Trang chủNewsThế giới"Mớ bòng bòng" cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế...

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

'Mớ bòng bòng' bủa vây, ông Trump sẽ gỡ thế nào
Ông Donald Trump phát biểu tại sự kiện đêm bầu cử ở West Palm Beach, Florida, ngày 6/11. (Nguồn: Getty Image)

Đích đến là thỏa thuận hòa bình

Emma Ashford, chuyên gia bình luận tại Foreign Policy, thành viên cấp cao tại Trung tâm Stimson nhận định rằng nếu Washington gây sức ép với Kiev và Tổng thống Ukraine Zelensky từ chối chấp nhận thỏa thuận hòa bình, ông Zelensky có thể chuyển sang thuyết phục châu Âu để được hỗ trợ.

Sự thay đổi rõ ràng nhất mà ông Trump có thể thực hiện đối với chính sách đối ngoại là trong vấn đề Ukraine. Sự ủng hộ của đảng Cộng hòa đối với việc chi nhiều tiền hơn để gửi vũ khí tới Kiev đã giảm và ông Trump có thể sẽ thực hiện lời hứa tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình.

Chuyên gia Emma Ashford đánh giá vấn đề ở đây là hòa bình mà ông Trump mong muốn có thể sẽ đi kèm với các điều khoản không có lợi cho Kiev.

Hiện tại, tổn thất quân sự của Ukraine đã bắt đầu gia tăng, kho dự trữ vũ khí của phương Tây đang giảm cộng thêm với những vấn đề nội tại của Ukraine như nguồn nhân lực và vấn đề tham nhũng ngày càng lớn. Ông Trump có sứ mệnh tìm kiếm một giải pháp, kể cả khi châu Âu có thể sẽ phản đối.

Kiev nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải bao gồm một bảo đảm an ninh, lý tưởng nhất là thông qua NATO, trong khi đó Nga lại phản đối yếu tố này. Theo chuyên gia Emma Ashford, ông Trump đang ở vị thế thuận lợi để gây áp lực lên Kiev nhưng không có nghĩa có thể buộc Kiev ngồi vào bàn đàm phán khi họ biết chắc chắn những điều kiện tiên quyết khó có thể đáp ứng. Kiev có thể chọn tiếp tục đấu tranh và tìm kiếm sự hỗ trợ của châu Âu để thay thế Mỹ.

Khi đó, chính quyền ông Trump sẽ có hai lựa chọn, hoặc là tiếp tục ủng hộ Ukraine, hoặc lùi lại và để vấn đề này cho các đồng minh châu Âu của Washington xử lý.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã nói rằng ông sẽ “không đưa một xu nào cho Ukraine”. Một phần trong kế hoạch chấm dứt xung đột “trong một ngày” của ông là tìm ra được một thỏa thuận. Nhưng tương lai về một thỏa thuận như vậy không mấy dễ dàng. Do đó, trong 75 ngày tới, Quốc hội và chính quyền Tổng thống đương nhiệm Joe Biden phải đối mặt với một nhiệm vụ lịch sử và cấp bách là giúp Ukraine có được càng nhiều vũ khí càng tốt trước khi có sự thay đổi bước ngoặt mới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng ông Trump trong bài phát biểu tại diễn đàn Valdai ở Sochi, Nga (ngày 7/11), đây là bình luận công khai đầu tiên của Tổng thống Putin kể từ khi ông Trump tái đắc cử.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết cách tiếp cận của ông Trump với “mong muốn xây dựng lại quan hệ với Nga” và chấm dứt xung đột ở Ukraine “đáng được chú ý”. Ông Putin đã bày tỏ mong muốn nói chuyện với ông Trump, nhưng nói rằng ông không nhất thiết phải biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

'Mớ bòng bòng' bủa vây, ông Trump sẽ gỡ thế nào
Ông Donald Trump gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Trump Tower ở New York vào tháng 9/2024. (Nguồn: AP)

Lạc quan thận trọng

Các tiếp cận của ông Trump đối với vấn đề Ukraine có thể cũng sẽ tác động đến quan hệ của Mỹ và châu Âu. Amy Mackinnon, phóng viên tình báo và an ninh quốc gia tại Foreign Policy phân tích khi ông Trump bất ngờ giành chiến thắng trong nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2016, các quan chức châu Âu “choáng váng” và vội vã giải quyết những tác động đối với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Nhưng lần này kịch bản đó không lặp lại.

Trong nhiều tháng, các chính phủ châu Âu đã âm thầm lập kế hoạch dự phòng để tăng khả năng “tự cung tự cấp” của châu lục và bảo vệ viện trợ quân sự cho Ukraine khỏi những bất lợi từ chính trường Mỹ.

“Điều này có thể có nghĩa là châu Âu cuối cùng cũng nhận ra rằng họ phải bắt đầu tự lo cho mình”, một quan chức châu Âu cho biết.

Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski đã thận trọng trong bài phát biểu của mình về cuộc bầu cử. “Người dân Mỹ đã bỏ phiếu và chúng tôi tôn trọng quyết định của họ”, ông nói vào sáng thứ Tư khi phát biểu với báo chí. “Châu Âu cần phải khẩn trương chịu trách nhiệm nhiều hơn cho an ninh của mình”, Bộ trưởng Radoslaw Sikorski nhấn mạnh.

Bà Amy Mackinnon đặt câu hỏi liệu những sự chuẩn bị này của châu Âu có đủ hay không. Việc ông Trump bất chấp các chuẩn mực ngoại giao và mối quan hệ cá nhân của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã làm dấy lên lo ngại đối với châu Âu rằng ông có thể buộc Ukraine phải ký một thỏa thuận bất lợi chỉ vì mục đích chấm dứt xung đột. Cả châu Âu và Ukraine giờ đây đều có một cách tiếp cận “lạc quan thận trọng” đối với chính sách tới đây của chính quyền ông Trump.

Trung Đông – “Bình mới rượu cũ”?

Đối với vấn đề Iran, Steven A. Cook, thành viên cấp cao về nghiên cứu Trung Đông và châu Phi tại Hội đồng quan hệ đối ngoại nhận định chính sách đối với Iran của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên không cứng rắn như những gì ông thường tuyên bố. Mặc dù là chính sách “gây sức ép tối đa” nhưng chiến lược này có phần tương tự như việc cựu Tổng thống Barack Obama áp dụng các biện pháp trừng phạt để khiến Iran ngồi vào bàn đàm phán và dẫn đến thỏa thuận hạt nhân Iran – JCPOA năm 2015.

Ông Trump gọi thỏa thuận đó là “thỏa thuận tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay” không có nghĩa là ông muốn theo đuổi cách tiếp cận khác với Iran. Đơn giản, điều ông Trump muốn chỉ là đàm phán một thỏa thuận tốt hơn với Iran, khiến ông tự tin rằng thỏa thuận của mình vượt trội hơn thỏa thuận hạt nhân của ông Obama. Trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, ông Trump khá ôn hòa với Iran.

Với nhiệm kỳ mới, ông Trump sẽ ứng xử ra sao với Iran? Ông Steven A. Cook nhận định ông Trump có thể sẽ tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận ở nhiệm kỳ trước nhằm minh chứng tài năng “bậc thầy” trong việc đạt được các thỏa thuận quốc tế.

Chuyên gia Steven A. Cook cũng cho rằng tiếp cận rộng hơn với Trung Đông, chính sách của chính quyền ông Trump cũng có thể vẫn “bình mới, rượu cũ”, ít có sự thay đổi so với chính quyền tiền nhiệm. Cụ thể, sự ủng hộ dành cho Israel sẽ vẫn tiếp tục. Ông Trump có thể sẽ tiếp tục hành trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Israel và Saudi Arabia.

Ngoài ra, ông Trump sẽ chắt chiu từng nỗ lực để sớm có được lệnh ngừng bắn ở Gaza. Trong một cuộc điện đàm trước cuộc bầu cử, ông Trump đã yêu cầu Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu kết thúc các hoạt động quân sự lớn ở Gaza “trước ngày nhậm chức”.





Nguồn: https://baoquocte.vn/mo-bong-bong-ca-moi-lan-cu-ong-trump-se-go-the-nao-292914.html

Cùng chủ đề

Nhan sắc Ivanka Trump

TPO - Ivanka Trump là trưởng nữ cũng là người con xuất sắc nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump tính đến hiện tại. Cô không chỉ xinh đẹp, có gu ăn mặc mà còn nổi bật ở nhiều vai trò từ người mẫu, doanh nhân đến cố vấn Nhà Trắng cấp cao. 26/01/2025 | 10:15 ...

Cựu cố vấn dự đoán thỏa thuận của ông Trump nhằm chấm dứt xung đột Ukraine

(Dân trí) - Cựu cố vấn của Tổng thống Donald Trump cho rằng nhà lãnh đạo Mỹ có thể đề xuất với Tổng thống Nga Vladimir Putin một thỏa thuận về xung đột Ukraine. Ông John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, hôm 25/1 cho biết chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền tại Nhà Trắng có thể là tin không thuận lợi với Ukraine.Ông Bolton đề cập đến việc Tổng thống Trump...

Triều Tiên cảnh báo sẽ có ‘phản ứng cứng rắn nhất’ với Mỹ

CHDCND Triều Tiên ngày 26.1 nói rằng Bình Nhưỡng cần duy trì ‘phản ứng cứng rắn nhất’ với Mỹ nếu Washington phớt lờ chủ quyền và lợi ích an ninh. ...

Ukraine bắt giữ một Đại tá

Ukraine bắt giữ một Đại tá; Ukraine tập kích nhà máy dầu Nga,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/1. Đại tá Ukraine bị bắt giữ Cập nhật tình hình chiến sự Nga - Ukraine, tờ Business Insider (Mỹ) đưa tin, danh tiếng của Lữ đoàn 155 đã trở nên rất xấu trong nước Ukraine khi các phóng viên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

Lãnh đạo Anh – Mỹ điện đàm, nhất trí sớm đối thoại trực tiếp

Hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai bên trong cuộc điện đàm ngày 26/1.

Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Bác sĩ thẩm mỹ Trung Quốc Wu Yiru chỉ ra thói quen uống một cốc nước ấm mỗi sáng sau khi thức dậy giúp làm đẹp da hiệu quả.

Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá tại Việt Nam

Baoquocte.vn. Việt Nam đã quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Việc phát triển năng lượng tái tạo là một trong những điểm mấu chốt để đất nước đạt được mục tiêu này.

Colombia cấm các chuyến bay trục xuất người di cư từ Mỹ, Tổng thống Donald Trump lập tức hành động

Tổng thống Colombia Gustavo Petro ngày 26/1 thông báo sẽ không cho phép các máy bay từ Mỹ chở người di cư bị trục xuất hạ cánh ở Colombia.

Bài đọc nhiều

Thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hải Phòng

Ngày 20/1, Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc và Hội người Hàn Quốc tại Hải Phòng tổ chức Giao lưu hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc và ra mắt Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hải Phòng. Thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hải Phòng. (Ảnh:...

Ông Trump muốn chấm dứt xung đột Nga

Ông Keith Kellogg, đặc phái viên hòa bình Ukraine do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn, cho hay ông Trump đặt mục tiêu chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng 100 ngày kể từ ngày nhậm chức. ...

Hungary gọi kế hoạch viện trợ Ukraine của NATO là ‘điên rồ’

Ngoại trưởng Hungary cho biết nước này sẽ không tham gia vào kế hoạch dài hạn của NATO nhằm hỗ trợ Ukraine và gọi đây là "sứ mệnh điên rồ". "Hungary sẽ đứng ngoài sứ mệnh điên rồ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bất chấp mọi áp lực", Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto ngày 8/5 nói.Các đồng minh NATO hồi tháng 4 nhất trí bắt đầu kế hoạch hỗ trợ quân sự lâu dài...

Vũ khí hạt nhân chiến thuật Nga sắp triển khai có sức công phá bằng 3 lần bom nguyên tử

Ngày 14/6, hãng thông tấn TASS (Nga) đưa tin, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tiết lộ rằng, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga đặt tại nước này mạnh gấp 3 lần những quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Cùng chuyên mục

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

Tổng thống Zelensky thay chỉ huy đội quân chủ chốt lần 3 trong một năm

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 26.1 đã thay chỉ huy của một đội quân chủ chốt chịu trách nhiệm bảo vệ thành phố Pokrovsk đang có nguy cơ cao rơi vào tay lực lượng Nga. ...

Lãnh đạo Anh – Mỹ điện đàm, nhất trí sớm đối thoại trực tiếp

Hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai bên trong cuộc điện đàm ngày 26/1.

Mỹ và Colombia ăn miếng trả miếng ngay lập tức

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26.1 ra lệnh áp thuế quan và trừng phạt đối với Colombia để trả đũa việc nước này từ chối chấp nhận các chuyến bay trục xuất người di cư. ...

Colombia cấm các chuyến bay trục xuất người di cư từ Mỹ, Tổng thống Donald Trump lập tức hành động

Tổng thống Colombia Gustavo Petro ngày 26/1 thông báo sẽ không cho phép các máy bay từ Mỹ chở người di cư bị trục xuất hạ cánh ở Colombia.

Mới nhất

Điện ảnh Quân đội muốn tặng phim trường Mưa đỏ cho tỉnh Quảng Trị

(CLO) Phim trường “Mưa đỏ” có tiềm năng lớn để trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, góp phần quảng bá hình ảnh tỉnh Quảng Trị đến du khách...

Cận cảnh ngôi chùa Bát Long dát vàng độc đáo ở Ninh Bình, view “vô cực” đang “gây sốt” mạng xã hội

Ngôi chùa Bát Long tọa lạc giữa hồ Núi Lớ (xã Ninh Nhất, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) trở nên lộng...

12 món ăn ngày Tết quen thuộc trong mâm cỗ người Việt

Mỗi món ăn ngày Tết đều mang ý nghĩa độc đáo, riêng biệt. Tất cả tạo nên mâm cỗ đầm ấm, sum họp của các gia đình người Việt. Xem nhanh: 1. Bánh chưng 2. Bánh tét 3. Canh bóng 4. Xôi gấc 5. Thịt kho trứng 6. Gà luộc 7. Thịt đông 8. Hành muối (kiệu muối) 9. Nem rán 10. Giò lụa 11. Thịt lợn, bắp bò...

Nghiên cứu mới cho thấy vitamin D có thể làm giảm huyết áp

Vitamin D là một chất dinh dưỡng phổ biến, được biết đến với vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương và quá trình chuyển hóa canxi… Không chỉ vậy, chất dinh dưỡng này còn có tác động...

Cùng con gìn giữ những giá trị của Tết xưa

Là người yêu Tết, luôn mong các con cảm nhận được những giá trị, ý nghĩa mà Tết...

Mới nhất