong cuộc phỏng vấn trực tiếp do một ngân hàng tổ chức. (Nguồn: JP)
Người tìm việc tập trung tại Tòa nhà Smesco trên đường Jl. Gatot Soebroto ở Nam Jakarta trong cuộc phỏng vấn trực tiếp do một ngân hàng tổ chức. (Nguồn: JP)

Một nghiên cứu của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) so sánh về quản lý lao động di cư trong ASEAN (2022) nhận định, di cư trong nội khối chiếm tới một phần ba trong tổng số lao động di cư quốc tế ở khu vực. Xu hướng dịch chuyển lao động trong và ngoài ASEAN sẽ ngày càng gia tăng, đồng hành cùng các bước tiến của quá trình hội nhập và khẳng định vị thế của ASEAN trước toàn thế giới.

Ước tính có khoảng 20,2 triệu người di cư xuất phát từ các nước ASEAN, trong số đó khoảng 7 triệu người di cư sang các nước khác trong khu vực, theo một nghiên cứu khác của ILO, tiêu đề “Rủi ro và lợi ích: Tác động của di cư lao động ở Đông Nam Á”.

Di cư lao động nội khối tăng đều qua các năm

Lao động di cư đem lại lợi ích kinh tế cho nước tiếp cử và phái cử, đáp ứng nhu cầu lao động thiếu hụt, giảm áp lực giải quyết việc làm lên thị trường lao động, chuyển giao công nghệ, tăng cường kỹ năng và tăng trao đổi ngoại tệ.

Theo các nghiên cứu, di cư lao động trở thành một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế khu vực, cũng như “mạng lưới an toàn” cho các gia đình và cộng đồng phụ thuộc vào thu nhập của người di cư tìm sinh kế bên ngoài đất nước.

Báo cáo về lao động di cư của ASEAN nhận định, những nỗ lực của ASEAN hướng tới hội nhập khu vực sâu rộng hơn đã góp phần làm gia tăng di cư trong khu vực. Di cư lao động nội khối tăng đều qua các năm, tập trung đến ba quốc gia trong khu vực, lần lượt là Thái Lan, Malaysia và Singapore; hình thành năm hành lang lao động di cư: Myanmar đến Thái Lan, Lào đến Thái Lan, Campuchia đến Thái Lan, Malaysia đến Singapore và Indonesia đến Malaysia.

Ông Kung Phoak, Phó Tổng thư ký ASEAN ( giai đoạn 2018-2021) đánh giá: Lao động nhập cư ASEAN trong khu vực mang ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Người lao động di cư, lấp đầy khoảng trống về việc làm trong thị trường lao động của các quốc gia và là nguồn kiều hối quan trọng chảy vào các quốc gia.

Trong khi đó, Phó Tổng thư ký ASEAN Ekkaphab Phanthavong (2021-2024) nhận định, về tổng thể, lao động di cư nội khối giúp giảm nghèo đói, tăng cường cho từng quốc gia trong khu vực. Nhưng dù đã có nhiều tiến bộ trong việc thúc đẩy việc làm bền vững cho người lao động di cư trong luật pháp và thực tiễn tại các nước ASEAN, họ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Đặc biệt đối với lao động nữ di cư vẫn gắn với định kiến và chuẩn mực giới.

Tiến đến một cấp độ hội nhập cao hơn

Theo thống kê của ILO, lực lượng lao động ở các nước ASEAN có sự khác biệt rất lớn về cả nguồn cung lao động, trình độ, tiền lương và năng suất lao động.

Năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập (một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN), tạo tiền đề cho việc hình thành một thị trường chung giữa 10 quốc gia thành viên. Theo cơ chế này, bên cạnh dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư, nguồn nhân lực được di chuyển tự do giữa các nước ASEAN là nguồn nhân lực có kỹ năng.

Nhằm thúc đẩy việc dịch chuyển lao động giữa các nước thành viên, chính phủ các nước đã đồng ý ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau về nghề nghiệp (MRAs) cho phép lao động trong tám lĩnh vực được di chuyển tự do nội khối, bao gồm: kiến trúc, kỹ sư, khảo sát, kế toán, điều dưỡng, dịch vụ y tế, dịch vụ nha khoa và du lịch.

Ngoài ra, các nước thành viên ASEAN đồng ý tăng cường phát triển nguồn nhân lực và nâng cao tay nghề lao động trong các lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp thị thực và làm việc của các chuyên gia ASEAN, cũng như lao động lành nghề.

Như vậy, gắn với việc di chuyển hàng hóa, dịch vụ, ASEAN sẽ có một mạng lưới sản xuất thống nhất, thị trường lao động có tính kết nối cao và vận hành thông suốt. Bởi vì, AEC không chỉ là một khu vực thương mại tự do mà tiến đến một cấp độ hội nhập cao hơn, đó là một thị trường chung.

Một thị trường lao động nói chung và một phân khúc thị trường lao động có trình độ cao, có kỹ năng đã nhanh chóng được hình thành trong AEC – tác động tích cực đến sự vận hành thị trường và mạng lưới sản xuất. Nếu các dòng di chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn tạo lợi ích cho các bên tham gia; thì việc di chuyển lao động tạo khả năng mang lại lợi ích cho lực lượng lao động, như tiền lương, việc làm và sự ổn định cuộc sống.

Di chuyển lao động còn phản ánh trình độ cao của việc mở cửa thị trường, cũng như năng lực quản lý lao động của các quốc gia có liên quan. Bởi khi người lao động di chuyển tự do giữa các quốc gia, bên cạnh việc mang theo kiến thức, kỹ năng, sức lực để sáng tạo giá trị còn mang theo cả phong tục, tập quán, lối sống; do đó, rất dễ gây nên tính phức tạp trong quản lý di cư, cũng như làm phát sinh các vấn đề xã hội.

Đồng thời, nguồn nhân lực nhập cư còn gây ra tình trạng căng thẳng về việc làm tại nước tiếp nhận, cũng như tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. Vì vậy, việc mở cửa thị trường lao động phản ánh trình độ hội nhập cao hơn so với hội nhập về hàng hóa, dịch vụ hay vốn đầu tư. Điều này cho thấy trình độ cao trong quản lý di cư của cả quốc gia xuất cư và quốc gia nhập cư.

Mặc dù chưa có các tiêu chuẩn thống nhất trong tất cả các nước ASEAN về thị trường lao động, nhưng chắc chắn đây phải là thị trường của những người có chứng chỉ nghề nghiệp hoặc bằng cấp được các nước ASEAN công nhận. Mức độ lành nghề hay tính chuyên nghiệp sẽ được đặt lên hàng đầu.

Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN
Những người phụ nữ đang đợi xe buýt ở Kotaraya, một quận có nhiều lao động nhập cư làm việc, ở Kuala Lumpur, Malaysia. (Nguồn: AFP)

Lợi ích cho tất cả các bên

ILO dự báo, đến năm 2030, khoảng 59 triệu người sẽ bổ sung vào lực lượng lao động của ASEAN – có nghĩa là ASEAN sẽ sở hữu lực lượng lao động lớn thứ ba thế giới, chiếm 10% lực lượng lao động của toàn thế giới vào năm 2030, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Nghiên cứu của ILO cho thấy, sự dịch chuyển lao động nội khối sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững trong khu vực với những lợi ích không chỉ thuộc về những người lao động mà còn cho các nước có dòng lao động dịch chuyển tới.

Những nước cho phép lao động dịch chuyển ra các nước trong khu vực sẽ nhận được kiều hối và trình độ lao động, mức lương của người dân sẽ không ngừng được nâng cao. Trong khi đó, các nước tiếp nhận lại có thể giải quyết được tình trạng thiếu lao động, thúc đẩy tăng trưởng.

Về lý thuyết, việc tạo thuận lợi cho sự dịch chuyển tự do cho các lao động có tay nghề trong khuôn khổ AEC sẽ dẫn đến lợi ích đáng kể. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, các thỏa thuận hiện tại liên quan đến chính sách di cư chưa giải quyết được những vấn đề diễn ra trong thực tế.

Chẳng hạn, việc dịch chuyển lao động trong khuôn khổ AEC bị giới hạn trong các ngành nghề chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số việc làm của ASEAN; Hay việc thực hiện thỏa thuận MRAs vẫn còn nhiều khó khăn, do các quốc gia khác nhau về chương trình giáo dục và cách thức kiểm tra để được thừa nhận về trình độ chuyên môn…

Trong khi, AEC muốn thúc đẩy việc di chuyển của những người lao động có tay nghề cao, thì hầu hết lao động nhập cư trong khu vực có tay nghề thấp, thậm chí không có giấy tờ chứng minh nghề nghiệp. Với quy định này, lao động thiếu kỹ năng ít có cơ hội tìm việc làm ở các nước trong khu vực.

Các nước ASEAN từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của lao động di cư đối với khu vực, nỗ lực hợp tác hướng tới một cộng đồng bao trùm, bền vững và hướng tới tương lai. Ngược lại, dịch chuyển lao động nội khối cũng sẽ tạo áp lực để các nước thành viên hoàn thiện thể chế, điều chỉnh chính sách, quy định, hệ thống đào tạo… trước hết để thích nghi đồng bộ với chính sách về lao động của các nước trong ASEAN.

Áp lực về việc làm là động lực để lao động di chuyển nội khối. Đồng thời, khoảng cách địa lý gần nhau giữa các nước ASEAN, mức độ hiểu biết lẫn nhau khá lớn, tính tương đồng khá lớn về văn hóa, tiếp cận thuận lợi cũng là động lực thúc đẩy di chuyển lao động trong ASEAN thời gian tới.

Bởi vậy, đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư, các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN và Khung tham chiếu trình độ ASEAN… là một số cam kết chung mà các quốc gia thành viên đang đẩy mạnh hợp tác nhằm hỗ trợ tính di động và sự an toàn cho người lao động.





Nguồn

Cùng chủ đề

Gắn kết để vươn xa

NDO - Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận “ASEAN: Gắn kết để vươn xa” do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Cùng thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính có Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Cố vấn trưởng (Thủ tướng lâm thời) của Bangladesh Muhammad Yunus,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

Lãnh đạo Anh – Mỹ điện đàm, nhất trí sớm đối thoại trực tiếp

Hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai bên trong cuộc điện đàm ngày 26/1.

Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Bác sĩ thẩm mỹ Trung Quốc Wu Yiru chỉ ra thói quen uống một cốc nước ấm mỗi sáng sau khi thức dậy giúp làm đẹp da hiệu quả.

Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá tại Việt Nam

Baoquocte.vn. Việt Nam đã quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Việc phát triển năng lượng tái tạo là một trong những điểm mấu chốt để đất nước đạt được mục tiêu này.

Colombia cấm các chuyến bay trục xuất người di cư từ Mỹ, Tổng thống Donald Trump lập tức hành động

Tổng thống Colombia Gustavo Petro ngày 26/1 thông báo sẽ không cho phép các máy bay từ Mỹ chở người di cư bị trục xuất hạ cánh ở Colombia.

Bài đọc nhiều

29 trường học tham gia Ngày hội truyền thông dự phòng bệnh không lây nhiễm

Ngày 25/09, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Plan International Việt Nam tổ chức sự kiện “Ngày hội truyền thông dự phòng bệnh không lây nhiễm” tại Trường THPT Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Thời tiết hôm nay (26/9): Bắc Bộ ngày nắng, có mưa rải rác Hội sách Hà Nội diễn ra từ ngày...

Thủ tướng Malaysia cam kết “cứng rắn” trong cuộc chiến chống tham nhũng và đói nghèo

Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Anwar Ibrahim quyết tâm chấm dứt các hành vi tham nhũng và vi phạm pháp luật mà theo ông, dường như đã trở thành hệ thống và gây tổn hại cho các chính quyền trước đây.

JICA hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị y tế cho Bệnh viện K

Mỗi năm tại Việt Nam số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% tổng số tử vong, trong đó bệnh ung thư là nguyên nhân đứng thứ hai.

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm chung tay thay đổi cuộc sống trẻ em Lào Cai

Hơn một thập kỷ gắn bó với vùng cao Lào Cai, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã giúp cải thiện chất lượng sống của hàng chục ngàn trẻ em và gia đình. Những bước tiến trong giáo dục và y tế mà tổ chức mang lại đã và đang dần tạo nên sự đổi thay bền vững cho con người nơi đây. Hạt giống tri thức nảy mầm từ Trại đọc ...

Bộ TN&MT nhận định tình hình El Nino năm 2023

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành chỉ đạo Tổng cục KTTV cùng các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục đẩy mạnh phối hợp công tác với các bộ, ban, ngành, địa phương để nắm bắt thông tin dự báo từ các khu vực trọng...

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa dành hơn 375 tỷ đồng trao tặng cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ khó khăn trong dịp Tết

Đây là số liệu được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn báo cáo với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nhân chuyến đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), thăm và tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động huyện Ngọc Lặc ngày 26/1. Tại Khu di tích lịch sử đặc biệt...

Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã có thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nữ giám đốc độc lập chiếm gần 25% tại top 100 công ty Hàn Quốc

Số lượng nữ giám đốc độc lập tại 100 công ty hàng đầu Hàn Quốc tiếp tục tăng vào năm 2024.

MTTQ Việt Nam dành hơn 1 tỷ đồng thăm hỏi, động viên y, bác sĩ và bệnh nhân ung thư

Nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà cho bệnh nhân ung thư với 800 suất quà, tổng trị giá 1,04 tỷ đồng. Ngày 25/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Đoàn công tác Trung...

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Mới nhất

Điều tra vụ cháy lớn tại Công ty phân bón ở Đắk Lắk

Công an tại Đắk Lắk đang điều tra nguyên nhân vụ cháy tại một công ty kinh doanh phân bón gây thiệt hại lớn về kinh tế. Sáng 27/1, Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ cháy lớn tại Công ty CP kinh doanh phân bón Việt Hoa NB có trụ sở...

HLV Man Utd thà cho trợ lý U70 vào sân còn hơn dùng Rashford

Marcus Rashford bị gạt ra khỏi đội hình của Man Utd trong 11 trận liên tiếp dưới thời huấn luyện viên Ruben Amorim. Nhà cầm quân người Bồ Đào Nha mới đây khẳng định thái độ cứng rắn đối với ngôi sao mang áo số 10 của "Quỷ đỏ"."Lý do luôn là tập luyện. Tôi nhìn các cầu...

Giải lo cho người tuổi Tỵ

Không ít người ngại sinh con tuổi Tỵ vì một số lý do, nhưng thực tế người sinh năm Tỵ cũng có nhiều...

Kinh doanh bền vững là con đường tất yếu của doanh nghiệp

Đó là khẳng định ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công...

Hà Nội sẵn sàng cho màn pháo hoa rực rỡ chào năm mới Ất Tỵ 2025

Kinhtedothi - Vào thời khắc Giao thừa đón chào năm mới Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội sẽ thực hiện nhiệm vụ bắn pháo hoa phục vụ Nhân dân tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Đến nay, công tác chuẩn bị đang diễn ra theo kế hoạch và bảo đảm an...

Mới nhất

Bình ổn ngày cận Tết