Trang chủDi sảnMiền di sản thành Vinh

Miền di sản thành Vinh

Thành phố Vinh là một trong những vùng đất địa linh nhân kiệt có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng. Đó chính là thế mạnh để thành phố Vinh phát triển du lịch.

bna_ Đền Hồng Sơn Ht.JPG
Đền Hồng Sơn còn gọi là Miếu Quan Phu Tử (Võ Miếu), thuộc phường Hồng Sơn, TP Vinh. Đền do quan Bố Chính sử Nghệ An Nguyễn Đình Hưng chủ trì quyên góp công đức để xây dựng. Nguyên khi xưa đền là nơi thờ Quan Vân Trường, vị tướng tài ba, trung nghĩa thời Tam Quốc. Sau khi mất, ông được nhân dân nhiều nước, trong đó có Việt Nam, tôn làm bậc Thánh nhân. Hiện nay đền Hồng Sơn còn phối thờ nhiều nhân vật, tiêu biểu như: Chư Phật, Vua Hùng, Trần Quốc Tuấn, Tam tòa Thánh Mẫu, quan Hoàng Mười…
Ảnh chụp Màn hình 2023-09-29 lúc 08.24.52.png
Trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, hiện nay đền gồm các công trình: Thượng điện, Trung điện, Hạ điện, gác chuông, gác trống… Hàng năm tại đền diễn ra nhiều lễ trọng, lớn nhất là Lễ giỗ Mẫu Liễu Hạnh ngày 3/3 và Lễ giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch. Đền Hồng Sơn được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1984. Trong ảnh: Cổng tắc môn đền Hồng Sơn.
bna_lối đi đền hồng sơn.png
Lối đi hai bên tiếp sau cổng chính tường rêu phủ đượm vẻ cổ kính nằm trong khuôn viên rợp bóng cây xanh, nổi bật là những cây đại, cây sanh, cây sung… có độ tuổi gần 200 năm thường xuyên được chăm sóc, toả hương thơm. Tuy đền sát đường, gần chợ Vinh, nhưng vẫn giữ được không khí tĩnh mịch trong lành, vừa sâu lắng thâm nghiêm lại vừa linh thiêng của chốn đền đài.
bna_ Đền Hồng Sơn Ht 9.JPG
Hai cây hoa đại cổ thụ hàng trăm năm tuổi phủ rêu xanh, toả bóng mát phần sân ngay sau cổng tắc môn.
bna_chuông đền hồng sơn.png
Hai bên của sân ngoài ngôi đền được bố trí gác chuông, gác trống có giá treo cố định. Theo tài liệu nghiên cứu lịch sử, chiếc chuông cổ treo ở đền Hồng Sơn trước là chuông của Văn miếu trấn Nghệ An chuyển vào đây lưu giữ. Chuông đồng nặng 522kg, đường kính đáy 0,77m, thân chuông cao 1m, chu vi thân chuông 1,28m. Chuông có đúc nổi chữ Hán với bài ký chuông, trong đó ghi rõ: “Chuông được phép đúc và tấu nhạc ngày mùng 7 tháng 7 năm Quý Dậu (1813)”. Còn chuông của đền nhỏ hơn được treo ở thượng điện.
bna_ Đền Hồng Sơn Ht bia đá.JPG
Tại đền Hồng Sơn, ngoài chuông đồng, còn là nơi lưu giữ được hệ thống cổ vật có giá trị như: tượng, bia đá, khánh đá, chuông đồng, sắc phong và nhiều đồ tế khí khác… có giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc. Tại đền còn lưu giữ được 2 văn bia được khắc bằng chữ Hán Nôm, phần mở đầu của bia ghi rõ lịch sử đền: “Hoan Châu là vùng đất nhiều linh tích, mé Đông Nam thành, riêng một gò thiêng cao vút sừng sững. Đó chính là đền Quan Phu Tử Thọ Đình Hầu thời Hán vậy. Đền được bắt đầu xây dựng vào năm Minh Mệnh 12 (1831), do quan phiên trấn ở lỵ sở này là ông Nguyễn Đình Hưng xây dựng…”.
bna_Đền Hạ mã HT Xung quanh rợp bóng cây xanh.JPG
Cách không xa Đền Hồng Sơn là không gian xanh mát cạnh Hồ Goong, nơi có ngôi đền Hạ Mã cổ kính, trang nghiêm tọa lạc bên hồ, xen giữa khu dân cư khá đông đúc của phường Trường Thi. Đền Hạ Mã thuộc phường Trường Thi, TP Vinh, gồm hai toà Thượng điện, Hạ điện được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng để thờ Đức Yên Lâm Đại Vương. Theo thần tích, Yên Lâm Đại Vương người làng Thượng, xã Dũng Quyết, vốn có tư chất thông minh, giỏi võ nghệ. Ngài có công phò Lê, diệt Mạc, được triều đình phong chức Yên Lâm hầu. Trong một lần giao chiến, bị thương nặng, Ngài cưỡi ngựa chạy về làng Khải Xuân (vùng ngày nay thuộc phường Trường Thi, Tp Vinh) rồi xuống ngựa và tạ thế tại đó. Nhân dân an táng Ngài ở Dăm Mụ Nuôi (nay thuộc phường Hưng Dũng, Tp Vinh), sau lập đền thờ ở ngay nơi Ngài xuống ngựa, gọi là đền Hạ Mã.
Ảnh chụp Màn hình 2023-09-28 lúc 15.55.19.png
Trong đền Hạ Mã hiện nay, Yên Lâm Hầu đại vương được thờ chính tại gian giữa nhà hậu cung, vị hiệu của ngài được viết: “Bản cảnh thành hoàng. Yên Lâm Đại Đức Dực bảo Trung hưng, lịch triều gia phong mỹ tự thượng đẳng thần” Yên Lâm đại đức mang họ Nguyễn, tên húy là Lâm, không rõ ngày tháng năm sinh, vốn sinh ra ở thôn Thượng, xã Dũng Quyết (nay thuộc phường Trường Thi, Thành phố Vinh). Đền Hạ Mã có diện tích 1.200m2, gồm 2 nhà: Thượng điện và Hạ điện, kiến trúc theo hình chữ Nhị. Tại đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ như hòm sắc, long ngai, bài vị,… và những phong tục cổ truyền, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ngay giữa lòng thành phố hiện đại, trong đó có lễ hội đền Hạ Mã. Lễ hội đền diễn ra vào ngày 12/9 Âm lịch hàng năm. Đây cũng là ngày mất của Đức Thánh Yên Lâm.
bna_Đền Hạ mã HT2.JPG
Tương truyền, sau khi Yên Lâm Đại Vương qua đời, để ghi nhận công lao của ông trong sự nghiệp trung hưng đất nước, triều đình đã giao cho nhân dân Dũng Quyết đưa thi hài ông về an táng tại quê hương nay là Di tích lịch sử quốc gia Dăm Mụ Nuôi – thuộc phường Hưng Dũng, thành phố Vinh và lập đền thờ phụng ông tại thôn Yên Dũng Thượng nơi ông qua đời. Hàng năm nhân dân lấy ngày 12 tháng 9 âm lịch làm ngày giỗ của ông.
bna_ Hoa văn đền Hạ Mã.jpg
Kiến trúc chạm khắc trên mái thượng điện Đền Hạ Mã.
 
bna_ghép đền bà Cô.jpg
Di tích Đền và mộ công chúa Quế Hoa là cụm di tích có giá trị lịch sử và tâm linh được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16. Đền phụng thờ công chúa Quế Hoa và các vị tiền bối của dòng họ Lê Nhữ, đền được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 2015. Công chúa Quế Hoa là người con gái dòng họ Lê Nhữ, người đã từ bỏ cuộc sống cung đình về sống với những người dân nghèo, có tập hợp dân làng đào hói dẫn thủy, đắp đường, phát triển nghề dệt chiếu cói, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân làng Đăng, Phong Yên xưa (Hưng Hoà ngày nay). Tại Đền Bà Cô hiện còn lưu giữ được các hiện vật có giá trị lịch sử như: các đạo sắc vua ban, mũ vua ban cho công chúa Quế Hoa, bài vị, long kiệu, đại tự, câu đối cổ…
bna_trìa.JPG
Đặc biệt, ở thành phố Vinh, có rất nhiều địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, nhất là hệ thống di tích gắn với phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931. Đó là Đền Trìa (còn có tên gọi là Đền Lộc Đa, xã Hưng Lộc) nơi ghi dấu ấn của cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Ông Hoàng Văn Nhu, người canh giữ đền Trìa cho biết: “Ngày 1/5/1930, đền Trìa, chợ Cọi là nơi xuất phát của cuộc biểu tình 30-31. Đồng chí Hoàng Trọng Trì đã chỉ huy 1.200 quần chúng Lộc Đa và các vùng lân cận kéo xuống Bến Thuỷ biểu tình. Đêm 26/10/1930, tại đền Trìa diễn ra cuộc mít tinh lớn mà sau đó, được đồng chí Nguyễn Ái Quốc nhắc đến trong thư gửi Quốc tế cộng sản ngày 19/2/1931”… Di tích đền Trìa đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 26/6/1995. Trong ảnh: Đền Trìa là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
bna_Nhà thờ họ Hoàng.jpg
Nhà thờ họ Hoàng (xã Hưng Lộc) – Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, từng là trụ sở làm việc của xứ uỷ Trung kỳ, Tỉnh uỷ Vinh – Bến Thuỷ trong những năm 1930-1931. Trong thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh, nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng từng về đây hoạt động và được nhân dân chở che, đùm bọc.
bna_Ngã ba Bến Thuỷ di tích lịch sử gắn với cao trào xô viết Nghệ Tĩnh..jpg
Di tích Ngã ba Bến Thuỷ nằm bên tả ngạn sông Lam, dưới chân núi Quyết; cách trung tâm thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 5 km về phía Đông Nam. Nơi đây đã diễn ra cuộc biểu tình ngày 1/5 – là điểm mốc quan trọng mở đầu cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, là hình ảnh xúc động của tình đoàn kết công – nông, là tấm gương bất khuất muôn đời sống mãi. Để tưởng nhớ tới cha ông một thời oanh liệt 1930-1931, nơi đây đã xây dựng một tượng đài Công Nông Binh hùng vĩ, một trong những điểm du lịch của quần thể Lâm Viên núi Quyết. Hàng năm trong các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, các thế hệ trẻ đều đến đây để ôn lại truyền thống lịch sử.

Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Vinh có 80 di tích, danh thắng, trong đó có 25 di tích được xếp hạng, gồm 13 di tích cấp quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra các di sản văn hóa vật thể, Vinh còn lưu giữ được nhiều di sản phi vật thể đặc sắc như: Các lễ hội, tín ngưỡng dân gian, dân ca ví giặm, xứ Nghệ.

Với lợi thế là trung tâm du lịch của tỉnh, điểm đến quan trọng trên con đường di sản miền Trung, với nguồn tài nguyên di sản văn hóa phong phú, đa dạng sẽ là điểm nhấn ấn tượng giúp thành phố Vinh định vị thương hiệu điểm đến hấp dẫn, khác biệt.

Nguồn: https://baonghean.vn/mien-di-san-thanh-vinh-10261317.html

Cùng chủ đề

Sầu riêng Việt Nam sẽ soán ngôi Thái Lan tại Trung Quốc?

Theo South China Morning Post, sầu riêng Việt Nam và Malaysia đang trong cuộc chạy đua 'khốc liệt' để soán "ngôi vua" của Thái Lan tại thị trường Trung Quốc. Tờ South China Morning Post đưa tin, sầu riêng từ Việt Nam và Malaysia có thể soán "ngôi vua" của Thái Lan tại Trung Quốc, trong bối cảnh quốc gia này đã nhập khẩu sầu riêng với số lượng ‘kỷ lục’ trong năm 2024. ...

Khánh Hòa đón tàu biển quốc tế 1.200 du khách

NDO - Ngày 24/01, Khánh Hòa đón chuyến tàu biển quốc tế mang tên Norwegian Spirit cập Cảng quốc tế Cam Ranh, với 1.200 du khách, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Sau khi cập Cảng quốc tế Cam Ranh, du khách được Công ty Tân Hồng tổ chức các chương trình: tour tham quan thành phố Nha Trang; tour ngoại thành thành phố Nha Trang; tour tham quan thành phố Nha Trang bằng xích...

Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp may mắn được cứu sống nhờ nhanh chóng làm việc này

GĐXH - Bệnh nhân 95 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp được cấp cứu thành công nhờ đưa đến viện kịp thời. Bác sĩ cho biết thời gian chính là yếu tố quan trọng nhất giúp cứu sống bệnh nhân. ...

Dự án Khu đô thị kiểu mẫu tại Đô thị mới Điện Nam

Đã hết thời gian thực hiện hơn 1 năm, nhưng đến nay, Dự án Khu đô thị kiểu mẫu tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng, chưa được giao đất, chưa triển khai thi công xây dựng. Dự án Khu đô thị kiểu mẫu tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc: Đang tìm căn cứ để gỡ pháp lýĐã hết thời gian thực...

Agribank tài trợ tín dụng cho Sofitel Sapa và quần thể nghỉ dưỡng Mường Hoa

Lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Agribank Chi nhánh Sở Giao dịch và Tập đoàn Alphanam là sự kiện mang ý nghĩa quan trọng, nhằm phát triển dự án Sofitel Sapa Hotel & Residences – một công trình hứa hẹn tạo nên dấu ấn trong ngành du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Agribank tài trợ tín dụng cho Sofitel Sapa và quần thể nghỉ dưỡng Mường HoaLễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Làng nghề bánh đa Vĩnh Đức chắp cánh từ OCOP

Nhờ đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm của làng nghề bánh đa Vĩnh Đức (Đô Lương) đến được với nhiều nước và đi vào các kênh phân phối lớn. Làng nghề vào vụ Cuối năm về với làng nghề bánh đa Vĩnh Đức – Đô Lương, không khí khẩn trương, chộn rộn và phấn khởi hiện rõ ở làng khi nhà nhà, người người đều khẩn trương xay, tráng bánh, phơi phong và nấu kẹo. Hương của mật mía nấu cùng...

Quỳ Châu phát huy lợi thế, nâng cao thương hiệu và tiềm năng OCOP

Huyện Quỳ Châu có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng cùng diện tích đất nông nghiệp lớn để phát triển các mô hình nông sản an toàn. Phát huy thế mạnh của địa phương Những ngày này, gia đình chị Trần Thị Loan ở thị trấn Tân Lạc đang huy động tối đa nhân lực để sản xuất hương trầm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Khi mới thành lập, cơ sở của chị Loan...

Tương Dương có sản phẩm OCOP đầu tiên từ trồng dược liệu dưới tán rừng

Cuối tháng 12/2024, sau 2 năm thực hiện các mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng đối với cây khôi nhung tía, người dân xã Yên Hòa (Tương Dương) đã có sản phẩm OCOP đầu tiên của xã từ mô hình mới này. Cụ thể, trà khôi nhung tía của xã Yên Hòa là 1 trong 12 sản phẩm nông sản được đề nghị xét công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024. Kết quả Hội...

Sản phẩm OCOP Nghệ An ‘đón sóng’ thị trường Tết

Chỉ còn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2025, các chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Một công ty chuẩn bị nguyên liệu cho đợt sản xuất lớn nhất năm với các sản phẩm: bánh ngũ cốc, bột dinh dưỡng, kẹo gạo lứt... phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Ảnh: T.P Hiện nay, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất,...

Hội thảo vai trò văn hóa Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá kết quả đưa các yếu tố văn hoá ẩm thực vào phục vụ du lịch; việc lựa chọn và phát huy các yếu tố văn hoá dân tộc Thái vào mô hình du lịch cộng đồng ở Con Cuông. Sáng 13/12, tại huyện Con Cuông, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Con Cuông tổ chức hội thảo khoa học “Xây dựng, lựa chọn và phát huy các...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. ...

Đóng điện dự án truyền tải hơn 1.100 tỉ để nhập điện từ Lào

Ngày 24-1, theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) đã được đóng điện thành công để phục vụ cho nhập khẩu điện từ Lào. ...

Thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung chính của Kế hoạch là hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các quy hoạch; trong đó, thực hiện tổ chức rà soát, lập, điều...

Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Bộ Y tế vừa phát đi thông báo yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử phạt nghiêm các hành vi quảng cáo thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, đặc biệt là trên mạng internet. Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá...

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm...

Mới nhất