Trang chủNewsThời sựMiền biên viễn vào Xuân

Miền biên viễn vào Xuân


Chương trình MTQG 1719 đang tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất cho đồng bào DTTS tỉnh Cao Bằng
Chương trình MTQG 1719 đang tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất cho đồng bào DTTS tỉnh Cao Bằng

Động lực ở vùng “4 nhất”

Huyện Bảo Lâm được xem là vùng đất “4 nhất” (nghèo nhất, xa xôi nhất, hẻo lánh nhất và có đông đồng bào DTTS nhất) của tỉnh Cao Bằng. Tại thời điểm cuối năm 2022, theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện ở mức 49,09% (cuối năm 2021 là 55,91%); nhiều vấn đề cấp thiết trong đồng bào DTTS của huyện cần được quan tâm giải quyết.

Với thực trạng kinh tế – xã hội (KT – XH) đó, Bảo Lâm là một trong những địa phương được ưu tiên bố trí nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), nhất là Chương trình MTQG phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719 (Chương trình MTQG 1719) để giải quyết các nhu cầu cấp thiết của vùng đồng bào DTTS, góp phần giảm nghèo bền vững. Năm 2023, huyện được phân bổ hơn 339,3 tỷ đồng để thực hiện 3 Chương trình MTQG; trong đó vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719 là hơn 203,1 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, ông Mã Gia Hãnh cho biết, nhờ chủ động kịp thời giải ngân vốn đầu tư công; đồng thời huy động, lồng ghép các nguồn lực, việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Huyện đã cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống dân cư nông thôn; 100% các xã của huyện đã có đường ô tô đến trung tâm; các hoạt động văn hóa – xã hội được triển khai sâu rộng.

“Với việc triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719, Bảo Lâm sẽ có động lực để vươn lên phát triển kinh tế, góp phần cải thiện sinh kế, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn”, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm Mã Gia Hãnh chia sẻ.

Cũng như huyện Bảo Lâm, nguồn lực từ các chương trình MTQG là “đòn bẩy” quan trọng để các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thúc đẩy giảm nghèo nhanh, bền vững. Riêng Chương trình MTQG 1719, theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, tổng số vốn ngân sách Trung ương thực hiện trong năm 2023 là hơn 2.095,448 tỷ đồng (gồm cả vốn năm 2022 chuyển tiếp sang). Đến ngày 31/12/2023, toàn tỉnh đã giải ngân được 1.510,739 tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư công giải ngân được 91% kế hoạch vốn giao.

Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, việc triển khai chính sách dân tộc đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo, các cấp, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, kịp thời và được đồng bào các dân tộc tích cực tham gia. Các chương trình, dự án, chính sách đầu tư cho vùng đồng bào DTTS đã được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng, có trọng tâm, không bị thất thoát… góp phần quan trọng giúp đồng bào vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống để vươn lên thoát nghèo.

 Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đi kiểm tra việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bảo Lâm
Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đi kiểm tra việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bảo Lâm

Niềm vui trong Xuân mới

Hiệu quả của các chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình MTQG 1719 đã góp phần quan trọng để Cao Bằng trở thành một trong những địa phương có thành tựu ấn tượng về giảm nghèo trong năm 2023, với mức giảm trên 4%, cao hơn mức bình quân chung vùng đồng bào DTTS và miền núi (3,2%). Không chỉ giảm nghèo đạt kết quả khả quan mà tỉnh Cao Bằng đã và đang tập trung giải quyết các vấn đề cấp thiết ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh, tạo nền tảng giúp đồng bào phát triển kinh tế.

Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bế Văn Hùng, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, trong quá trình triển khai chính sách dân tộc, Cao Bằng chú trọng ưu tiên đầu tư ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, từ đó kéo gần khoảng cách phát triển giữa các địa bàn, các dân tộc. Trên địa bàn tỉnh có đồng bào Lô Lô là một trong các dân tộc có khó khăn đặc thù. Vì vậy, khi triển khai Chương trình MTQG 1719, tỉnh quan tâm bố trí vốn để thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9.

“Trong năm 2023, tỉnh tiếp tục thực hiện đầu tư 14 công trình cơ sở hạ tầng cho đồng bào dân tộc Lô Lô tại huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm; Các công trình hạ tầng được đầu tư đã đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt cho đồng bào dân tộc Lô Lô”, ông Hùng chia sẻ.

Nguồn lực được ưu tiên bố trí đầu tư, hỗ trợ cho các địa bàn vùng “trũng” đã góp phần thúc đẩy toàn tỉnh hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT – XH năm 2023 – năm giữa nhiệm kỳ 2021-2015, năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng, theo giá hiện hành, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2023 ước đạt 22.747 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 41,52 triệu đồng, tăng 1,93 triệu đồng so với năm 2022.

Đón Xuân mới 2024, niềm tin của đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng về một bước phát triển mới của tỉnh càng được củng cố từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Theo Quyết định số 1603/QĐ-TTg ngày 11/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về giao vốn ngân sách Trung ương năm 2024, Cao Bằng được phân bổ 775,172 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719; cùng với đó là 440,677 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; 55,830 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Đây là nguồn lực quan trọng, góp phần tạo “đòn bẩy” để tỉnh Cao Bằng giảm nghèo nhanh, bền vững, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra.

Xuân sớm trên miền biên viễn





Nguồn

Cùng chủ đề

HSG: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 06 tháng NĐTC 2024 – 2025 đạt 371 tỷ đồng, hoàn thành 74% kế hoạch

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất Quý 2 niên độ tài chính (NĐTC) 2024 – 2025 (từ ngày 01/01/2025 đến ngày...

ĐHĐCĐ SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền. Trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện, SHB đang không ngừng phát triển, nâng tầm vị thế, hướng đến thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, kế hoạch kinh doanh, qua...

Chụp ảnh miễn phí, thắp lửa yêu nước cho bé

Mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI trân trọng tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt tại cơ sở 286 – 294 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Không chỉ dành cho các bé từ 6 tháng đến 5 tuổi với hoạt động khám Nhi kết hợp chụp ảnh hóa thân, các bé sơ sinh cũng được chụp ảnh newborn độc đáo, theo...

Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Vosco ‘ra khơi’ giữa bối cảnh đầy sóng gió Chưa đầy một tuần nữa, Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) sẽ nhận bàn giao tàu rời Sunlight, được đóng tại Nhật Bản từ năm 2013, dưới sự đồng hành về vốn của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). Trước đó, cuối tháng 1/2025, Vosco đã nhận bàn giao tàu cỡ Supramax là Starlight tại Nhật Bản. Tàu thực hiện chuyến hải trình đầu tiên vận...

NÉT QUYẾN RŨ TINH TẾ TỪ NHỮNG ĐÓA HOA

Khi hoa – biểu tượng của sự nữ tính và sức hút của người phụ nữ, được chạm khắc tinh xảo trong từng món trang sức, chúng mang theo một ngôn ngữ mới – ngôn ngữ của sự quyến rũ tinh tế và khí chất nội tại. Bộ sưu tập trang sức kim cương Blooming Rose và Jasmine từ DOJI chính là hai bản hòa ca hoàn hảo, khắc họa trọn vẹn vẻ đẹp ấy. BST Blooming Rose mang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Bổ sung cảng cạn Gia Bình vào quy hoạch

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Ông Đặng Văn Huy làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Nguyên

Chiều 19/2 đã diễn ra Hội nghị Công bố các quyết định về công tác cán bộ và tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng đã trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho ông Đặng Văn Huy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. ...

Các nước coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế

LTS-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, Thứ trưởng...

Đại sứ EU tại Việt Nam: Đã đến giai đoạn có thể gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam

Theo đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, đã đến giai đoạn có thể gỡ thẻ vàng thủy sản Việt Nam, tuy nhiên chúng ta cần chứng minh cho thế giới thấy trách nhiệm kiểm soát nguồn lợi thủy sản minh bạch và hợp pháp. Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ngài Julien Guerrier, đại sứ - trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam - Ảnh: QUỲNH CHI Ngày 4-4, Bộ trưởng Bộ Nông...

Camera ghi lại cảnh thiên thạch rơi xuống ngôi nhà ở Canada

(CLO) Camera chuông cửa của một gia đình đã ghi lại toàn bộ khoảnh khắc thiên thạch lao xuống trước cửa một ngôi nhà ở Canada. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), ngày 19.4, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Đây...

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

Mới nhất