Trang chủKinh tếNông nghiệpMột đầm nước lợ đẹp như phim ở TT-Huế la liệt con...

Một đầm nước lợ đẹp như phim ở TT-Huế la liệt con đặc sản, sao dân phàn nàn chả còn yên tĩnh?


Nhưng nếu bạn cần một khoảng lặng, một sự riêng tư để nhìn lại chính mình: Lăng Cô giúp bạn.

Một đầm nước lợ đẹp như phim ở TT-Huế la liệt con đặc sản, sao dân phàn nàn chả còn yên tĩnh?- Ảnh 1.

Đầm Lập An (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) trong xanh, bình yên. Ảnh: TUỆ TÂM

Kỳ 1: Hẹn hò về đầm Lập An

Về Lăng Cô khởi những hò hẹn, lưu luyến, thiết tha

Tháng 6, biển êm, về Lăng Cô sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những con sóng như luống khoai cuộn lăn mặt biển, vỡ oà bờ cát. Và đầm Lập An trong veo vắt đến mức nhìn rõ loài cá bơi.

Ngày sớm trên đầm

Đầm Lập An là nguồn lợi tự nhiên là sinh kế của người ven đầm. Với họ, nhịp thời gian mỗi ngày tuỳ theo con nước. Nắng, mặt nước dài rộng. Mưa, mặt đầm chỗ đục, chỗ trong. Thiên nhiên vốn dĩ đẹp cho chính nó, tận hưởng đến đâu phụ thuộc vào mỗi người.

Mờ sớm, cây cỏ ướt sương mai, bà Nguyễn Thị Hoa, thôn Hói Dừa (thị trấn Lăng Cô) đã dậy, và lịch kịch chuẩn bị cho cái công việc “bì bõm” trong đầm: “Ngày trước, chị em chúng tôi cứ thầm lặng bắt nghêu. Nhiều bận, xuề xòa với nhau mà không ngại. Nay, chúng tôi tươm tất hơn vì khách du lịch rong chơi trong đầm”.

Bình minh luôn là khoảng thời gian đẹp, một vài loài chim cũng dậy sớm dợt cánh trên mặt đầm. Hoàng hôn ma mị từ phía chân núi Bạch Mã ú òa bước chân. Bà Hoa yêu những khoảnh khắc trong đầm. Bởi đầm không chỉ là nơi mưu sinh mà còn là những tâm tình lúc đắng cay, khi ngon ngọt.

Trước đây, nhiều phụ nữ luống tuổi sống trong nhiều khu dân cư: Hói Dừa, Hói Mít, Hói Cạn, Loan Lý, An Cư Đông, An Cư Tây, Miều Chùa… bắt nghêu vì mưu sinh. Nay, họ bắt nghêu vì thú vui, kỷ niệm cũ. Xưa kiếm cơm, nay kiếm canh.

Tiết trời tháng 6, nắng rang, xuống đầm ngâm nước cũng là cách làm mát. Họ có chuyện riêng, chuyện dài với nhau, theo đó họ đi bốn năm người, thì chốc lát, hai người tản ra một lối, ba người chuyển sang một hướng.

Người Huế luôn nhớ nguồn gốc của mình, đi đến phương trời nào họ cũng mang theo hồn Huế trong ẩm thực, cử chỉ. Nhưng còn những người nơi khác về Huế sinh sống thì sao? Bà Hoa lược chuyện, bà sinh ra và lớn lên tại thị trấn Lăng Cô, nhưng quê gốc của bà ở huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), cố cụ của bà đầu thế kỷ 20 di cư ra đây lập làng, sống bằng nghề trồng trọt, đốt than và chài lưới trong đầm.

“Chúng tôi có nhiều điểm chung với người Huế nhưng vẫn giữ vài nếp xưa. Giỗ này, Tết này… đều phải có bánh thửng (bánh thuẫn) bày bàn thờ. Liên hoan phải có mì Quảng, bánh tráng cuốn thịt heo, mắm nêm…”, bà Hoa cho hay.

Ngày xưa, khi chưa có điện lưới, cuộc sống của người dân quanh đầm Lập An diễn ra theo một cách mộc mạc, thủ công, gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên.

Ông Huỳnh Văn Chạy, 78 tuổi, sống tại khu dân cư Hói Cạn, chuyện rằng: “Người dân thường bắt đầu ngày mới từ rất sớm. Ai cũng tận dụng ánh sáng mặt trời và thời tiết mát mẻ ra đồng, xuống đầm. Công việc đánh bắt thường được thực hiện bằng thuyền nhỏ và dụng cụ thô sơ như lưới, rọ, câu”.

Nghe vậy cũng muốn trở về ngày xưa, không khí yên bình, tiếng mái chèo khua nước tạo nên một khung cảnh tĩnh lặng nên thơ. Với thời gian, người dân nơi đây tích lũy nhiều kinh nghiệm, kỹ năng quý báu trong việc đánh bắt thủy sản.

“Chiều tà, khi công việc đánh bắt kết thúc, người dân quay về nhà với những mẻ cá, mớ tôm tươi ngon. Cả gia đình quây quần bên bếp lửa, chuẩn bị bữa cơm tối đơn giản. Những món ăn mặn được nấu nướng theo cách truyền thống, tạo nên hương vị đậm đà”, ông Chạy buông lời.

“Khi mặt trời lặn, ngôi làng dần chìm vào bóng tối. Ánh đèn dầu cũng thắp tiết kiệm, chỉ đủ sáng để vá quần áo, lặt lựa cá tôm khô, cho tụi nhỏ học bài”, bà Hoa nhỏ nhẹ.

Ngoài việc khai thác thủy sản, người dân quanh đầm Lập An còn tham gia vào các nghề thủ công đan lưới, làm rọ bắt cá, chế tạo các dụng cụ lao động từ tre, nứa. Những sản phẩm thủ công này không chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày mà còn là nguồn thu nhập thêm cho các gia đình.

Cuộc sống không có điện lưới cũng đồng nghĩa với việc giải trí và giao lưu xã hội chủ yếu diễn ra vào ban ngày hoặc dưới ánh trăng, theo phong cách đơn giản nhưng đầy màu sắc địa phương. Dù thiếu thốn về mặt vật chất, tiện nghi, nhưng có sự gần gũi với thiên nhiên, tinh thần cộng đồng gắn kết.

Một đầm nước lợ đẹp như phim ở TT-Huế la liệt con đặc sản, sao dân phàn nàn chả còn yên tĩnh?- Ảnh 2.

Mò nghêu trong đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.. Ảnh: HOA ANH

Đầm nước Lập An không còn yên tĩnh

Đầm nước mênh mang giờ đã không còn yên tĩnh. Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đã bị tô vẽ thêm bởi ham muốn của con người, dưới cái tên mỹ miều là “phát triển du lịch”. Du lịch nếu phát triển phù hợp thì đem lại thu nhập cho người dân và doanh thu cho địa phương. Nhưng ngoài những lợi ích, thì thực tế, du lịch ở khu đầm cũng xuất hiện những mảng tối.

Dãy Bạch Mã “vắt” hết nước ngọt cho đầm. Nền đất Lăng Cô vươn dài chặn ngoài vào trong khiến đầm Lập An không hòa vào biển. Nước trong đầm mãi không ngọt, và mãi cũng chẳng mặn. Và chính điều kiện pha lẫn này khiến hệ sinh thái trong đầm như món quà tặng của thiên nhiên. Đầm Lập An có sò mai, cua đá, cá dìa, cá mú lưới, cá ngát, cá hồng, cá hanh…

Đến những nhà hàng nhỏ ven đầm Lập An thường gặp những người phụ nữ mỏng mảnh, dẻo dai mà mình không ăn món gì trong nhà hàng của họ là mình đánh mất cơ hội trò chuyện tìm hiểu ẩm thực nơi này. Ốc gai hấp sả ăn với gừng. Sò méo, vẹm xanh nướng mỡ hành, hấp rau húng. Có lẽ, phải ở đây một tuần mới đủ thời gian để thưởng thức món địa phương. Các món cháo, súp hải sản ở đây được nêm nếm vừa vặn.

Nhưng nhiều người thích tiện. Hồ đầm bỗng dưng mọc lên những nhà hàng nổi. Đầm Lập An không nằm ngoài xu hướng của phát triển nóng. Ngoài ảnh hưởng cảnh quan, còn những thứ hóa chất tẩy rửa, chất thải và nhiều thứ chẳng tốt lành gì gửi tặng cho nguồn nước trong xanh. Khách hàng ào đến ào đi náo nhiệt. 

Tại đây, họ nhanh chóng được cấp dưỡng hạng xoàng, thợ nấu ăn láu cá dọn lên đĩa có ngọn, tô căng tràn… Phần thắng thuộc về nhà hàng. Phần trăm thuộc về tài xế, hướng dẫn viên. Và một phần khó chịu nào đó thuộc về đầm Lập An.

Những năm gần đây, đầm Lập An xuất hiện nhiều hộ nuôi hàu. Trên thị trường có hai loại hàu: hàu đá, hàu sữa. 

Tuy nhiên, ở đầm Lập An chỉ nuôi được hàu đá. Anh Nguyễn Văn Tường, một chủ hộ nuôi hàu trên đầm Lập An cho biết: “Hàu đá có vỏ cứng, dày, kích thước lớn hơn hàu sữa. Vỏ hàu đá thường gồ ghề, bề mặt xám đậm hoặc nâu. Hàu sữa có vỏ mỏng mịn hơn, kích thước nhỏ hơn, mầu xám nhạt so với hàu đá”.

Về chế biến hai loại hàu này, một người phụ nữ nhỏ nhắn, chủ nhà hàng Phương Diên, một nhà hàng “be bé” ở Lăng Cô, cho biết: “Hàu đá chắc và dai hơn, hương vị đậm đà, mùi thơm mạnh mẽ. Hàu đá thường được ưa chuộng khi nướng mọi, nướng phô-mai hoặc nấu cháo. Hàu sữa mềm mại, béo ngậy, có vị ngọt thanh. Hàu sữa thích hợp để ăn sống, làm sashimi hoặc nấu các món có vị nhẹ nhàng”.

Đầm Lập An nước lợ, với diện tích rộng lớn khoảng 7.100 ha, diện tích mặt nước khoảng 1.647 ha. Màu nước của đầm thay đổi theo thời gian và thời tiết, khi thì xanh biếc, khi thì ngả vàng ấm áp dưới ánh mặt trời, tạo nên một khung cảnh huyền ảo.





Nguồn: https://danviet.vn/mot-dam-nuoc-lo-dep-nhu-phim-o-tt-hue-la-liet-con-dac-san-sao-dan-phan-nan-cha-con-yen-tinh-2024072900020651.htm

Cùng chủ đề

Bình minh trên phá Tam Giang

Phá tam giang là một đầm phá nước lợ dài nhất Đông Nam Á, đầm bắt đầu từ cuối tỉnh Quảng trị cho đến cầu hai Huyện Phú lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Phá tam giang là nguồn cung cấp hải sản rất phong phú cho Người địa phương đồng thời cũng là điểm du lịch thơ mộng cho những ai yêu thiên nhiên mỗi khi đến Huế . Tác giả: Nguyễn văn Trực Tác phâm dự thi Cuộc thi ảnh...

Công bố quyết định thành lập Công an thành phố Huế

Chiều ngày 29/12, tại Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Công an long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Công an thành phố Huế và Công an quận Phú Xuân, Công an quận Thuận Hóa, Công an thị xã Phong Điền, Công an huyện Phú Lộc. Đồng chí Thượng tướng Lê Quốc Hùng- UVTW Đảng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng...

Đề xuất tên gọi thành phố Thừa Thiên Huế để tránh nhầm lẫn

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến đề xuất tên gọi là thành phố Thừa Thiên Huế để tránh nhầm lẫn với tên gọi của thành phố Huế hiện tại. Chiều 21.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) bày tỏ đồng tình với sự cần thiết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương như tờ trình của Chính phủ. Việc thành lập thành phố...

Người dân hưởng lợi gì từ siêu cống thuỷ lợi Cái Lớn

Công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé gồm hai cống ngăn mặn, một cống trên sông Cái Lớn và một cống trên sông Cái Bé kết nối thành phố Rạch Giá và vùng miệt thứ tỉnh Kiên Giang, tạo giao thông thông suốt đến tận Cà Mau. ...

Huế bắn pháo hoa tầm cao tại 4 điểm đón năm mới Ất Tỵ 2025

(Tổ Quốc) - Ngày 22/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã ban hành kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025, trong đó có hoạt động bắn pháo hoa chào mừng năm mới. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Quảng Ninh phấn đấu trồng gần 32.000ha rừng trong năm 2025

“Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 có ý nghĩa vô cùng đặc biệt khi Quảng Ninh vừa chịu ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi khiến hàng trăm nghìn hecta rừng bị thiệt hại, cần phải khôi phục. ...

Độc đáo phiên chợ “choảng nhau” càng to thì càng được may mắn ở Thanh Hóa

Thành thông lệ vào mùng 6 Tết hàng năm là người dân ở khắp nơi đổ về chợ Chuộng ở xã Đông Hoàng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa để hợp phiên chợ "mua may, bán rủi". Người dân nơi đây quan niệm năm nào ở chợ "choảng nhau" càng to thì năm đó làm ăn được nhiều may...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

Bài đọc nhiều

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Vườn trồng thứ cây cảnh đang hot, thơm khắp xóm, ông nông dân Cần Thơ nắm trong tay tiền tỷ

Với tuổi đời từ 30 - 50 năm, vườn nguyệt quế của ông Nguyễn Văn Dành (TP Cần Thơ) được uốn nắn theo dáng kiểng cổ độc đáo có tổng giá trị ước tính trên 1,5 tỷ đồng, nhiều người ngỏ ý mua nhưng không bán. ...

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Đầu xuân Ất Tỵ, tim đập chân run nghe chạm mặt rắn hổ mây chúa ở U Minh Hạ, kỳ bí về thần rừng

Chuyện về con rắn hổ mây “khổng lồ” từng xuất hiện ở đất rừng U Minh Hạ (Cà Mau) vẫn còn hằn sâu trong tâm trí nhiều người, trong đó có cả cán bộ, nhân viên kiểm lâm được chứng kiến. Nhiều chi tiết được kể lại đủ làm cho người...

Cùng chuyên mục

Yên Minh (Hà Giang): Tín dụng chính sách “đưa đường” và đảng viên đi trước

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng ở nơi đây, phải nhắc đến những đảng viên thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh

TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. Ngày 3/2, Tỉnh Đoàn...

Quảng Ninh phấn đấu trồng gần 32.000ha rừng trong năm 2025

“Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 có ý nghĩa vô cùng đặc biệt khi Quảng Ninh vừa chịu ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi khiến hàng trăm nghìn hecta rừng bị thiệt hại, cần phải khôi phục. ...

Mới nhất

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong từng quyết định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới.

Đón Xuân, rinh lộc vàng tại các Trạm Tài Lộc xuyên Việt của PNJ

Cơ hội "rinh" hàng ngàn phần quà may mắn đầu năm đang chờ đón bạn tại các Trạm Tài Lộc xuyên Việt của PNJ. Bên cạnh những ưu đãi độc quyền hấp dẫn, khách hàng còn được thưởng thức những màn trình diễn đặc sắc từ dàn “anh trai” đình đám và tham gia chuỗi hoạt động trải nghiệm thú...

Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội địa phục hồi

Vinamilk vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, doanh thu nội địa cho thấy đà phục hồi tích cực và nước ngoài có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây và hoàn thành tái định vị các sản phẩm. Vinamilk về đích năm 2024: Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội...

Mới nhất