Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMở học kỳ hè, rút ngắn thời gian học ĐH

Mở học kỳ hè, rút ngắn thời gian học ĐH


NHIỀU TRƯỜNG CHUYỂN TỪ 2 HỌC KỲ SANG 3 HỌC KỲ/NĂM

Trước năm 2021, việc tổ chức đào tạo của các trường ĐH thực hiện theo Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ với mỗi năm có 2 học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Ngoài 2 học kỳ chính, hiệu trưởng các trường xem xét quyết định tổ chức thêm một học kỳ phụ để sinh viên (SV) có điều kiện được học lại, học bù hoặc học vượt. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi.

Tuy nhiên, quy chế đào tạo trình độ ĐH năm 2021 quy định mỗi năm có 2 hoặc 3 học kỳ chính với tổng số tối thiểu 30 tuần lên lớp. Ngoài các học kỳ chính, cơ sở đào tạo có thể tổ chức thêm học kỳ phụ. Từ quy định này, nhiều trường ĐH đã tổ chức lại chương trình đào tạo, thay vì chỉ có 2 học kỳ chính như trước đây thì chuyển thành 3 học kỳ chính, và thay vì nghỉ hè 8 – 12 tuần thì SV sẽ chỉ còn nghỉ hè khoảng 2 tuần, hoặc có thời gian nghỉ khoảng 1 tuần giữa các học kỳ tùy vào kế hoạch học tập của mỗi trường.

Mở học kỳ hè, rút ngắn thời gian học ĐH- Ảnh 1.

Sinh viên sẽ tận dụng được thời gian nghỉ hè để học và tham gia thị trường lao động chỉ sau 3 – 3 năm rưỡi

TS Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho biết: “Từ năm học 2022 – 2023, một năm học có khoảng 52 tuần thì trường chia làm 3 học kỳ. Đến năm học 2023 – 2024, trường chia thành 3 học kỳ gồm 2 học kỳ dài và một học kỳ ngắn. Tháng 8 là tháng kết thúc mọi hoạt động học tập của SV để chuẩn bị cho năm học mới. Như vậy khoảng thời gian chuyển tiếp giữa 2 năm học là 1 tháng. Cách tổ chức này giúp các khoa bố trí các học phần có tính chất đặc thù một cách phù hợp nhằm giúp người học sắp xếp kế hoạch học tập một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, những SV có tiến độ học tập lệch so với lộ trình đào tạo chuẩn (học vượt, học trả nợ) có thể tận dụng học kỳ 3 này để ưu tiên thực hiện kế hoạch học tập phù hợp”.

Tại Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, từ khóa 2021, trường cũng tổ chức giảng dạy 3 học kỳ/năm học. Năm thứ nhất, SV chưa quen với môi trường ĐH nên học kỳ 3 chỉ học giáo dục quốc phòng. Vào năm 2 và năm 3, SV sẽ được học 3 học kỳ/năm. Mỗi học kỳ gồm 12 tuần học và 2 – 3 tuần thi. SV được nghỉ tết 2 tuần và nghỉ hè 2 tuần. Năm 4, SV chỉ học 1 học kỳ (chủ yếu là đi thực tập và một vài học phần tốt nghiệp), sau đó sẽ được xét tốt nghiệp để ra trường.

Từ năm 2022, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng thiết kế chương trình đào tạo một năm học gồm 3 học kỳ thay vì 2 như trước đó. Tuy vậy trường vẫn sắp xếp kế hoạch học tập hợp lý để đảm bảo thời gian cho SV nghỉ tết, nghỉ hè, các ngày nghỉ theo quy định của nhà nước. Việc này được thông báo từ đầu năm học nên SV có thể chủ động cho kế hoạch học tập và kế hoạch cá nhân.

Trong khi đó, Trường ĐH Gia Định bắt đầu áp dụng chương trình đào tạo 3 năm/8 học kỳ từ năm 2018 đến nay, với năm 1, SV học 2 học kỳ, 2 năm còn lại mỗi năm 3 học kỳ. Theo TS Mai Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh – truyền thông của trường, trong thời gian tới, trường chuyển sang hệ thống đào tạo theo tín chỉ nên thời gian học còn có thể rút ngắn hơn nữa nếu SV có lộ trình học tập cụ thể, rõ ràng.

SỚM THAM GIA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Chia sẻ về những thuận lợi khi tổ chức mỗi năm 3 học kỳ, tiến sĩ Võ Văn Tuấn cho rằng khối lượng học tập của mỗi học kỳ trong năm học sẽ được giảm tải do số học phần của năm học được phân bổ cho 3 học kỳ thay vì 2 học kỳ như trước đây.

Tại học kỳ 3, trường sẽ ưu tiên cho các học phần doanh nghiệp, thực tập nghề nghiệp tránh ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo chung với các học phần khác trong cùng một học kỳ. Lợi ích lớn nhất, theo tiến sĩ Tuấn là người học có năng lực học tập tốt có thể hoàn thành chương trình đào tạo và tốt nghiệp sớm.

Mở học kỳ hè, rút ngắn thời gian học ĐH- Ảnh 2.

Nhiều trường tổ chức 3 học kỳ/năm giúp sinh viên rút ngắn thời gian học tập

Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Giám đốc Trung tâm truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng nhận định: “Thời gian đào tạo các ngành cử nhân sẽ được rút ngắn từ 4 năm xuống còn 3 năm rưỡi và SV sẽ tốt nghiệp sớm so với học 2 học kỳ/năm. Nhờ vậy, các em sẽ tăng cơ hội tiếp cận công việc, đơn vị tuyển dụng, sớm tham gia vào thị trường lao động. Ngoài ra, khi chia nhỏ nhiều học kỳ dẫn đến số lượng học phần trong mỗi học kỳ sẽ giảm, SV chủ động hơn trong việc đăng ký học phần và kiểm soát tốt quá trình học các môn học; có thêm thời gian để đăng ký học lại, học vượt khi có nhu cầu. Chưa kể việc này giúp thuận lợi hơn trong việc chuẩn bị học phí”.

Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Vũ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, việc rút ngắn thời gian học tập ĐH là xu thế tất yếu ở VN và nhiều nước. Tuy rút ngắn thời gian học còn 3 năm rưỡi nhưng SV vẫn được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng như chương trình học 4 năm.

“Trước đây, do nghỉ hè khá dài nên SV bỏ lỡ một khoảng thời gian quý giá. Rút ngắn thời gian học tập, các SV tốt nghiệp sớm có được việc làm sớm hơn 6 tháng so với trước đây. Theo kết quả học tập của SV khóa 2021 của trường, trong đợt xét tốt nghiệp sắp tới có một số em được cấp bằng cử nhân chỉ sau đúng 3 năm học”, PGS-TS Vũ chia sẻ.

TS Mai Đức Toàn cũng cho hay khảo sát đầu vào 3 năm gần đây cho thấy có đến 65% SV chọn trường là vì thời gian học rút ngắn còn 3 năm. “Trong lúc bạn bè trường khác còn đang nghỉ hè, SV của trường sẽ tận dụng thời gian này để học tập và nhờ thế hoàn thành chương trình sớm hơn, có thêm cơ hội cạnh tranh việc làm cũng như cơ hội học cao hơn trước bạn bè một năm”, TS Toàn nhìn nhận. 

Rèn các kỹ năng để đạt hiệu quả học tập

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng khi học 3 học kỳ/năm học, thời gian được nghỉ giữa các học kỳ trong năm học ít hơn, do đó thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung lưu ý SV cần trang bị một số kỹ năng để đạt kết quả học tập tốt và đảm bảo tiến độ tốt nghiệp. Nhất là kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch dài hạn/ngắn hạn, chọn lọc và sắp xếp thứ tự ưu tiên và kỹ năng chịu áp lực công việc…

“Cân bằng được thời gian nghỉ ngơi và thời gian học tập, giữa việc học tập với những hoạt động ngoại khóa phát triển kỹ năng và năng khiếu cá nhân, giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn không chỉ giúp SV dễ dàng làm chủ quãng đời SV của mình, mà còn có thể xây dựng bản lĩnh, sự tự tin khi bước vào môi trường làm việc thực tế sau khi ra trường”, thạc sĩ Dung cho hay.

Học kỳ phụ cho SV học vượt, cải thiện điểm

Phần lớn các trường ĐH công lập vẫn chưa tổ chức mỗi năm 3 học kỳ mà vẫn giữ 2 học kỳ chính và một học kỳ phụ (học kỳ hè) như các trường: Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Bách khoa TP.HCM, Ngân hàng TP.HCM, Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Công nghiệp TP.HCM, Công thương TP.HCM, Nông Lâm TP.HCM…

Theo đó, học kỳ phụ này là không bắt buộc. SV có nhu cầu sẽ đăng ký các học phần học chậm tiến độ ở học kỳ chính, hoặc học lại các học phần chưa đạt, hoặc để cải thiện điểm, hay học vượt các học phần có ở học kỳ sau. PGS-TS Nguyễn Văn Thụy, Trưởng phòng Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết hằng năm, học kỳ phụ của trường có khoảng 700 – 800 SV đăng ký học.

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM bắt đầu học kỳ hè từ giữa tháng 6, tổng số lượng SV đăng ký học vượt và cải thiện điểm khoảng 10.000 em.




Nguồn: https://thanhnien.vn/mo-hoc-ky-he-rut-ngan-thoi-gian-hoc-dh-185240603180320481.htm

Cùng chủ đề

Trường ĐH Ngân hàng TP HCM mở 4 ngành mới

(NLĐO)- Năm 2025, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM sử dụng 4 phương thức xét tuyển vào các chương trình đào tạo trong nước ...

Mùng 10, còn ‘mùng’ có còn Tết?

Kỳ nghỉ Tết đã qua, nhịp sống đã trở lại bình thường. Nhiều người lao động đã quay lại nhà máy, nhiều đơn vị đã hoạt động trở lại song sẽ vẫn còn tâm lý "còn mùng là còn Tết". Có nên không? ...

Nhiều trường cho sinh viên học trực tuyến, nghỉ Tết thêm 3 tuần

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều trường đại học triển khai dạy học trá»±c tuyến từ 1-3 tuần đầu nhằm giảm tình trạng ùn tắc khi sinh viên về quê và trở lại trường. Theo thông báo mới nhất của trường Đại học Sư phạm TP.HCM, sinh viên toàn trường tiếp tục được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ đến hết ngày 9/2. Từ ngày 10/2, sinh viên bắt đầu học kỳ II theo hình thức học trực tuyến.Từ...

Năm 2025, Bộ Giáo dục-Đào tạo đặt mục tiêu đạt 220 sinh viên trên 1 vạn dân

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra 15 nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch năm 2025 của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước. ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực số cho người học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT quy định Khung năng lực số cho người học, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/3/2025. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Áo sơ mi trắng, món đồ ‘quốc dân’ mà nàng nào cũng nên có

Áo sơ mi trắng dễ dàng chiếm trọn cảm tình của mọi cô nàng nhờ sự đa năng,...

Làm mới tủ đồ từ 5 gợi ý đơn giản nhưng sang xịn

Hãy áp dụng những gợi ý này để làm mới tủ đồ hiệu quả bởi vì đây cũng...

Chìm tàu cá ngoài khơi Hàn Quốc, có thuyền viên Việt Nam

Báo Korea Times ngày 9.2 thông báo một tàu cá chở 14 thuyền viên chìm ngoài khơi bờ biển phía nam Hàn Quốc, khiến ít nhất 4 người chết và 6 người mất tích. ...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cả bốn thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đều chịu thua bài toán lớp 5

Câu đố của chÆ°Æ¡ng trình Đường lên đỉnh Olympia này chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải bó tay. Câu đố trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia với nội dung như sau: "Một con cá có đuôi nặng 150 gam, đầu cá nặng bằng đuôi cộng nửa thân, thân nặng bằng đầu cộng đuôi. Hỏi con cá nặng bao nhiêu gam?"Thí sinh Tấn Sang đối diện với câu hỏi trên đã cho đáp án là 400 gam nhưng không...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Cùng chuyên mục

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 54

Dưới đây là một số gợi ý của Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thiện bài dự thi của mình. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy định học sinh có được nghỉ học không? ...

Từ cô bé bị ép học nhạc cụ đến tiến sĩ kèn suona đầu tiên của Trung Quốc

Từng bị bạn bè trêu chọc và phản đối việc cha mẹ ép học nhạc cụ, sau 30 năm, Liu Wenwen trở thành người đầu tiên có bằng tiến sÄ© về kèn suona tại Trung Quốc. Nghệ sĩ người Trung Quốc Liu Wenwen (34 tuổi) là người đầu tiên có bằng tiến sĩ về kèn suona tại xứ tỷ dân. Bên cạnh hoạt động biểu diễn, Liu còn là giảng viên tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải (Trung Quốc)....

Trao trả túi đồ cho khách Tây bị thất lạc ở Quảng Trị

Nhặt được túi đồ bên trong chứa tiền, máy móc thiết bị và đồ dùng cá nhân, một người dân đã nhanh chóng giao cho công an xã để tìm người đánh rơi. ...

Mới nhất

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự...

Một người dân Quảng Trị câu được con cá chình dài tới 1,2m, nặng 14kg

2 ngày nay, cư dân mạng tỉnh Quảng Trị chú ý đến một con cá chình “khủng” được một chủ cửa hàng mua từ người đi câu. ...

Động thổ dự án đường song hành Vành đai 5 qua Hà Nam trị giá 1.500 tỷ

Tuyến đường được xem là trục hành lang Đông Tây mới, kết nối các khu vực kinh tế, đô thị quan trọng của tỉnh Hà Nam. ...

Trump chỉ đạo mật vụ cung cấp ‘mọi thông tin’ về những kẻ ám sát ông

(CLO) Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã chỉ đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ cung cấp cho ông "mọi thông tin" về hai kẻ cố...

Khai hội đền thờ Vua Lê Lợi tại Lai Châu

(CLO) Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi nhằm tri ân công ơn đức độ của vua Lê Thái Tổ - người đã thân chinh cầm quân dẹp loạn vùng Tây...

Mới nhất