Trang chủNewsThời sựMetro Hà Nội, TP.HCM phải kết nối đồng bộ với đường sắt...

Metro Hà Nội, TP.HCM phải kết nối đồng bộ với đường sắt tốc độ cao


Chuẩn bị khai thác 2 đoạn, tuyến đường sắt đô thị mới

Sáng 17/7, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ hai của Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP.HCM.

Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Danh Huy cho biết, tại phiên họp thứ nhất (ngày 15/5/2024), Phó thủ tướng giao 16 nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương.

Đến nay, Hà Nội đã xây dựng kế hoạch hoàn thành tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội; vận hành thử đoạn trên cao; hoàn thành thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy, đào tạo nhân sự.

Đối với tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội, các bộ: GTVT, Xây dựng, Tài chính đã chỉ đạo triển khai đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; tổ chức kiểm tra hiện trường, rà soát các điều kiện nghiệm thu; hoàn thiện thủ tục và ký kết phân bổ vốn vay cho đoạn đi ngầm; thành lập hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường.

Phó thủ tướng: Metro Hà Nội, TP.HCM phải kết nối đồng bộ với đường sắt tốc độ cao- Ảnh 1.

Toàn cảnh phiên họp của Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP.HCM. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Báo cáo Tổ công tác, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, dự kiến đến cuối tháng 7/2024 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng đoạn trên cao tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội.

Lãnh đạo TP.HCM cho biết, dự án tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên (TP.HCM) đã hoàn thành thủ tục điều chỉnh thời gian thực hiện, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, bố trí nguồn vốn đầu tư. 

Theo kết luận của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Hà Nội và TP.HCM phải đạt mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị trong 12 năm. Theo đó, đến năm 2035, mỗi thành phố hoàn thành 200km đường sắt đô thị.

Theo kế hoạch, đến năm 2030 TP.HCM sẽ có 8 tuyến metro và 3 tuyến xe điện mặt đất (đường sắt một ray) tổng chiều dài khoảng 220km, vốn đầu tư ước tính 25 tỷ USD. Hiện, tuyến số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) và số 2 (Bến Thành – Tham Lương) tổng chiều dài hơn 30km đã được triển khai từ vốn ODA theo cơ chế cấp phát từ ngân sách Trung ương. Các tuyến còn lại chưa được đầu tư.

Quy hoạch đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417km, trong đó đi trên cao 342km, ngầm 75km.

TP.HCM đang đẩy nhanh hoàn thành thi công các hạng mục còn lại; thực hiện chạy thử, vận hành hệ thống, báo cáo an toàn hệ thống, nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy, chấp thuận về môi trường… để đưa vào sử dụng trong tháng 12/2024.

Tại cuộc họp, Tổ công tác đã nghe báo cáo, góp ý nội dung 2 đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP Hà Nội, TP.HCM đến năm 2035, nhất là về các cơ chế, chính sách đặc thù, phương án huy động nguồn lực phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi thành phố và cả nước.

Lãnh đạo các bộ: GTVT, Tư pháp, Xây dựng cho rằng, đây là những đề án lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều chuyên ngành, trong điều kiện pháp luật còn nhiều vướng mắc, nếu cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng, kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc tế và thực tế triển khai đầu tư trong thời gian qua để đề xuất mục tiêu, giải pháp xây dựng tuyến đường sắt đô thị hiện đại, đồng bộ.

Phấn đấu khai thác các đoạn trên cao sớm hơn kế hoạch

Kết luận phiên họp, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, sau phiên họp lần thứ nhất, các thành viên Tổ công tác đã hoàn thành 9/16 nhiệm vụ được giao, tiếp tục triển khai 7 nhiệm vụ còn lại theo đúng kế hoạch, với cách làm khoa học, cụ thể, thiết thực, hiệu quả, rõ trách nhiệm.

Phó thủ tướng đề nghị Hà Nội, TP.HCM phấn đấu đưa vào khai thác đoạn trên cao tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội, tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên sớm hơn tiến độ đề ra.

Phó thủ tướng: Metro Hà Nội, TP.HCM phải kết nối đồng bộ với đường sắt tốc độ cao- Ảnh 2.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Về 2 đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM, Phó thủ tướng yêu cầu có sự thống nhất về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế chính sách chung, đồng thời tính đến đặc thù về của địa phương (quy hoạch xây dựng, không gian phát triển, dự báo tăng trưởng kinh tế, quy mô dân số…). Bộ GTVT chịu trách nhiệm tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, mạng lưới đường sắt đô thị của Hà Nội, TP.HCM phải kết nối đồng bộ với đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, bao gồm: Nhà ga, quy chuẩn thiết kế kỹ thuật đường ray, đầu máy, toa xe, hệ thống điều hành…

“Hai thành phố cần lựa chọn được những đơn vị tư vấn thiết kế hàng đầu để hoàn thiện, thẩm định quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị với tầm nhìn trăm năm”, Phó thủ tướng nói.

Đồng thời, ông cũng yêu cầu tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia có mạng lưới tàu điện ngầm phát triển, hiện đại. Đây là cơ sở để 2 đề án đưa ra phương án toàn diện, khả thi về tiếp nhận, chuyển giao công nghệ xây dựng công trình ngầm, đầu máy, toa xe, quản lý, vận hành, đào tạo nhân lực… nhằm xây dựng ngành công nghiệp đường sắt đồng bộ, hiện đại.

Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan đánh giá tác động tổng thể đối với nền kinh tế của các đề án phát triển đường sắt đô thị ở Hà Nội, TP.HCM, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công.

Trên cơ sở đó, UBND TP Hà Nội, UBND TP.HCM tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng gói chính sách, phương án huy động nguồn lực xã hội hóa ở mức cao nhất thông qua các hình thức TOD (phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ dọc tuyến giao thông), PPP (đối tác công – tư), BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao)…

“Các cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới đường sắt đô thị ở TP Hà Nội, TP.HCM phải đồng bộ, khả thi, cụ thể, chỉ rõ cách làm, ai làm, vướng mắc ở đâu và đề xuất cấp thẩm quyền tháo gỡ”, Phó thủ tướng nêu rõ.

Tháng 5/2024, Thủ tướng ký quyết định lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo, đốc thúc tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP.HCM (Tổ công tác).

Tổ công tác do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà làm tổ trưởng, các tổ phó gồm Bộ trưởng GTVT, Xây dựng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, TP.HCM và 9 ủy viên.

Tổ công tác sẽ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, kiểm điểm các bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành, xử lý khó khăn vướng mắc, tháo gỡ cơ chế kịp thời nhằm đảm bảo tiến độ các dự án đường sắt đô thị triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội và TP.HCM.

Đồng thời, trong quá trình hoạt động, tổ cũng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong chính sách đầu tư. Nếu cần thiết, tổ được nghiên cứu học tập kinh nghiệm một số nước có đường sắt đô thị hiện đại và mời các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm góp ý.

Hằng tháng, Tổ công tác đánh giá kết quả thực hiện, kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, giải quyết hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Bộ Giao thông vận tải là cơ quan thường trực Tổ công tác; sử dụng bộ máy của mình để thực hiện nhiệm vụ giúp việc Tổ công tác; xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, tổng hợp nội dung báo cáo và dự thảo kết luận cho các kỳ họp của Tổ công tác.

Cùng với đó, UBND TP Hà Nội và TP.HCM có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện các dự án cho Tổ công tác, định kỳ một tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/quy-hoach-mang-luoi-duong-sat-do-thi-voi-tam-nhin-tram-nam-192240702233231946.htm

Cùng chủ đề

Người đàn ông ứa nước mắt thấy cả vườn chanh dây sắp thu hoạch bị chặt đứt gốc

TPO - Kiểm tra vườn, anh Giỏi ứa nước mắt khi thấy phần gốc cây chanh dây đã bị chặt đứt lìa. Hàng loạt quả chanh dây đang tươi tốt chỉ còn nửa tháng thu hoạch dần héo lại, rụng xuống đất. TPO - Kiểm tra vườn, anh Giỏi ứa nước mắt khi thấy phần gốc cây chanh dây đã bị chặt đứt lìa. Hàng loạt quả chanh dây đang tươi tốt chỉ còn nửa tháng thu...

5 công cụ thiết yếu dành cho các nhà báo điều tra tiền điện tử

(CLO) Tiền điện tử ngày càng trở thành mục tiêu của tội phạm mạng, với những vụ trộm trị giá hàng tỷ USD. Để truy vết tài sản bị đánh cắp, các nhà báo cần đến sự hỗ trợ của các công cụ phân tích blockchain mạnh mẽ. ...

Bước chuyển mình của xã lớn nhất sau sáp nhập ở Hải Dương

Xã Vĩnh Cường, huyện Thanh Hà, có diện tích lớn nhất trong 28 xã, phường, thị trấn mới sáp nhập giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Hải Dương. Các ngành kinh tế chủ lực của xã như khai thác rươi, cáy, trồng vải thiều có cơ hội mở rộng, phát triển hơn. Phân công linh hoạt, công việc thông suốt Sáp nhập đơn vị hành chính là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tinh...

thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2025

Thông tin từ Sở Nông nghiệp & Môi trường, năm 2025 tỉnh Hải Dương phấn đấu có thêm 29 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh là 94/151 xã đạt (62,2%). Phấn đấu có thêm 16 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh là 35/151 xã đạt (23,2). Để triển khai thực hiện chương trình...

Nhiều người dân Hải Dương tố đường dây ‘xuất khẩu cô dâu’ lừa đảo hàng trăm tỷ

Hàng chục người dân ở Hải Dương có nguy cơ mất hàng trăm tỷ đồng do tin vào đường dây "xuất khẩu" cô dâu, đưa lao động đi Hàn Quốc. Trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an tỉnh Hải Dương cho biết: Cơ quan CSĐT đang làm rõ hành vi của Trịnh Thị C. (SN 1982, trú tại xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng) về việc nhận tiền góp vốn, cho vay...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp nghỉ lễ 30/4

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu khách phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên các tuyến. ...

Điểm danh 9 dự án đường sắt quốc gia đầu tư trước 2030

Cục Đường sắt VN cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. ...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Không để sai chồng sai khi xử lý các dự án kéo dài, tồn đọng

Liên quan đến các dự án đang kéo dài, tồn đọng, Thủ tướng lưu ý, trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo. ...

Đề xuất gần 1.200 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện hầm xuyên núi trên cao tốc Cam Lâm

Theo phương án đề xuất, dự án đầu tư hoàn thiện hầm Núi Vung trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo cần khoảng gần 1.200 tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

Ông Thích Minh Tuệ ‘tự nguyện dừng đi bộ khất thực’

(Dân trí) - Trưa 3/6, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) thông tin, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; hiện không có địa chỉ cư trú...

Thủ tướng: Cần kiểm soát quyền lực trong xây dựng luật

Ngày 29-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng luật. Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1-2024 - Ảnh: VGP Phiên họp đã thảo luận ba dự án luật gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Luật Công chứng (sửa đổi); và hai đề nghị xây dựng luật gồm: Luật Thi hành án...

Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu là thành phố trực thuộc Trung ương

Đến 2030, Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu thành thành phố trực thuộc Trung ương với các trụ cột kinh tế gồm công nghiệp, cảng biển và logicstics, du lịch và đô thị, dịch vụ. Nội dung được nêu trong Nghị quyết quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, được HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp chuyên đề, chiều 31/5. Địa phương có diện tích hơn 1.982 km2,...

Việt Nam – Singapore khởi công, chấp thuận đầu tư 5 dự án VSIP mới

(Dân trí) - 3 dự án khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) mới được khởi công, 2 dự án VSIP được trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cùng 12 dự án VSIP vừa được ký biên bản hợp tác phát triển. Những con số này được công bố tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác đầu tư Việt Nam - Singapore sáng 29/8, do Thủ tướng Phạm Minh Chính và...

Cán bộ, công chức có thể được bảo lưu 6 tháng lương, phụ cấp sau sáp nhập tỉnh, xã

(NLĐO)- Bộ Nội vụ đã đề xuất các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tham gia thúc đẩy thương mại hai chiều Việt – Mỹ tại SelectUSA 2025 – Tổng công...

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ, từ ngày 12 đến 15/5/2025, Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư SelectUSA Investment Summit 2025 tại thành phố National Harbor, bang Maryland, Hoa Kỳ đã trở thành điểm đến của hơn 130 đại biểu Việt Nam, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu trong...

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức...

Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng

Báo điện tử Dân Trí đưa tin về bài viết “Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng” ngày 16/05/2025. Để cập nhật thông tin tới khách hàng, chúng tôi sẽ trích nội dung từ Báo Dân Trí để cung cấp tới bạn đọc.Trích dẫn toàn bộ nội dung bài báo:Biến chứng...

Thông tin mới nhất cho các khách hàng đặt vé máy bay Vietnam Airlines trên VNPAY App và các Ứng dụng ngân hàng

Từ ngày 17/5/2025, toàn bộ chuyến bay nội địa của Hãng sẽ chuyển sang nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất. Khách hàng khi đặt vé máy bay trên VNPAY App và các ứng dụng ngân hàng hãy kiểm tra kỹ thông tin chuyến bay trước khi đặt vé để đảm bảo chuyến đi suôn sẻ và...

Mới nhất