Trang chủKinh tếNông nghiệpMở ra không gian cho những làng quê đáng sống

Mở ra không gian cho những làng quê đáng sống


Phó Trưởng ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương: Mở ra không gian cho những làng quê đáng sống - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã mở ra không gian cho nhiều địa phương nỗ lực cố gắng để trở thành những làng quê đáng sống. Ảnh: T.L

Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã mở ra không gian cho nhiều địa phương nỗ lực cố gắng để trở thành những làng quê đáng sống.

Từ Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đều nhấn mạnh đến việc coi trọng đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư nông thôn, xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Ông đánh giá như thế nào về những tác động của các Nghị quyết đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam?

-Có thể thấy, Từ Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thì mục tiêu quan trọng nhất vẫn là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn, coi người dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới; nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, trên cơ sở tình hình thực tế mà Đảng ta có những định hướng mang tính chiến lược cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đó chính là nền tảng, cơ sở để mở ra không gian cho nông nghiệp, nông thôn phát triển, trở thành những làng quê đáng sống.

Chúng ta có thể thấy, Nghị quyết 26-NQ/TW đặt mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.

Tiếp đó, qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, trong bối cảnh tình hình mới có nhiều thay đổi với những cơ hội và cả thách thức mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 19-NQ/TW với quan điểm là: Bảo đảm phát triển hài hoà giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền, địa phương; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hoá theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Những quan điểm của Nghị quyết 26 và sau này là Nghị quyết 19 là kim chỉ nam, vạch ra con đường phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn đến năm 2030, đồng thời đưa ra tầm nhìn mang tính thời đại, hướng đến năm 2045.

Phó Trưởng ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương: Mở ra không gian cho những làng quê đáng sống - Ảnh 2.

Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban điều hành làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Lào Cai về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW và kết luận số 82-KL/TW về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Trong ảnh: Đoàn công tác khảo sát hoạt động của một doanh nghiệp ở địa phương. Ảnh: Báo Lào Cai.

Ông đánh giá như thế nào về sự thay đổi của nông nghiệp, nông dân, nông thôn sau quá trình triển khai các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời gian qua?

– Tôi cho rằng, từ Nghị quyết 26 đến Nghị quyết 19, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc cả về chất và lượng, nhiều nơi ở nông thôn thực sự là những “vùng quê đáng sống” khi khoảng cách phát triển ngày càng thu hẹp với đô thị với kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại, đồng bộ, môi trường xanh, sạch, đẹp.

Nông nghiệp tiếp tục phát triển cả về quy mô, trình độ sản xuất với mức tăng trưởng khá cao, chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh cao, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và khẳng định nông nghiệp là lợi thế quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế, đặc biệt là vào những thời điểm kinh tế khó khăn như lúc đại dịch Covid-19. Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng top đầu thế giới về xuất khẩu nông sản, đặc biệt là gạo, cà phê, thủy sản, đồ gỗ…

Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực với công nghiệp, dịch vụ ngành nghề nông thôn phát triển mạnh; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt.

Vừa qua, các địa phương cũng đã tiến hành đánh giá kết quả sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 19. Các báo cáo cho thấy, sau khi Nghị quyết được ban hành, cấp ủy các địa phương đều đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, quán triệt và triển khai đồng bộ, quyết liệt và đã đạt được kết quả quan trọng. Ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, khẳng định vị thế quan trọng, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và xuất khẩu tiếp tục tăng cao với nhiều mặt hàng đứng nhóm đầu thế giới. Sản xuất kinh doanh nông nghiệp phát triển theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học – công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu với nhiều mô hình nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ, giảm phát thải hiệu quả.

Theo tôi, một trong những điểm nhấn ấn tượng nhất chính là những thay đổi trong chính tư duy sản xuất của người nông dân. Người nông dân đã quan tâm hơn đến liên kết, ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến và thương mại nông sản; chú trọng xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản; đa dạng hóa các hình thức kinh doanh. Bây giờ không hiếm để gặp hình ảnh những nông dân livestream bán hàng trên mạng internet hay điều khiển sản xuất chỉ qua một chiếc điện thoại thông minh. Đó là hình ảnh “nông dân văn minh” trong lòng một “nông thôn hiện đại” mà vẫn giàu bản sắc văn hóa truyền thống mà Nghị quyết 19 đề cập đến.

Phó Trưởng ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương: Mở ra không gian cho những làng quê đáng sống - Ảnh 3.

Hình ảnh “nông dân văn minh” trong lòng một “nông thôn hiện đại” mà vẫn giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Trong ảnh: Ông Nguyễn Văn Hữu, xã Thanh Hải (Lục Ngạn, Bắc Giang) phát triển mô hình du lịch sinh thái. Ảnh: Nguyễn Chương.

Để ngày càng có nhiều “làng quê đáng sống”, hình thành một thế hệ “nông dân văn minh”, theo ông, các cấp ngành, địa phương cần ưu tiên những giải pháp gì?

– Theo tôi, giải pháp mang tính bao trùm phải là giải quyết đồng bộ quá trình phát triển theo định hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, trong đó yếu tố quyết định đến sự thành công của thực hiện nghị quyết là nhóm giải pháp: Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn.

Làm sao để nông dân và cư dân nông thôn thực sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa. Đây là nhóm nhiệm vụ, giải pháp được đặt ở vị trí ưu tiên.

Để nâng cao năng lực làm chủ của nông dân và cư dân nông thôn cần tăng cường giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ, quản lý sản xuất kinh doanh, nhận thức, hiểu biết về pháp luật; xây dựng văn hóa, nếp sống văn minh, có khả năng làm chủ công nghệ trong sản xuất, chế biến, thương mại và làm giàu từ phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn.

Bên cạnh đó, để có thêm nhiều làng quê đáng sống thì việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa nông thôn là rất cần thiết, bởi quá trình đô thị hóa có thể mang lại một diện mạo mới cho nông thôn nhưng cái gì là những nét đẹp, là hồn cốt văn hóa của dân tộc, là cội nguồn thì phải được tiếp tục bảo tồn, phát huy. Và tôi nghĩ, đó mới là điều mà các Nghị quyết của Đảng muốn hướng đến để nông thôn thực sự là “chốn đi về”.

Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Phó Trưởng ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương: Mở ra không gian cho những làng quê đáng sống - Ảnh 4.

 





Nguồn: https://danviet.vn/pho-truong-ban-dieu-hanh-ban-kinh-te-trung-uong-nguyen-duy-hung-mo-ra-khong-gian-cho-nhung-lang-que-dang-song-20240807113456015.htm

Cùng chủ đề

trao bằng công nhận cho 4 xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, những năm qua, huyện Thanh Oai đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, Chương trình số 02 của Huyện uỷ về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông...

Huyện An Minh (Kiên Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Kiên Giang có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện An Minh tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về kinh tế và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. * Quán triệt sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông...

Hải Dương – Tỉnh thứ 5 trong toàn quốc hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Dễ dàng nhận thấy trên toàn tỉnh Hải Dương các công trình được xây dựng khang trang hơn và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Theo thống kê từ Sở Nông nghiệp & Môi trường Hải Dương, tính đến ngày 30/12/2024 toàn tỉnh có 100% các xã đã đạt chuẩn NTM; 65/151 xã (đạt 43%) được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 19/151 xã (đạt 12,6%) được công nhận đạt chuẩn...

Mù Cang Chải (Yên Bái): Ra khỏi huyện “trắng” về nông thôn mới

Mù Cang Chải là địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền huyện Mù Cang Chải đã quan tâm, dành nhiều nguồn lực, huy động sự chung tay của toàn xã hội và nội lực của người dân địa phương để xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, đến nay, Mù Cang Chải đã ra khỏi huyện "trắng" về nông thôn mới.Những năm gần đây, tại huyện miền núi...

Ngày Đoàn viên cùng Chủ nhật xanh chung tay vì thành phố xanh

Ngày Đoàn viên hôm 23-3 cùng ngày Chủ nhật xanh được các bạn trẻ TP.HCM làm nhiều việc để tuổi trẻ chung tay xây dựng thành phố xanh, sạch và xây dựng nông thôn mới. Tại công trình khơi thông dòng chảy rạch Bồ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Cà phê Việt Nam không chỉ được biết đến về sản lượng đứng trong top đầu thế giới, mà còn tạo dựng được nét văn hóa cà phê rất riêng của người Việt. Hương vị cà phê Việt ngày càng bay cao, bay xa với những thương hiệu lớn như Cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, NesCafe… đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho nước nhà. Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, để...

Quảng Nam: Sau 10 năm lên phường

Những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng phường...

Một thời rẻ như cho, nay 2 loại cây trồng “cũ” này đang mang tiền mới về cho nông dân Đắk Nông

Hàng chục ngàn hộ nông dân Đắk Nông đang đón niềm vui cùng với nông dân các tỉnh Tây Nguyên khi những tháng đầu năm 2025, giá cà phê, hồ tiêu khá cao. ...

Huyện Phúc Thọ hoàn thành đạt và vượt 7 chỉ tiêu phát triển năm 2024

Theo UBND huyện Phúc Thọ, năm 2024, UBND TP Hà Nội giao địa phương thực hiện 18 chỉ tiêu. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2021 - 2025, Nghị quyết HĐND huyện giao 22 chỉ tiêu, tăng 4 chỉ tiêu so với TP giao. Tính đến tháng 6/2024, UBND huyện đã hoàn thành đạt và vượt 7 chỉ tiêu. Cụ thể là: tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn...

Loại rau rừng Tây Bắc ngon, sạch, lạ muốn đọc phải uốn lưỡi 2 lần, quý như nhân sâm của người Việt

Lá lồm, hay còn gọi là lá giang, không chỉ là một vị thuốc nam quý báu của núi rừng Tây Bắc mà còn là một loại rau - nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Từ những...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

MISA bắt tay cùng đối tác Mỹ, thúc đẩy giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường “khó tính”

Ngày 28/4/2025, Công ty Cổ phần MISA chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Công ty LUQRA (Mỹ) nhằm đẩy mạnh việc triển khai giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường...

LỢI NHUẬN TĂNG 5,6% TRONG NĂM 2024, SABECO ĐẶT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG 8% TRONG NĂM 2025

TP.HCM – 24/04/2025, tại Đại hội Cổ đông Thường niên 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã công bố kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2024 vừa qua trên nhiều phương diện. Kết quả này có được nhờ bước đi chiến lược và nỗ lực bền...

VIMC đặt niềm tin vào thế hệ trẻ chuyển đổi trong kỷ nguyên mới – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập VIMC, ngày 18/4, Đoàn Thanh niên VIMC tổ chức Chương trình Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị với đoàn viên thanh niên, với chủ đề: “Tác động của chuyển đổi – chuyển đổi xanh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa...

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa...

Mới nhất