Trang chủChính trịNgoại giaoMối đe dọa với đồng USD là có thật, BRICS mới là...

Mối đe dọa với đồng USD là có thật, BRICS mới là thế lực nắm quyền quyết định trật tự tài chính toàn cầu?

Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) có thể nắm quyền quyết định trong trật tự tài chính toàn cầu, khiến Mỹ và phương Tây phải ngồi ghế sau?

Mối đe dọa với đồng USD là có thật, BRICS mới là thế lực nắm quyền quyết định trật tự tài chính toàn cầu. (Nguồn: Watcher)
Mối đe dọa với đồng USD là có thật, BRICS có thể là thế lực nắm quyền quyết định trật tự tài chính toàn cầu? (Nguồn: Watcher)

Đối mặt với một khối BRICS ngày càng quyết đoán trong việc phản đối quyền bá chủ của phương Tây, chuyên gia tài chính Robert Kiyosaki, tác giả nổi tiếng của cuốn sách bán chạy nhất thế giới “Rich Dad, Poor Dad_Cha giàu, cha nghèo” đã lưu ý rằng, đồng USD của Mỹ có khả năng đang dần tiến gần đến “điểm thụt lùi”.

Mọi thứ trở nên tồi tệ với đồng bạc xanh?

Đồng USD đã phải đối mặt với phong trào phi USD hóa ngày càng gia tăng trên quy mô toàn cầu. Kết hợp với cuộc khủng hoảng kinh tế đang nhen nhóm trong nội bộ nền kinh tế số 1 thế giới, nó có thể gây nên một cơn bão hoàn hảo đối với vị thế bá chủ của đồng bạc xanh.

Nhóm BRICS đã kiên quyết ủng hộ lập trường chống lại đồng USD trong mọi chính sách của mình. Điều đó đã dẫn đến việc tăng cường thúc đẩy phổ biến các đồng tiền quốc gia thành viên trong giao dịch, đưa nhóm này tiến gần hơn đến một thế giới đa cực.

Khi Hội nghị thượng đỉnh thường niên năm 2024 của BRICS đang đến rất gần (10/2024), có thể sẽ có những diễn biến nhằm phi USD hóa lớn hơn nữa. Điều đó đặc biệt đúng khi hệ thống thanh toán BRICS được thông tin là sắp chính thức ra mắt.

Khối BRICS đã đạt được mức tăng trưởng chưa từng có trong năm qua. Không chỉ mở rộng thành viên từ 5 lên 9 quốc gia, với trọng tâm là giảm sự phụ thuộc của phương Tây vào kinh tế, khối này đã chứng kiến ​​nhiều nền kinh tế trên thế giới tìm cách tăng cường hợp tác. Đây là xu hướng không thể tốt hơn đối với nhóm và rất đáng lo ngại đối với phương Tây.

Thảo luận về tình hình kinh tế Mỹ, chuyên gia tài chính hàng đầu Robert Kiyosaki không nói bóng gió mà đi thẳng vào vấn đề rằng, một cuộc khủng hoảng kinh tế có nguy cơ xảy ra và đồng bạc xanh đang có xu hướng giảm đáng kể. Ông nói rằng, kinh tế Mỹ hiện đang bên bờ “một cuộc khủng hoảng”, với nhiều khía cạnh khác nhau đang đẩy nhanh quá trình này và đến lúc các ngân hàng bắt đầu đóng cửa chỉ là vấn đề thời gian, nếu mọi thứ không sớm thay đổi.

Giới quan sát cho rằng, nhận định của tác giả “Rich Dad, Poor Dad” có thể liên quan đến đế chế tài chính truyền thống của Mỹ -một đế chế vốn được thúc đẩy bởi vị thế dự trữ toàn cầu của đồng USD. Với mục tiêu đối lập của BRICS và xu hướng một số nhóm kinh tế khác đều hướng tới vị thế thống trị đó, không thể phủ nhận được rằng, sẽ có những thay đổi nhất định trong tương lai.

Trên thực tế, các hoạt động của BRICS đang gây rắc rối cho dự trữ USD từ mọi hướng, sau khi Nhà Trắng áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vào năm 2022. Liên minh kinh tế này đã tích lũy vàng trong hai năm qua và đa dạng hóa dự trữ của ngân hàng trung ương bằng kim loại quý. Tính trong 18 tháng qua, các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế đang phát triển đã kết hợp mang về 800 tấn vàng. Chỉ riêng trong 15 tháng qua, Trung Quốc đã mua thêm 225 tấn vàng.

Nga, Trung Quốc và Ấn Độ nằm trong số những nước mua vàng nhiều nhất, góp phần đẩy giá kim loại quý lên cao nhất mọi thời đại. “Tính đến thời điểm hiện tại, các ngân hàng trung ương đã mua ròng 800 tấn, cao hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái”, theo báo cáo Hội đồng Vàng thế giới (WGC). Hiện tượng này dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong dự trữ đồng USD, vì BRICS và một số nền kinh tế khác đang thay thế đồng bạc xanh bằng vàng trong các ngân hàng trung ương của họ.

Dữ liệu mới nhất cho thấy, dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương tính bằng đồng tiền của Mỹ đã giảm xuống còn 58,2% vào năm 2024. Đây là mức thấp nhất được ghi nhận, kể từ năm 1995 – khi BRICS và các nước đang phát triển khác bổ sung vàng và các loại tiền tệ quốc gia khác vào dự trữ của ngân hàng trung ương.

Một hiện tượng mới đang diễn ra là các loại tiền tệ dự trữ phi truyền thống đang tìm đường vào ngân hàng trung ương của BRICS và các nước đang phát triển. Song song với đó, nhiều ngân hàng trung ương đang cắt giảm dần dự trữ bằng đồng USD và thay thế bằng vàng để đa dạng hóa. Báo cáo của IMF chỉ ra rằng, “các loại tiền tệ dự trữ phi truyền thống” đang là sự thay thế chính cho đồng USD và Euro.

Do đó, nếu vàng chiếm ưu thế trong dự trữ tại ngân hàng trung ương của các quốc gia BRICS, đồng USD chắc chắn phải đối mặt với thâm hụt. Sự sụt giảm mạnh trong dự trữ cho thấy, xu thế phi USD hóa có thể thực sự khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với đồng bạc xanh. Vì vậy, các nền kinh tế mới nổi có thể nắm quyền quyết định trong trật tự tài chính toàn cầu, khiến Mỹ và phương Tây phải ngồi ghế sau.

Mối đe dọa tiềm tàng đối với đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ thống trị thế giới cũng vừa được Nasdaq cảnh báo vào đầu tháng này, rằng một loại tiền tệ BRICS có thể dẫn đến sự sụt giảm đáng kể nhu cầu đối với đồng bạc xanh, đẩy nhanh quá trình phi USD hóa.

Phi USD hóa – Tổng thống Nga Putin nói gì?

Tại Tuần lễ Năng lượng Nga tuần trước, Tổng thống Nga Putin đã xác nhận, nhóm các nền kinh tế BRICS đang tích cực xây dựng hệ thống thanh toán và quyết toán độc lập, có khả năng được bảo đảm bằng vàng, nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và định hình lại động lực tài chính toàn cầu. Sáng kiến ​​này cũng nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc vào các cấu trúc tài chính phương Tây như SWIFT – nơi mà Nga đã bị ngắt kết nối do các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Hiện Nga đã chuyển sang sử dụng tiền tệ quốc gia trong giao dịch với nhóm BRICS—Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, cùng với các thành viên mới là Iran, Ai Cập, Ethiopia và UAE. Tổng thống Putin nhấn mạnh, hệ thống thanh toán còn nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa các thành viên BRICS, tạo ra một nền tảng để các quốc gia thành viên có thể tiến hành ngoại thương hiệu quả mà không cần dựa vào đồng USD hoặc Euro.

Kết quả là, tỷ trọng đồng Ruble của Nga trong thương mại quốc tế của nước này đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, chiếm 39,4% tổng thương mại vào năm 2023. Con số này đánh dấu mức tăng gấp ba lần so với năm 2021, dự kiến còn mở rộng hơn nữa khi Nga tiếp tục tăng cường quan hệ với các quốc gia BRICS.

Hiện tại, thay vì thiết lập một loại tiền tệ chung ngay lập tức, BRICS đang tập trung vào việc phát triển một nền tảng dựa trên blockchain có tên là Nền tảng thanh toán đa phương (BRICS Bridge). Hệ thống sáng tạo này sẽ kết nối các mạng lưới tài chính của các quốc gia thành viên, cho phép thanh toán thông qua các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).

BRICS Bridge được thiết kế để trở thành giải pháp thay thế cho SWIFT (do Mỹ và EU thống trị), cung cấp giải pháp thanh toán xuyên biên giới độc lập, an toàn và tiết kiệm chi phí.

Điện Kremlin hình dung hệ thống này là giải pháp trung lập về mặt chính trị và tiên tiến về mặt công nghệ, đáp ứng nhu cầu của cả doanh nghiệp và cá nhân tại các quốc gia BRICS. Hệ thống này cũng sẽ cung cấp một vùng đệm quan trọng cho các quốc gia phải đối mặt với mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây.

Trong khi, BRICS Bridge là kế hoạch trước mắt, các cuộc thảo luận nhóm đang diễn ra cũng đang đề cập việc tạo ra một loại tiền tệ chung cho toàn nhóm. Loại tiền tệ chung này sẽ được neo 40% vào vàng và 60% vào một rổ tiền tệ quốc gia của các thành viên BRICS. Mục tiêu là tạo ra một công cụ ổn định và phổ biến cho thương mại, có thể chuyển đổi thành bất kỳ loại tiền tệ quốc gia nào, giúp tách biệt hơn nữa khỏi đồng USD.

Tuy nhiên, theo nhà lãnh đạo Nga, việc triển khai loại tiền tệ này vẫn là một dự án dài hạn, ước tính có thể phải đến năm 2030 mới triển khai đầy đủ. Trong thời gian chờ đợi, các thành viên BRICS sẽ tiếp tục giảm lượng đồng USD nắm giữ, đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia tích cực nhất trong việc đa dạng hóa dự trữ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/moi-de-doa-voi-dong-usd-la-co-that-brics-moi-la-the-luc-nam-quyen-quyet-dinh-trat-tu-tai-chinh-toan-cau-288801.html

Cùng chủ đề

USD “chợ đen” quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay 23/03/2025, tỷ giá USD, tỷ giá USD/VND, chỉ số DXY, giá đồng USD hôm nay, tỷ giá USD hôm nay, dự báo tỷ giá USD... Đồng USD tăng nhẹ so với đồng EUR vào phiên giao dịch vừa qua, hướng tới mức tăng tuần đầu tiên trong tháng này, khi các nhà đầu tư chốt lời từ đợt tăng giá gần đây của đồng EUR. Tỷ giá USD...

Tỷ giá USD hôm nay 20/03/2025: Đồng USD tăng giá

Tỷ giá USD hôm nay 20/03/2025, tỷ giá USD, tỷ giá USD/VND, chỉ số DXY, giá đồng USD hôm nay, tỷ giá USD hôm nay, dự báo tỷ giá USD... Đồng USD tăng giá trên diện rộng, phục hồi từ mức thấp nhất trong nhiều tháng khi các nhà giao dịch chú ý đến kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang vào cuối ngày để tìm manh mối về lộ trình lãi suất...

Đồng USD chạm đáy, nhân dân tệ bay cao sau khi ông Trump nắm quyền

Giá trị đồng USD so với các ngoại tệ tiêu biểu tụt xuống mức thấp nhất trong 5 tháng qua, trong khi đồng euro và đồng nhân dân tệ cùng tăng giá. Theo Hãng tin Reuters, giá trị đồng USD sáng 17-3 ở gần...

Giá USD chưa phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay 17/03/2025, tỷ giá USD, tỷ giá USD/VND, chỉ số DXY, giá đồng USD hôm nay, tỷ giá USD hôm nay, dự báo tỷ giá USD... Trên thế giới, chỉ số USD Index - thước đo sức mạnh của USD so với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) không biến động nhiều so với sáng qua, ở mức 103,72. Đây là mức thấp nhất của đồng bạc...

Đồng loạt điều chỉnh giảm

Tỷ giá USD hôm nay 13/03/2025, tỷ giá USD, tỷ giá USD/VND, chỉ số DXY, giá đồng USD hôm nay, tỷ giá USD hôm nay, dự báo tỷ giá USD... Đồng USD tăng giá so với các loại tiền tệ chính bao gồm đồng Yen và đồng Franc Thụy Sĩ vào thứ Tư khi dữ liệu cho thấy lạm phát chậm lại mặc dù căng thẳng thương mại toàn cầu cho thấy mối lo ngại về...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

‘6 điều hơn’ trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản sau 50 năm thiết lập quan hệ

Điểm lại những dấu mốc và thành quả lớn trong 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản với nhiều bước tiến vượt bậc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, có "6 điều hơn": Tình cảm sâu sắc hơn; sự chân thành được cảm nhận rõ hơn; tin cậy cao hơn; hiệu quả và thực chất hơn; hợp tác ngày càng mở rộng hơn về phạm vi, quy mô; ngày càng hiểu nhau và yêu quý nhau...

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam tham dự cuộc họp Ủy ban thường trực lần thứ 41 và Hội đồng kinh doanh...

Phát huy vai trò là Ủy viên Ủy ban thường trực ICAPP liên tục trong nhiều nhiệm kỳ vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tham gia và có nhiều đóng góp tích cực vào việc triển khai các mục tiêu của ICAPP.

Phát hiện “củ cà rốt” hữu ích trong đàm phán, Bắc Kinh có những “cây gậy” nào?

Giống như trong các tranh chấp trước đây, Trung Quốc có vẻ đang chuẩn bị một loạt hành động để trừng phạt Liên minh châu Âu (EU) vì áp thuế đối với ô tô điện. Cuộc điều tra chống bán phá giá thịt lợn từ EU là minh chứng có điều này.

“đôi cánh” cho doanh nghiệp Quảng Ninh bay xa

Quảng Ninh đã và đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế liên quan đến thực thi và khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để hỗ trợ doanh nghiệp "mở cửa" tới các thị trường xuất khẩu trên khắp thế giới.

Bội thu từ dầu khí, thấy động lực tích cực bền vững, thâm hụt ngân sách tăng hơn 38%

Bộ Tài chính Nga thông tin, doanh thu từ dầu khí đạt 5,698 nghìn tỷ Ruble, tăng 68,5% so với cùng kỳ năm ngoái, phần lớn là do giá dầu tăng.

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 phút ngày 24.04.2025

Hà Nội, ngày 24.04.2025, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 24 tháng 04 năm 2025 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp...

Tuổi trẻ VIMC vinh dự nhận bằng khen của Đoàn Thanh niên Chính phủ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 18/4, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025. Đoàn Thanh niên VIMC được trao tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai Tháng Thanh niên năm 2025. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ Lại...

Bộ giải pháp chuyển đổi số của VNPAY ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2025 với danh hiệu sản phẩm xuất sắc

Mới đây, hai giải pháp công nghệ do VNPAY phát triển là Nền tảng ký văn bản và hợp đồng điện tử VNeDOC và Giải pháp định danh trực tuyến VNPAY eKYC được trao danh hiệu “Sản phẩm xuất sắc” tại Giải thưởng Sao Khuê 2025. VNeDOC – Quản lý và ký kết văn bản, hợp đồng điện tử...

Ứng dụng AI không nên tự phát mà cần cộng hưởng để tạo ra giá trị lớn

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA trong khuôn khổ buổi trao đổi làm việc với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp...

Mới nhất