Trang chủDestinationsLai ChâuMở hướng đi từ làng nghề truyền thống

Mở hướng đi từ làng nghề truyền thống


Các làng nghề truyền thống không chỉ đóng góp về mặt kinh tế mà còn là những kho tàng văn hóa phong phú. Trong bối cảnh giao lưu hội nhập thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay, những cách tiếp cận mới với nguồn di sản văn hóa giàu tiềm năng kinh tế này chắc chắn sẽ thu hút du khách trong và ngoài nước, đem tới cho họ trải nghiệm thú vị đồng thời kích thích họ quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

Ảnh: Khách du lịch quốc tế thích thú với trải nghiệm làm sơn mài. Ảnh: THU HẰNG

Khách du lịch quốc tế thích thú với trải nghiệm làm sơn mài. Ảnh: THU HẰNG

Chỉ với từ 70 đến 300 nghìn đồng, du khách nước ngoài đã có cơ hội trải nghiệm cảm giác trở thành một người làm gốm, chạm vào bàn xoay, tự tay vuốt, nặn và tạo hình, thả men truyền thống trên gốm, rồi hồi hộp đợi nung, hay được hướng dẫn tìm hiểu và thử làm một nghệ nhân sơn mài trong vòng hai giờ đồng hồ và cầm luôn sản phẩm theo về…

“Vui chơi ra sản phẩm”

Đây là “slogan” của họa sĩ Trần Công Dũng, người đã nhiều năm duy trì xưởng sơn mài với đa dạng sản phẩm mỹ nghệ, trang trí tại làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín), cách trung tâm TP Hà Nội chừng 16 km. Đây hiện là nơi duy nhất trong làng nghề cung cấp dịch vụ tìm hiểu và trải nghiệm với kỹ thuật làm sơn mài của Việt Nam. Ý tưởng này đến từ một công ty chuyên khai thác nguồn khách du lịch từ nước Pháp, họ đã gặp anh và cùng bàn thảo cách thức hiện thực hóa từ năm 2015.

Mỗi sản phẩm sơn mài truyền thống đều trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, như bó hom vóc, tạo hình, gắn vỏ trứng, vàng quỳ, bạc quỳ, các nguyên liệu tạo mầu khác, trang trí, mài… Công đoạn nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm và tay nghề cao của người thợ. May mắn là ở làng nghề như Hạ Thái, cả làng là một dây chuyền sản xuất khép kín, mỗi hộ/nhóm họ phụ trách một hoặc một vài công đoạn. Chính vì thế, anh Dũng có điều kiện phát triển ý tưởng đặc sắc này.

Trong vòng hai giờ đồng hồ, khách sẽ được làm quen với tấm vóc vuông hoặc tròn, có kích thước cạnh hoặc đường kính là 20 cm. Sau khi nghe giới thiệu về sơn mài Việt Nam, khách sẽ trải nghiệm với việc gắn vỏ trứng lên tấm vóc. Họa sĩ hướng dẫn khách dùng bút lông quệt sơn keo vào phần cần được gắn vỏ trứng, lấy vỏ trứng đặt lên rồi dùng đầu ngón tay ấn nhẹ, đợi cho keo se khô rồi dùng búa cỡ nhỏ gõ cho vỏ trứng bám chặt hơn, vụn dần ra. Cứ thế, trong không khí riêng có của làng nghề sơn mài với mùi sơn bảng lảng khắp thôn xóm, giữa tiếng búa lách cách vui tai, du khách cứ tỉ mẩn, kiên nhẫn từng chút một để cuối cùng, một bức sơn mài nhỏ xinh hình con cú mèo tinh anh, cận cảnh bông hoa hồng ấn tượng, đôi mèo đuôi cong duyên dáng… hiện ra và được cầm theo tay về nhà.

Giàu tiềm năng phát triển

Cho đến nay, mô hình này được nhiều công ty du lịch kết hợp làm cùng anh Dũng, góp phần tạo thêm công việc cho các xưởng sản xuất trong làng nghề. Hiện tại, mô hình đã được nhân rộng tới Hội An – điểm đến du lịch hấp dẫn khách quốc tế. “Nhưng thú vị hơn là ngày càng có nhiều khách nội địa đến với xưởng. Nhất là các học sinh. Có lần, một trường phổ thông đưa học sinh đến xưởng trải nghiệm. Cô giáo trong đoàn tâm sự, trước đây mỗi lần tổ chức cho các em trải nghiệm thực tế, chỉ biết đưa ra đồng ruộng tập cấy cày, phát sinh nhiều yếu tố không an toàn. Từ khi biết đến xưởng sơn mài ở làng nghề truyền thống, các em rất hào hứng trải nghiệm vì bản thân các em được tự tay làm và mang sản phẩm về” – Anh Dũng cho biết.

Mô hình để khách du lịch trải nghiệm với nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã và đang được nhân rộng ở làng nghề gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Khách cũng được làm quen với các công đoạn tạo hình đồ gốm trên bàn xoay hoặc tự tay tạo hình theo cách riêng. Có xưởng còn cải tiến rút ngắn thời gian nung gốm để khách có thể được mang đồ về trong ngày; trong khoảng thời gian đợi, họ có thể đi tham quan nhiều điểm khác trong làng. Điều thú vị tương tự như ở xưởng sơn mài của họa sĩ Trần Công Dũng là giờ đây, trong số người mong muốn được trải nghiệm làm gốm Bát Tràng, không chỉ có du khách nước ngoài mà người Việt Nam, nhất là giới trẻ và các em thiếu nhi ngày một đông đảo hơn.

Cả nước hiện có gần ba nghìn làng nghề với 53 nhóm nghề, trong đó có rất nhiều sản phẩm có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm, cùng với đó là những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc, di sản…, mang đến tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Trong mối quan hệ cộng sinh, nếu tất cả các bên từ người làng nghề, truyền thống làng nghề, du khách, các công ty lữ hành… cùng chung tay chia sẻ các mô hình kích thích tiêu dùng sản phẩm với phong phú các trải nghiệm thức thời cho khách tham quan trong và ngoài nước, không chỉ tạo ra lợi nhuận, những hoạt động đó sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững của làng nghề truyền thống trong dòng chảy của đời sống đương đại.



Source link

Cùng chủ đề

Dự báo giá vàng ngày mai 06/02/2025: Phá kỉ lục mới

Dự báo giá vàng ngày mai 06/02/2025: Giá vàng miếng tăng 2,2 triệu đồng/lượng chỉ trong 3 ngày, leo lên mốc cao nhất trong năm nay và đang hướng đỉnh 92 triệu. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá...

Gỡ khó vật liệu đất san lấp cho cao tốc Biên Hòa

Hiện nay nhu cầu vật liệu san lấp cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu và Vành đai 3 TP.HCM qua Đồng Nai vẫn rất lớn. Do đó, địa phương đang phối hợp với các đơn vị liên quan đến sớm hỗ trợ các đơn vị khai thác đất đắp nền. ...

Tác phẩm ‘Nhạn và Hải âu Kiên Giang’ mang ý nghĩa đất lành chim đậu

85 tác phẩm ảnh ‘Nhạn và Hải âu Kiên Giang’ của tác giả Trần Lam được triển lãm ngày 5-2 đã ghi lại nhiều vũ khúc, nhịp điệu của nhạn và hải âu trong cuộc sống tự nhiên, mang ý nghĩa đất lành chim đậu ở vùng đất biển Kiên Giang. ...

Công bố lịch thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025

Các đợt thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 15-3 đến 18-5, thí sinh bắt đầu đăng ký ca thi từ ngày 23-2. Bài thi HSA được thí sinh thực hiện trên...

Đại Lộc phát động phong trào thi đua chuyển đổi số năm 2025

Ngày 5/2, UBND huyện Đại Lộc (Quảng Nam) ban hành kế hoạch phát động phong trào thi đua “Chuyển đổi số trên địa bàn huyện Đại Lộc năm 2025”. Phong trào thi đua với chủ đề: “Đoàn kết, kỷ cương, thi đua tăng tốc, bứt phá, về đích, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Thông qua phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

OCOP Tân Uyên phát huy thế mạnh, đặc trưng của địa phương

(BLC) - Từ những ngày đầu bối rối với quy trình sản xuất, hoàn thiện hồ sơ OCOP, đến nay huyện Tân Uyên đã có 25 sản phẩm OCOP được chứng nhận, trong đó có 24 sản phẩm đạt 3 sao và 1 sản phẩm đạt 4 sao. Các sản phẩm đa dạng thể hiện thế mạnh, đặc trưng của địa phương và làm nên thương hiệu mang tên OCOP Tân Uyên. Tân Uyên được biết đến là địa phương...

Thêm một đỉnh Đỗ quyên tuyệt vời nhất Lai Châu cho du khách ưa khám phá

Lai Châu đã hình thành thương hiệu với 6/10 đỉnh núi cao, đẹp, đáng khám phá đối với du khách. Và để nhiều người chưa leo núi vẫn có thể thỏa mãn đam mê của mình, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch PU Lai Châu cùng đội ngũ porter của tỉnh Lai Châu đã tổ chức khảo sát, gắn chóp đỉnh Đỗ quyên cao 2.619m. Đây được coi là đỉnh Đỗ quyên đẹp nhất không chỉ của...

Thác Nậm Lúc – ‘Dải lụa’ mềm giữa đại ngàn Tây Bắc

Tọa lạc ở bản Nậm Lúc 2, xã Phăng Sô Lin (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), thác Nậm Lúc mang trong mình vẻ đẹp mềm mại và huyền bí, hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng đối với mỗi du khách muốn khám phá Lai Châu. Thác Nậm Lúc nhìn từ xa như một bức tranh thiên nhiên huyền diệu Cách trung tâm huyện Sìn Hồ - Lai Châu khoảng hơn 40km, thác Nậm Lúc nằm sâu trong khu...

Hạn Khuống, nơi kết tụ hồn xưa

Cùng với múa xòe và làn điệu khắp, Hạn Khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống rất độc đáo, được lưu truyền qua nhiều đời của người Thái vùng Tây Bắc, và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các cặp trai gái hát giao duyên trên sàn trong sinh hoạt Hạn Khuống. HẠN KHUỐNG theo tiếng Thái là "sàn sân", nghĩa là một cái sàn được dựng ngoài sân...

Hội nghị tập huấn công tác đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin năm 2023

(BLC) - Ngày 11/8, Tiểu ban An toàn, An ninh mạng tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh năm 2023.Đồng chí Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban Thường trực An toàn, An ninh mạng tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị còn có các đồng...

Bài đọc nhiều

Phân luồng giao thông tạm thời phục vụ thi công khắc phục sạt lở nền, mặt đường do mưa lũ gây ra tại huyện...

(BLC) - UBND tỉnh Lai Châu vừa ban hành Thông báo số 85/TB-UBND về việc phân luồng giao thông tạm thời phục vụ thi công khắc phục vị trí sạt lở nền, mặt đường do mưa lũ gây ra tại Km41+800/ĐT.129, địa phận huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đến nay, Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo đơn vị thi công khắc phục tạm thời lưu thông 1 làn xe. Theo đó, để đảm bảo an toàn...

Người chiến thắng nỗi đau

(BLC) - Thiếu may mắn khi cơ thể bị khuyết tật, nhưng chị Phàng Thị Phương, sinh năm 1975 ở tổ dân phố số 7, phường Đoàn Kết (thành phố Lai Châu) không vì thế mà buông xuôi, phó mặc cho số phận. Thay vào đó, chị Phương luôn nỗ lực, vươn lên trong cuộc sống.Sau nhiều lần hỏi thăm chúng tôi cũng tìm đến được nhà chị Phương, căn nhà nhỏ, nằm sâu trong ngõ ở tổ...

Khai giảng lớp truyền dạy ẩm thực dân tộc Giáy

(BLC) - Tối 7/8, UBND thành phố Lai Châu tổ chức khai giảng lớp truyền dạy ẩm thực dân tộc Giáy gắn với điểm du lịch cộng đồng bản San Thàng tại nhà văn hóa bản San Thàng (xã San Thàng). Dự khai giảng có các đồng chí lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Lai Châu; UBND xã San Thàng, các giảng viên và 25 học viên là người dân tộc Giáy sinh sống...

Đảm bảo an toàn cho người dân trong vùng nguy cơ sạt lở

Hiện đang là cao điểm của mùa mưa, vì vậy, các cấp, ngành huyện Tân Uyên tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân trong vùng nguy cơ sạt lở di chuyển đến nơi ở mới, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản. Đồng thời, xây dựng kế hoạch sắp xếp dân cư, lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ cho các hộ dân trong vùng nguy cơ sạt lở phải di chuyển,...

Chủ động ngăn chặn sâu bệnh hại lúa

(BLC) -Thời gian gần đây, các loại sâu bệnh gây hại lúa có xu hướng phát triển mạnh, diễn biến sâu bệnh tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn và bà con nông dân trên địa bàn thành phố Lai Châu đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm kịp thời ngăn chặn sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại lúa.Vụ mùa năm nay, các xã, phường trên địa bàn...

Cùng chuyên mục

Thác Tác Tình – Viên ngọc quý của Lai Châu Hiện bản thảo

Nằm ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc hoang sơ, thác Tác Tình như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp, cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Với độ cao ấn tượng và dòng nước đổ xuống mạnh mẽ, thác Tác Tình tạo nên một khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ.

Động Thiên Đường – Pusamcap Tây Bắc đệ nhất động

Theo tiếng Thái “Pu Sam Cáp” có nghĩa là ba quả núi lớn chồng lên nhau. Pu Sam Cáp là tên gọi dãy núi đá vôi dạng địa hình karst, được hình thành từ kỷ nguyên kiến tạo. Quần thể hang động Pu Sam Cáp nằm men theo đường tỉnh lộ 129 đi cao nguyên Sìn Hồ, cách trung tâm thị xã Lai Châu chừng 6km về phía Tây trên độ cao 1.700m so với mực nước biển. Đường...

Thêm một đỉnh Đỗ quyên tuyệt vời nhất Lai Châu cho du khách ưa khám phá

Lai Châu đã hình thành thương hiệu với 6/10 đỉnh núi cao, đẹp, đáng khám phá đối với du khách. Và để nhiều người chưa leo núi vẫn có thể thỏa mãn đam mê của mình, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch PU Lai Châu cùng đội ngũ porter của tỉnh Lai Châu đã tổ chức khảo sát, gắn chóp đỉnh Đỗ quyên cao 2.619m. Đây được coi là đỉnh Đỗ quyên đẹp nhất không chỉ của...

Thác Nậm Lúc – ‘Dải lụa’ mềm giữa đại ngàn Tây Bắc

Tọa lạc ở bản Nậm Lúc 2, xã Phăng Sô Lin (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), thác Nậm Lúc mang trong mình vẻ đẹp mềm mại và huyền bí, hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng đối với mỗi du khách muốn khám phá Lai Châu. Thác Nậm Lúc nhìn từ xa như một bức tranh thiên nhiên huyền diệu Cách trung tâm huyện Sìn Hồ - Lai Châu khoảng hơn 40km, thác Nậm Lúc nằm sâu trong khu...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người

NDO - Sau 3 ngày tổ chức với nhiều hoạt động hấp dẫn, phong phú, chiều 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu tổng kết bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người lần thứ I và Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2023 . Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu trao...

Mới nhất

TẠO CHỖ, “XÂY TỔ” CHO NHÂN LỰC TINH GIẢN

Kì 1: Phát biểu gợi mở của Tổng Bí thư Tô Lâm và vấn đề bức thiết khi tinh gọn bộ máy Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển thị trường lao động thể hiện tính...

Mối lo bệnh dại và vũ khí ngăn chặn hiệu quả

Đi chúc Tết đầu năm, bé trai bị chó cắn với thương tích nghiêm trọng. Các chuyên gia lo ngại về tâm lý chủ quan của những người nuôi chó đã gây nguy hiểm cho cộng động Đi chúc Tết đầu năm, bé trai bị chó cắn với thương tích nghiêm trọng. Các chuyên gia lo ngại về tâm lý...

4 tư thế yoga hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả

  Tư thế góc nghiêng một bên (Utthita Parsvakonasana) Giúp kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên lưng dưới. Tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và chân. Cách thực hiện: Đứng thẳng, bước chân phải lên trước, hạ thấp đầu gối phải tạo góc 90 độ. Đặt tay phải xuống sàn hoặc lên đùi phải, tay trái vươn qua đầu. Giữ tư...

Mới nhất