Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcMở ra không gian sáng tạo cho nhà khoa học

Mở ra không gian sáng tạo cho nhà khoa học

Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đặt khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển đất nước.

Điều này không chỉ thể hiện sự công nhận mà còn khích lệ, động viên giới trí thức, nhà khoa học tự hào và ý thức trách nhiệm cao hơn, tạo động lực để tiếp tục nỗ lực nghiên cứu và sáng tạo, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển quốc gia.

Nghị quyết số 57-NQ/TW với các cam kết về cơ chế, chính sách ưu tiên như tăng cường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và thúc đẩy hợp tác giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu.

Đặc biệt, việc chấp nhận rủi ro và đầu tư mạo hiểm trong nghiên cứu khoa học sẽ cho phép các nhà khoa học mạnh dạn khai phá những ý tưởng và hướng đi mới.

Nghị quyết cũng mở ra không gian sáng tạo cho giới trí thức, nhà khoa học nắm bắt cơ hội lớn trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo, dữ liệu lớn và chuyển đổi số.

Nghị quyết số 57-NQ/TW khẳng định, để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính; nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, để trở thành nhân tố then chốt, giới trí thức, nhà khoa học cần tiếp tục chủ động, sáng tạo, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật kiến thức mới. Quan trọng nhất là hướng các nghiên cứu của mình vào những vấn đề thực tiễn mà đất nước đang cần như: Sử dụng hợp lý tài nguyên, phòng tránh thiên tai và bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, an ninh lương thực và phát triển bền vững và nhiều lĩnh vực khác,…

Bên cạnh đó, việc truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho thế hệ trẻ qua giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu là rất cần thiết. Điều này không chỉ giúp lan tỏa tinh thần yêu khoa học mà còn thúc đẩy khát vọng sáng tạo trong cộng đồng. Đồng thời, các nhà khoa học cần tích cực tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, trở thành cầu nối giữa khoa học và các cơ quan hoạch định chính sách. Điều này giúp các chính sách được xây dựng trên cơ sở khoa học, sát với thực tiễn và có tính khả thi.

Đồng quan điểm: Các nhà khoa học cần có sự chuyển mình để đáp ứng mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 57-NQ/TW, Cục trưởng Sở hữu trí tuệ Lưu Hoàng Long cho rằng, Nghị quyết là ý chí của Đảng, Nhà nước về phát triển đất nước thông qua con đường khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, cho nên đòi hỏi tất cả các cấp, các ngành phải hoạt động đồng bộ. Thể chế sẽ được giải quyết tương đối nhanh, toàn diện, vấn đề còn lại là con người sẽ phải thay đổi để đáp ứng tình hình mới. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy việc đưa các sáng chế vào phát triển kinh tế-xã hội một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, một số đơn vị nghiên cứu đã có những định hướng để triển khai Nghị quyết.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đức Lợi, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST, Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, thời gian tới, Viện sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ cho phép triển khai các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp, theo những kinh nghiệm đã thành công ở Hàn Quốc, phù hợp với tiến trình phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam hiện nay. Theo đó, Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) đã cử các chuyên gia xuất sắc của Viện đồng hành cùng doanh nghiệp.

Thông qua quá trình làm việc, các chuyên gia nắm bắt toàn bộ quy trình sản xuất, qua đó xác định những bất cập, hạn chế liên quan đến công nghệ, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Sau đó lập báo cáo cho các nhóm nghiên cứu chuyên ngành của Viện để cải tiến, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động.

Với mô hình này, chỉ trong vòng 2 năm, với sự tham gia của 89 nhà nghiên cứu, Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đã hỗ trợ được 110 công ty và năng suất lao động được tăng lên rất cao. Đến nay, mỗi năm Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc hỗ trợ trung bình 50 công ty theo chương trình ủy thác của Chính phủ.

Một mô hình khác là hỗ trợ chuyển giao, làm chủ và nội địa hóa công nghệ. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đức Lợi, vào thập niên 80 của thế kỷ 20, các doanh nghiệp Hàn Quốc nhập khẩu hơn 580 công nghệ từ các quốc gia tiên tiến với chi phí lên đến hàng trăm triệu USD.

Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, các hợp đồng nhập khẩu này thường bất lợi, gây khó khăn cho doanh nghiệp và lãng phí ngoại tệ quốc gia. Để giải quyết vấn đề này, Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đã tham gia hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, hướng dẫn, đánh giá tính khả thi để quản lý và làm chủ công nghệ, sau đó cùng doanh nghiệp nội địa hóa công nghệ. Kinh nghiệm này, có thể áp dụng trong điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.

Hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam xác định một số nội dung trọng tâm thực hiện như tiếp tục rà soát và tổ chức lại bộ máy; tăng cường giải pháp khai thác nguồn lực đầu tư; thay đổi năng lực quản trị trong các đơn vị và tập trung quản trị các sản phẩm khoa học và công nghệ để bảo đảm chất lượng và khả năng ứng dụng của các sản phẩm nghiên cứu trong thực tiễn. Để thực hiện những nội dung nêu trên, các cơ quan, tổ chức cần bố trí công việc hợp lý, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ phát huy tối đa năng lực của mình.

Nhiều nhà khoa học cho rằng, Nghị quyết số 57-NQ/TW đã đánh giá đúng vai trò của khoa học, công nghệ trong sự phát triển của đất nước, được giới khoa học đón nhận. Nghị quyết này sẽ mở đầu cho công cuộc tháo gỡ những cản trở để khoa học, công nghệ phát triển và đóng góp thật sự cho sự phát triển của đất nước.

Vấn đề quan trọng là cần thay đổi nhận thức, hiểu rõ được khoa học, công nghệ hiện nay đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, từ đó có giải pháp tháo gỡ quyết liệt và xây dựng lại hệ thống các tổ chức nghiên cứu khoa học tinh gọn, cũng như có cơ chế phù hợp để hệ thống hoạt động hiệu quả.





Nguồn: https://nhandan.vn/mo-ra-khong-gian-sang-tao-cho-nha-khoa-hoc-post858269.html

Cùng chủ đề

Kiến tạo hệ sinh thái y tế mới, khai mở thị trường tỷ USD

Trong bối cảnh mô hình bệnh tật tại Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển giao, GS-BS. Nguyễn Thu Anh, Viện trưởng Viện Đại học Sydney Việt Nam cho rằng, TP.HCM cần tập trung vào 3 trụ cột để tái định hình hệ sinh thái mới cho ngành y tế, bao gồm phát triển và ứng dụng công nghệ trong y tế, đẩy mạnh công nghệ sinh học, sản xuất và xuất khẩu thực phẩm chức năng. Trong bối cảnh...

VIDEO: Kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Mỹ

(NLĐO)- Đại sứ Marc Knapper và Tổng lãnh sự Susan Burns nêu bật quan hợp tác Mỹ-Việt Nam nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. ...

Mỹ hạn chế trực thăng trên bầu trời thủ đô Washington sau thảm họa hàng không lịch sử

Ngày 31/1, Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã hạn chế các chuyến bay trực thăng gần sân bay quốc gia Reagan Washington sau thảm họa hàng không khiến 67 người thiệt mạng đêm 29/1.

Ngoài áo dài, chị em nên chọn set áo gấm bắt mắt

Áo gấm với họa tiết bắt mắt được các sao Việt ưu ái khi xuất hiện vào dịp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo quản thức ăn thừa để tránh tác động lên hệ tiêu hóa của người cao tuổi

NDO - Người cao tuổi thường mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, tiêu hóa…, vì vậy cần chú ý chế độ dinh dưỡng và bảo quản thức ăn thừa để tránh bệnh tái phát nặng trong ngày Tết.  Bảo đảm sức khỏe cho người cao tuổi dịp Tết Trong dịp Tết Nguyên đán, có nhiều vấn đề dinh dưỡng mà chúng ta nên chú ý cho người cao tuổi: Ăn uống đúng giờ, tuyệt đối...

Thúc đẩy công nghệ cơ khí và tự động hóa

Hiện nay, công nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của cả nước. Do đó, việc tìm “đòn bẩy” khoa học và công nghệ nhằm phát triển lĩnh vực chủ lực này đang được Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương triển khai. Xác định rõ những khó khăn cần tìm giải pháp tối ưu, Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc...

10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết

NDO - Với người bệnh tiểu đường, nếu lựa chọn nạp vào cơ thể dư thừa thực phẩm ngày Tết, sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ về mặt sức khỏe. Tết là dịp để đoàn tụ gia đình, thưởng thức các món ăn ngon và tận hưởng không khí sum vầy. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm là vô cùng quan trọng để duy trì mức đường huyết...

Du lịch Đà Nẵng bội thu nghìn tỉ

NDO - Theo Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tổng thu du lịch ước đạt 1.887 tỷ đồng, tăng 19,4% so với kỳ nghỉ năm 2024. Cụ thể, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 ước đạt hơn 469.000 lượt, tăng 16,7% so với kỳ nghỉ năm 2024 (tăng 3,2% so với báo cáo trước...

Khu du lịch Núi Thần Tài Đà Nẵng rộn ràng lễ hội dân gian

NDO - Trong không khí của xuân mới ấm áp, Khu du lịch Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài Đà Nẵng đón du khách thập phương đến du xuân, trẩy hội đầu năm và tham gia các hoạt động lễ hội dân gian vui tươi, hấp dẫn. Đi cùng gia đình từ Thủ đô Hà Nội vào Đà Nẵng đón năm mới, chị Phan Ngọc Oanh chia sẻ: “Lướt mạng xã hội thì thấy...

Bài đọc nhiều

DeepSeek bị tấn công mạng, ngừng cho đăng ký người dùng mới

Gây tiếng vang với mô hình AI giá rẻ, DeepSeek của Trung Quốc ghi nhận nhanh chón làn sóng người dùng mới muốn trải nghiệm sản phẩm "ngon, bổ, rẻ" nhưng vừa hứng chịu cả các cuộc tấn công mạng. Trong thông báo cuối...

Cây cầu dài nhất thế giới

Trung QuốcCầu Đan Dương - Côn Sơn là siêu công trình dài kỷ lục, chạy qua sông hồ, đầm lầy và các thành phố. Cầu Đan Dương - Côn Sơn nhìn từ trên cao. Ảnh: Wikimedia Những cây cầu tồn tại ở đủ hình dạng và kích thước, từ cầu treo dài nhất thế giới nối châu Âu và châu Á, tới cây cầu đan từ bộ rễ sống ở Ấn Độ. Tuy nhiên, cầu Đan Dương - Côn Sơn...

10 xu hướng công nghệ trong năm 2025

6. Mạng 5GMạng 5G tiếp tục được triển khai trên toàn cầu, tạo ra một cơ sở hạ tầng kết nối nhanh và đáng tin cậy, có thể cung cấp tốc độ truyền tải và độ trễ thấp...

DeepSeek chỉ đạt 17% độ chính xác, thua xa đối thủ phương Tây

Trong bài kiểm tra của một tổ chức xếp hạng độ tin cậy lớn, AI Trung Quốc DeepSeek chỉ đạt 17% độ chính xác, xếp thứ 10/11 trong các chatbot AI được đánh giá. Theo Hãng tin Reuters, ngày 29-1 (giờ địa phương), tổ...

Cá voi sát thủ lấy bánh lái sau khi tấn công du thuyền

Tây Ban NhaĐàn cá voi sát thủ tập trung vào bánh lái của du thuyền và đuổi theo nạn nhân vào tận bờ trong cuộc tấn công trên eo biển Gibraltar. Cá voi sát thủ lấy bánh lái sau khi tấn công du thuyền Cá voi sát thủ chơi đùa với mảnh vỡ từ bánh lái du thuyền. Video: Catamaran Guru Những con cá voi sát thủ tấn công một du thuyền ở eo biển Gibraltar cắn rời hai bánh lái...

Cùng chuyên mục

Đài Loan cảnh giác với ứng dụng DeepSeek

Đài Loan vừa cấm những người làm việc trong khu vực công và trong các cơ sở hạ tầng quan trọng sử dụng DeepSeek của Trung Quốc, cho rằng ứng dụng này có thể gây nguy hiểm cho an ninh hòn đảo. Theo Hãng...

Nga phát triển công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Một nhóm nhà khoa học ở Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU), Nga đã phát triển phương pháp bào chế vi nang nhằm đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Công nghệ này còn làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, thành phần...

Ông Trump gặp CEO Nvidia, thảo luận về DeepSeek của Trung Quốc

Ngày 31-1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp ông Jensen Huang, giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới Nvidia, tại Nhà Trắng. Hãng tin Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Thúc đẩy công nghệ cơ khí và tự động hóa

Hiện nay, công nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của cả nước. Do đó, việc tìm “đòn bẩy” khoa học và công nghệ nhằm phát triển lĩnh vực chủ lực này đang được Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương triển khai. Xác định rõ những khó khăn cần tìm giải pháp tối ưu, Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc...

Vì sao chúng ta chưa gặp được người ngoài hành tinh?

(NLĐO) - "Mọi người đâu rồi?" câu nói của vật lý lỗi lạc Enrico Fermi hồi thế kỷ 19 đã tóm tắt "nghịch lý Fermi" trong cuộc tìm kiếm người ngoài hành tinh. ...

Mới nhất

Trồng san hô dưới đáy biển: Những ‘thợ vườn’ của đại dương

Nhiều rạn san hô tại vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) bị ảnh hưởng bởi tác động của tự nhiên và con người, bằng sự trăn trở, tình yêu thiên nhiên, nhiều bạn trẻ đã bắt tay vào việc tái tạo, phục hồi san hô. ...

Phát hiện lợi ích bất ngờ của gãi ngứa

Nghiên cứu mới phát hiện việc gãi ngứa kích hoạt phản ứng miễn dịch, giúp bảo vệ da khỏi các nhiễm trùng có hại. Điều này mở ra hướng điều trị mới cho bệnh nhân ngứa mạn tính. ...

Đài Loan cảnh giác với ứng dụng DeepSeek

Đài Loan vừa cấm những người làm việc trong khu vực công và trong các cơ sở hạ tầng quan trọng sử dụng DeepSeek của Trung Quốc, cho rằng ứng dụng này có thể gây nguy hiểm cho an ninh hòn đảo. ...

Chiêm bái tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á

Mùng 4 Tết, du khách đã đến chùa Minh Đức (nằm trên núi Thiên Mã, Quảng Ngãi). Nơi đây có tượng Phật Quan Âm cao 125 m, được cho là cao nhất Đông Nam Á hiện nay. ...

Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra tại sân bay Long Thành

Trưa 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đến công trường sân bay Long Thành chúc Tết, động viên công nhân và các nhà thầu đang thi công. Đây là lần thứ 6 Thủ tướng Phạm Minh Chính tới công trường sân bay Long Thành trong 3 năm qua. ...

Mới nhất