Trang chủKinh tếNông nghiệpMột doanh nghiệp ở Quảng Ninh có vài nghìn hecta rừng nhưng...

Một doanh nghiệp ở Quảng Ninh có vài nghìn hecta rừng nhưng không còn cây nào sống sót sau bão


Có doanh nghiệp lâm nghiệp bão Yagi quật không còn cây nào

Đó là thực trạng đau xót của nhiều diện tích rừng trồng do các doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh quản lý sau khi cơn bão số 3 – Yagi quét qua. 

Chia sẻ tại Hội nghị bàn giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trong lĩnh vực lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức sáng 24/9, ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơn bão số 3 quét qua Quảng Ninh với sức gió giật cấp 17 đã thách thức mọi tính toán, mọi kịch bản ứng phó và đã gây ra sự tàn phá khủng khiếp, ước con số thiệt hại lên đến 24.223 tỷ đồng.

“Lâm nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu nhiều thiệt hại do bão số 3, toàn tỉnh có 40.000ha rừng trồng thì đến nay chỉ còn khoảng 10.000ha nguyên vẹn, còn lại gãy đổ hết do bão. 8 công ty lâm nghiệp của tỉnh bị thiệt hại nặng nề, có những doanh nghiệp như Công ty Lâm nghiệp Tiên Yên toàn bộ diện tích rừng không còn cây nào lành lặn; Công ty Lâm nghiệp Ba Chẽ chỉ còn 138ha rừng. Để có được diện tích rừng phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp phải mất 10 năm trồng chăm sóc và không biết đến bao giờ mới khôi phục được”, ông Văn nói.

Có doanh nghiệp ở Quảng Ninh không còn cây nào sau bão - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo cùng đại diện các địa phương ghi nhận sự ủng hộ, chung tay hỗ trợ của cộng đồng các doanh nghiệp ngành gỗ. Ảnh: Bảo Thắng.

Điều ông Văn lo lắng hơn là chuỗi cung ứng sản xuất – chế biến – xuất khẩu trong ngành gỗ của tỉnh Quảng Ninh có thể bị đứt gãy vì hệ thống hạ tầng của nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ cũng bị hư hỏng nặng do bão. “11/13 hệ thống vận chuyển dăm lên cảng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã bị bão đánh tan nát, tàu cũng khó vào “ăn” dăm hơn nên hiện giá dăm đang giảm”, ông Văn thông tin. 

Bắc Giang cũng là một trong những địa phương có diện tích rừng bị thiệt hại do bão số 3 khá lớn. Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, toàn tỉnh có 160.000ha rừng, trong đó có 102.000ha rừng trồng (diện tích rừng nguyên liệu là 80.000ha) nhưng đã có 40.000ha bị thiệt hại do bão số 3 (diện tích bị thiệt hại trên 70% lên tới 14.000ha). 

Theo ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), thống kê nhanh của các địa phương cho thấy, tính đến ngày 23/9/2024, tổng số có 13 tỉnh thiệt hại về rừng với diện tích 169.588 ha (diện tích này chưa bao gồm diện tích rừng tự nhiên bị sạt, trượt); trong đó 4 tỉnh thiệt hại nặng nhất là TP.Hải Phòng 10.045ha; Lạng Sơn 19.729 ha; Bắc Giang 26.415 ha và Quảng Ninh 110.713 ha.

Không chỉ diện tích rừng trồng bị thiệt hại nghiêm trọng, các doanh nghiệp gỗ trong ngành cũng bị ảnh hưởng rất lớn về hệ thống hạ tầng, nhà xưởng và phần lớn các nhà máy nằm trong vùng bị ảnh hưởng của bão đều hoạt động trong lĩnh vực gỗ dán, dăm gỗ, viên nén.

Có doanh nghiệp ở Quảng Ninh không còn cây nào sau bão - Ảnh 2.

Một cánh rừng trồng bị bão số 3 đánh tan hoang ở Quảng Ninh. Ảnh: Hương Quỳnh.

Thống kê sơ bộ từ các Chi hội gỗ dán, dăm gỗ, viên nén thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho thấy, các doanh nghiệp thuộc Chi hội gỗ dán thiệt hại 130 tỷ đồng do nhà xưởng bị hỏng, nguyên liệu/sản phẩm bị cuốn trôi, máy móc hỏng,… Chi hội Viên nén gỗ bị thiệt hại 70 tỷ đồng; Chi hộ Dăm gỗ thiệt hại trên 310 tỷ đồng do hỏng băng tải tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh); 17.000 tấn dăm đã bị cuốn trôi; 1.950ha rừng trồng của doanh nghiệp bị gãy đổ…

“Bão số 3 đã khiến khối lượng gỗ nguyên liệu (gỗ nhỏ) bị thiệt hại lên đến 12 triệu m3; chi phí khai thác và vận chuyển cây bị đổ gãy khó khăn, giá cao, trong khi giá trị gỗ nguyên liệu từ cây bị đổ gãy giảm. Điều đáng lo ngại nhất là nguy cơ giảm chuỗi cung cấp gỗ nguyên liệu trong những năm tới. Các doanh nghiệp dăm gỗ, ván bóc, ván dán bị thiệt hại tới máy móc, thiết bị, sản phẩm và cơ sở hạ tầng. Ước tính giá trị xuất khẩu dăm gỗ, viên nén và các loại ván năm 2024 có thể giảm khoảng 300 triệu USD”, ông Lực thông tin.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp đánh giá, với chu kỳ trồng rừng sản xuất cây sinh trưởng nhanh (từ 5-7 năm), lượng gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trong nước ước sẽ giảm khoảng 3,5 triệu m3/năm. Nguyên nhân bởi các diện tích bị gãy đổ do bão phải trồng lại rừng được 5-7 năm mới đủ điều kiện khai thác.

Với tinh thần tương thân tương ái, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, Chi hội Gỗ dán Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã đóng góp được 1,56 tỷ đồng chung tay, góp sức để hỗ trợ các doanh nghiệp, công nhân, người dân vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, phục hồi sản xuất.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cũng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 Yagi 1 triệu cây giống lâm nghiệp để sớm khôi phục lại sản xuất.

Khôi phục lại diện tích rừng 

Trước nguy cơ đứt gãy chuỗi lâm nghiệp, ông Vũ Duy Văn cho biết, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh sẽ xây dựng đề án khôi phục phát triển ngành lâm nghiệp bền vững trình UBND tỉnh phê duyệt; trong khi đại diện Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang kiến nghị Bộ NNPTNT tham mưu cho Chính phủ sớm ban hành Nghị định về thanh lý rừng trồng.

Chia sẻ với những khó khăn, mất mát của người trồng rừng, doanh nghiệp ngành gỗ sau bão số 3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các địa phương sẽ sớm có các giải pháp hỗ trợ người dân phục hồi diện tích rừng trồng đã bị thiệt hại. 

Có doanh nghiệp ở Quảng Ninh không còn cây nào sau bão - Ảnh 3.

Nhà xưởng của Công ty Cổ phần Bình Thuận, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh bị bão số 3 làm hư hỏng hoàn toàn. Ảnh: Quỳnh Hương.

Theo đó, đối với diện tích rừng bị thiệt hại nặng, cây rừng bị đổ gãy hoàn toàn hoặc số cây còn lại không đảm bảo tiêu chí thành rừng (tỷ lệ đổ, gãy trên 70%) lập hồ sơ để thanh lý rừng theo quy định; thực hiện khai thác, tận thu toàn bộ số cây. Sau khi khai thác, tận thu chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp khi có thời tiết thuận lợi.

Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nhẹ, số cây còn lại đủ tiêu chí thành rừng thì chỉ tận thu những cây bị đổ, gãy. Vệ sinh rừng, phòng chống cháy rừng.

Rà soát lại các nguồn giống, khả năng cung ứng cây giống và nhu cầu sử dụng để lập phương án sản xuất, hỗ trợ cây giống trồng lại rừng. Khẩn trương khắc phục, sửa chữa, tiêu độc khử trùng các vườn ươm để đưa vào sản xuất. Chủ động chuẩn bị đủ khoảng 200 triệu cây giống có chất lượng với loài cây và tiêu chuẩn cây trồng phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật cho từng loài cây và điều kiện lập địa cụ thể.

“Trước mắt các địa phương cần tập trung khai thác tận thu ngay, đồng thời rà soát nguốn giống, khả năng cung cấp của các đơn vị sẵn sàng cung ứng cho các chủ rừng để có thể trồng lại rừng vào mùa trồng rừng sắp tới”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh.

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của thiên tai, Cục Lâm nghiệp cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT đề xuất với Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng chính sách bảo hiểm rừng trồng sản xuất.





Nguồn: https://danviet.vn/mot-doanh-nghiep-o-quang-ninh-co-vai-nghin-hecta-rung-nhung-khong-con-cay-nao-song-sot-sau-bao-20240924095936842.htm

Cùng chủ đề

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu USD cho IOM và UNICEF tại Việt Nam để khắc phục hậu quả bão Yagi

Nguồn hỗ trợ quan trọng này sẽ góp phần giúp các hộ gia đình và trẻ em bị ảnh hưởng và phải di dời do tác động của cơn bão Yagi khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Một quyết định hợp lòng dân, đầy trách nhiệm trước nỗi đau sau bão, lũ

Hà Nội không tổ chức bắn pháo hoa nhân dịp 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội: Thay đổi quy mô, dừng nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Thành ủy Hà Nội đã quyết định dừng bắn pháo hoa tại toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải...

Câu chuyện một chỗ trũng

Trời sinh có biển có nguồnCó ta có bạn, còn buồn nỗi chi?Nói "một cái chỗ trũng" nghe có vẻ rườm rà, lượm thượm, nhưng đều có lý do. Đến thăm cảng Cái Xà Cong, phường Hà Phong, TP Hạ Long (Quảng Ninh) trong cơn bão Yagi, nhiều suy nghĩ vấn vương mãi đến...

New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

New Zealand mong muốn tận dụng nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ song phương để tăng cường khả năng phục hồi và chống chịu trong tương lai của Việt Nam trước thảm họa thiên tai.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Tưng bừng hội vật có truyền thống hàng trăm năm ở Huế

Với truyền thống hàng trăm năm, sáng nay (3/2), tại đình làng Thủ Lễ, huyện Quảng Điền, TP Huế đã diễn ra lễ hội vật truyền thống Thủ Lễ 2025. Hội vật thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. ...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Quảng Ninh phấn đấu trồng gần 32.000ha rừng trong năm 2025

“Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 có ý nghĩa vô cùng đặc biệt khi Quảng Ninh vừa chịu ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi khiến hàng trăm nghìn hecta rừng bị thiệt hại, cần phải khôi phục. ...

Bài đọc nhiều

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Vườn trồng thứ cây cảnh đang hot, thơm khắp xóm, ông nông dân Cần Thơ nắm trong tay tiền tỷ

Với tuổi đời từ 30 - 50 năm, vườn nguyệt quế của ông Nguyễn Văn Dành (TP Cần Thơ) được uốn nắn theo dáng kiểng cổ độc đáo có tổng giá trị ước tính trên 1,5 tỷ đồng, nhiều người ngỏ ý mua nhưng không bán. ...

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Đầu xuân Ất Tỵ, tim đập chân run nghe chạm mặt rắn hổ mây chúa ở U Minh Hạ, kỳ bí về thần rừng

Chuyện về con rắn hổ mây “khổng lồ” từng xuất hiện ở đất rừng U Minh Hạ (Cà Mau) vẫn còn hằn sâu trong tâm trí nhiều người, trong đó có cả cán bộ, nhân viên kiểm lâm được chứng kiến. Nhiều chi tiết được kể lại đủ làm cho người...

Cùng chuyên mục

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Yên Minh (Hà Giang): Tín dụng chính sách “đưa đường” và đảng viên đi trước

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng ở nơi đây, phải nhắc đến những đảng viên thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh

TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. Ngày 3/2, Tỉnh Đoàn...

Mới nhất

Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát tăng trưởng bứt phá

Công ty Cổ phần Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBS) thông báo kết quả kinh doanh quý IV/2024, với các con số tăng trưởng ấn tượng. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ, gấp 200% so với chỉ tiêu kế hoạch. Ngày 17/1, LPBS công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024. Theo đó, doanh thu...

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt ’95 năm

ChÆ°Æ¡ng trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới "95 năm - Ánh sáng soi đường" diễn ra vào tối 3/2 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh:...

Ba bến xe Hà Nội đón lượng khách tăng vọt trong dịp tết Nguyên đán

Thống kê trong dịp tết Nguyên đán 2025, ba bến xe: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã đón lượng khách tăng 300 - 400% so với ngày thường. ...

WSJ: Trung Quốc đề xuất thỏa thuận thương mại với ông Trump

Nguồn tin cho hay Trung Quốc đang chuẩn bị một đề xuất để bắt đầu đàm phán với Mỹ, sau khi ông Trump áp thuế 10% hàng hóa của Bắc Kinh. ...

Mở đường đến kỷ nguyên mới

Sau rất nhiều trông đợi, những tuyến cao tốc đầu tiên kết nối với Tây Nguyên đã được khởi công, mở ra cánh cửa phát triển đầy triển vọng cho vùng đất đỏ này. Cao tốc kết nối Tây Nguyên: Mở đường đến kỷ nguyên mớiSau rất nhiều trông đợi, những tuyến cao tốc đầu tiên kết nối với...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội