Trang chủDi sảnMột chuyên khảo về Hội An

Một chuyên khảo về Hội An

Một chuyên khảo về Hội An được một nhà “Việt Nam học” người nước ngoài thực hiện cách đây gần 60 năm. Chuyên khảo được đánh giá là “rất công phu và nghiêm cẩn”.

Một góc Hội An. Ảnh: HUỲNH HÀ
Một góc Hội An. Ảnh: HUỲNH HÀ

Người Hoa ở Hội An

“Mấy điều nhận xét về Minh Hương xã và các cổ tích tại Hội An” là tên một khảo cứu về cộng đồng người Hoa và những công trình xây dựng của họ tại Hội An. Tác giả chuyên khảo là Giáo sư sử học Chen Ching Ho, một người gốc Đài Loan đã đến sinh sống, học tập tại Nhật và lúc này đang là Chủ tịch Ủy ban phiên dịch của Viện Đại học Huế.

Chuyên khảo dài hơn 30.000 từ với 70 trang, lần đầu tiên được đăng trên 2 số Việt Nam Khảo cổ tập san (số 1/1960 và số 3/1962). Đây là chuyên san hằng niên của Viện Khảo cổ Sài Gòn.

Nhờ “gốc tích” Đài Loan lại thông thạo nhiều ngoại ngữ nên tác giả dễ tiếp cận được nguồn tư liệu gốc tại chỗ tương đối phong phú và đa dạng, đối chiếu với nhiều nguồn sử liệu từ Trung Hoa, Nhật Bản, phương Tây để trình bày một vấn đề khó và thú vị.

Chuyên khảo gồm 5 phần. Phần I là lời mở đầu, Chen Ching Ho tập trung trình bày chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với việc cai quản những di dân Trung Hoa. Theo ông đó là chính sách ngăn cách (nhà Trần, đầu nhà Lê) và chính sách đồng hóa (Hậu Lê và các chúa Nguyễn).

Ông cũng cho rằng “dù thái độ chúa Nguyễn đối với thương gia và các di thần nhà Minh tương đối khoan hậu nhưng với bọn di dân có tánh cách tập đoàn và có võ trang thì cũng phải tìm tòi vài biện pháp đặc biệt để khống chế” (tập I, trang 5). Lý giải về chủ trương “ngăn cách” và “đồng hóa” này, Chen Ching Ho đưa ra ba nguyên nhân trong đó nhấn mạnh đến nguyên nhân mang tính “địa chính trị”.

Phần II nghiên cứu về thời điểm thành lập phố Khách và Minh Hương xã ở Hội An. Chen Ching Ho đã đối chiếu nhiều tài liệu và đi đến kết luận: “Phố Khách và phố Nhật đã tồn tại từ sơ niên thế kỷ thứ 17” (tập I, trang 12).

Còn về Minh Hương xã ông cho là “trong khoảng giữa năm 1645 và năm 1653, rất có thể mấy năm sau năm 1645, Hội An Minh Hương xã tức là Minh Hương xã đầu tiên của Việt Nam đã được sáng lập” (trang 18).

Phần III nói về các bậc “tiền hiền” của Minh Hương xã. Chen Ching Ho cũng đồng quan điểm với Nguyễn Thiệu Lâu cho rằng đó là Thập lão gồm: Khổng thái lão gia; Nhan, Dư, Từ, Chu, Hoàng, Trương, Trần, Thái, Lưu lão gia. Tuy nhiên ông bổ sung thêm Lục tính (sáu họ) và Tam gia (3 nhà) cũng như nhấn mạnh đến vai trò của Khổng thái lão gia.

Trong phần IV, Chen Ching Ho trình bày về diện tích, hành chính và thuế lệ của Minh Hương xã. Về diện tích ông cho biết quá trình mở rộng của xã từ miếng đất mua đầu tiên chỉ rộng 14 mẫu rưỡi đã lên gần 20 mẫu (1878). Phát hiện đặc biệt của ông là 10 lân thuộc nhiều địa phương ngày nay cũng trực thuộc Minh Hương xã như Trà Nhiêu, Bàn Thạch, Hà Nhuận, Việt An, Khánh Thọ, Liễu Trì, Tam Kỳ…

Về bộ máy hành chánh, đứng đầu Minh Hương xã là Cai xã. Dưới Cai xã có Hương quan, Hương lão và Hương trưởng. Về lệ thuế Chen Ching Ho cho biết thuế thân ở Minh Hương xã cao hơn các địa phương khác 25%.

Phần V viết về các miếu từ và hội quán ở Hội An. Phần này Cheng Ching Ho chỉ giới thiệu một số di tích chính như Quan Công miếu, Quan Âm tự, Cẩm Hà  và Hải Bình Nhị cung, Phúc Kiến hội quán, Trung Hoa hội quán, cầu Lai Viễn, các hội quán Quảng Triệu, Triều Châu, Hải Nam, Dương Thương… Tuy chưa đầy đủ nhưng lịch sử của các di tích này được trình bày khá rõ, cung cấp nhiều thông tin quý báu.

 

Chuyên khảo của Cheng Ching Ho được đánh giá là công trình nghiên cứu “công phu, nghiêm cẩn và đầy đủ nhất” về vấn đề này từ trước đến nay, có ý nghĩa lớn đối với việc tìm hiểu về Đô thị cổ Hội An, Di sản văn hóa thế giới.

Nhà “Việt Nam học” Chen Ching Ho

Chen Ching Ho (Trần Kinh Hòa) tự Mạnh Nghi, sinh ngày 28/9/1917 tại Đài Trung, Đài Loan. Từ nhỏ ông đến sinh sống tại Nhật Bản và tốt nghiệp Cử nhân Sử học tại Đại học Khánh Ứng ở Tokyo. Đây là đại học danh tiếng của Nhật được thành lập bởi nhà giáo dục khai sáng Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi).

Ông không những là người biết nhiều phương ngữ của Trung Hoa như  Bắc Kinh, Quảng Đông, Phúc Kiến… mà còn thông thạo nhiều ngoại ngữ như tiếng Việt, Nhật, Anh, Pháp. Sau khi tốt nghiệp cử nhân (1942) ông đến thực tập tại Trường Viễn Đông Bác cổ Hà Nội và cưới một cô vợ người Việt (bà Đặng Thị Hòa). Ông làm việc tại đây cho đến năm 1946. Từ 1946 trở đi, ông là giáo sư giảng dạy ở nhiều trường đại học thuộc nhiều nước Á – Âu như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Hoa Kỳ…

Từ 1958 đến 1965 ông được Viện Yên Kinh của Đại học Havard cử đến giúp Viện Đại học Huế trên cương vị là Chủ tịch Ủy ban phiên dịch sử liệu. Ông cũng tham gia giảng dạy ở các trường Đại học Văn khoa Huế, Đại học Văn khoa Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh và cộng tác với nhiều tạp chí nổi tiếng như Đại Học (Huế), tập san Sử Địa, Văn Hóa nguyệt san, Khảo cổ (Sài Gòn).

Nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam của ông đăng trên các chuyên san trong và ngoài nước được đánh giá cao, tiêu biểu là: Soạn niên, tài liệu và truyền bản của An Nam chí lược in trong An Nam chí lược (Đại Học, Huế – 1961); Bài khảo cứu Hải ngoại kỷ sự in trong Hải ngoại kỷ sự (Đại Học, Huế – 1963);

Dịch và chú thích Thành trì chí trong Gia Định thành thông chí (Đại Học – Huế); Việt Nam Đông Kinh địa phương chí đặc xưng “Kẻ” (Đại học văn sử triết học báo, Đài Loan, 1950); Ngũ đại Tống sơ chi Việt Nam – Trung Việt văn hóa luận (Đài Bắc, 1956); Cấn Trai Trịnh Hoài Đức, kỳ nhân kỳ sự;

Thừa Thiên Minh Hương xã Trần Thị chánh phả (Đông Nam Á nghiên cứu chuyên san, Hồng Kông, 1964); Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả chú thích (Văn sử triết học báo, Đài Loan, 1956); Phố và nền thương nghiệp của người Hoa ở Hội An thế kỷ 18 (Tân Á học báo, Hương Cảng, 1960); Khảo về tác giả và nội dung sách Quốc sử di biên  (Trung văn Đại học Tân Á nghiên cứu sở, Hồng Kông, 1965)…

Năm 1966 ông lấy bằng Tiến sĩ Sử học tại Đại học Khánh Ứng với luận án nghiên cứu về tác phẩm An Nam dịch ngữ.

Khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, Chen Ching Ho luôn đứng trên quan điểm khách quan của một nhà sử học chân chính tôn trọng sự thật lịch sử, bài xích tư tưởng “nước lớn” về phương diện chính trị và văn hóa.

Chen Ching Ho được đánh giá là “một nhà Đông phương học, một nhà Việt Nam học xuất sắc đã để lại nhiều công trình khảo cứu sử liệu rất có giá trị cho nền sử học Việt Nam đặc biệt cho giới nghiên cứu cổ sử Việt Nam và cổ sử Đông Nam Á” (Nguyễn Văn Đăng, Về hoạt động của nhà Đông phương học Trần Kinh Hòa 1917 – 1995. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1/2012).

Ông mất ngày 19/11/1995.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/mot-chuyen-khao-ve-hoi-an-3129134.html

Cùng chủ đề

Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiện

Esketamine là một đồng phân của chất Ketamine – một chất hướng thần, đã được đưa vào danh mục kiểm soát tại số thứ tự 40 trong danh mục III của Nghị định số 57/2022/NĐ-CP. Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiệnEsketamine là một đồng phân của chất Ketamine – một chất hướng thần, đã được đưa vào danh mục kiểm soát tại số thứ tự 40 trong danh mục...

Phát hiện nhóm “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” có cả trẻ em ở Quảng Nam

(NLĐO) – Nhóm 9 người gồm 5 nữ, 3 nam và 1 trẻ em ở tỉnh Quảng Nam tụ tập sinh hoạt tôn giáo trái phép vừa bị phát hiện, xử lý. ...

Cùng nhiễm một loại hóa chất

37 học sinh Tuyên Quang trong vụ ngộ độc thuốc diệt chuột điều trị tại Hà Nội có nước tiểu dương tính với hóa chất fluoroacetate, một số trẻ bị tổn thương não, ảnh hưởng chức năng tim. ...

Xóa tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do thanh niên 30 tuổi cầm đầu

Công an vừa bắt quả tang và xử lý một tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do 1 nam thanh niên 30 tuổi làm trưởng nhóm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngày 24/1, Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc liên quan đến một tụ điểm sinh hoạt "Hội thánh Đức Chúa trời mẹ" trên địa bàn. Trước đó, khoảng 19h40 tối 21/1,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dấu xưa trên vùng đất An Bang

Vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm, cư dân ấp An Bang làng Thanh Hà xưa (nay là khối An Bang, phường Thanh Hà, TP.Hội An) long trọng tổ chức lễ tế xuân, cầu an đầu năm nhằm tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã dày công khai mở và phát triển xóm ấp ngày thêm rạng rỡ. Sau nghi thức lễ tế trang nghiêm theo cổ truyền, phần hội luôn rôm rả những tích xưa, chuyện cũ về...

“Đêm phố cổ” đi qua một phần tư thế kỷ

Sản phẩm du lịch “Đêm phố cổ” tồn tại và phát triển đến nay vừa tròn chặng đường 25 năm. “Đêm phố cổ” đã định vị được thương hiệu lớn với du khách nhưng cần chỉn chu, đổi mới để giữ được sức hút lâu dài. “Thắp lửa” cho di sản văn hóa thế giới Tháng 8/1998, UBND thị xã Hội An lúc đó đã ban hành Quyết định số 336 phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phục hồi Ngày phố...

Trưng bày ảnh “Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An – 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị”

Từ ngày 29/11 đến 9/12, tại di tích đình Hội An (số 27 Lê Lợi) sẽ diễn ra hoạt động trưng bày ảnh với nội dung “Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An - 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị”. Sự kiện do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì thực hiện nhằm chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được...

Nỗi lo di tích nhà cổ Hội An

Hội An còn hàng chục di tích trong phố cổ đã xuống cấp, có nguy cơ hư hại do mưa lũ nhưng vẫn chưa thể hạ giải trùng tu. Ông Phạm Phú Ngọc – Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết, nhằm triển khai công tác phòng chống lụt bão cho các di tích trong khu phố cổ, từ tháng 6/2024, đơn vị đã chủ động phối hợp các địa phương,...

Hội An vào tốp 5 điểm đến tại châu Á có chi phí hợp lý nhất dành cho dân du mục kỹ thuật số

Đô thị cổ Hội An và TP.Đà Nẵng vừa được chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Hoa Kỳ) đưa vào tốp 5 điểm đến dành cho dân du mục kỹ thuật số có chi phí hợp lý nhất tại châu Á năm 2025. Theo đó, Travel Off Path nhận định, Hội An là vùng đất có sự giao thoa văn hóa, đặc sắc và là đô thị sở hữu nhiều tiệm cà phê với không gian thư...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc 2025 cho công dân Việt Nam

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc dành cho ứng viên Việt Nam gồm nông - lâm - ngư nghiệp, chuyển đổi số, giáo dục, công nghệ thông tin (chỉ dành cho người khuyết tật), môi trường, biến đổi khí hậu... ...

Thiên thạch cổ đại lớn gấp 4 lần núi Everest đã mang sự sống đến trái đất?

Một thiên thạch cổ đại có kích thước lớn gấp 4 lần núi Everest đã gây ra đợt sóng thần lớn chưa từng...

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất...

Mới nhất