Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiMê hoặc cùng những 'dấu tích Sài Gòn

Mê hoặc cùng những ‘dấu tích Sài Gòn


ĐA DẠNG PHONG CÁCH – ĐIỂM XUYẾT ĐƯỜNG NÉT BẢN ĐỊA

Khi nhìn vào “đại tích sản” của các công trình kiến trúc ở Sài Gòn – Chợ Lớn từ các nguồn tài liệu thu thập được, “nhà Sài Gòn học” Phúc Tiến vô cùng ngạc nhiên bởi sự đa dạng và giao hòa quá nhiều phong cách. Ông phát hiện ở giai đoạn 1865 – 1900, phần lớn dinh thự và công trình công cộng đều lấy nguyên mẫu từ chính quốc, với nhiều phong cách Đế chế, Tân cổ điển, Tân Phục Hưng, tạo nên các ấn tượng quyền uy.

Mê hoặc cùng những 'dấu tích Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông'- Ảnh 1.

“Để xây dựng các công trình phù hợp với khí hậu nhiệt đới, các kiến trúc Pháp ở Sài Gòn đã tiến hành “địa phương hóa” một số chi tiết như đặt hành lang để ngỏ thoáng rộng bao quanh nhà, xây tầng hầm chống ẩm. Hoặc thiết kế các khung cửa sổ và cửa ra vào đều lớn đi kèm cửa lá sách hoặc mành vải che chắn nắng mưa. Nguồn nhân lực thiết kế cũng như thi công và nguồn vật liệu cho các công trình được huy động từ Pháp, Singapore và Hồng Kông, đồng thời vẫn sử dụng nhiều nguồn địa phương”, nhà báo Phúc Tiến nhận xét.

Kiến trúc Pháp Đông Dương ở Sài Gòn ngay từ rất sớm đã xuất hiện các công trình đẹp có lối kiến trúc điểm xuyết đường nét bản địa, tiêu biểu là tòa Nhà Rồng (1863) với tầng thượng theo kiểu dáng đình làng VN, nhất là chi tiết hai con rồng chầu trên mái nhà. Từ năm 1880 trở đi, một số kiến trúc lớn như Nhà Bưu điện trung tâm, Dinh Thống đốc Nam Kỳ (ban đầu là Bảo tàng thương mại, đều là tác phẩm của kiến trúc sư trưởng Sài Gòn Marie-Alfred Foulhoux), bắt đầu có thêm các họa tiết VN và Khmer như bông sen, rắn thần Naga, cá sấu…

Theo tác giả Phúc Tiến, từ năm 1920 – 1930 trở đi, các phong cách thiết kế mới thịnh hành ở phương Tây như Beaux-Arts, Art Nouveau và Art Deco du nhập vào Đông Dương, tạo ra nhiều công trình độc lạ, bổ sung vẻ đẹp thanh tú và cách tân mang dấu ấn của kiến trúc international modernism (quốc tế hiện đại) – một trào lưu còn tiếp diễn nhiều thập niên sau, có vẻ đẹp tinh giản nhưng tráng lệ.

Mê hoặc cùng những 'dấu tích Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông'- Ảnh 2.

Mặt trước và gian khánh tiết trên lầu tòa Thị chính Sài Gòn những năm 1910

“Nổi bật là cao ốc Catinat (1927, nay ở số 26 Lý Tự Trọng), cao ốc số 213 Catinat (cùng thời gian, nay không còn), sảnh giao dịch Ngân hàng Đông Dương (1928), trụ sở Công ty Xăng dầu Pháp – Á (khoảng 1930, nay là tòa nhà Petrolimex), Bệnh viện Hui Bon Hoa (1937, Bệnh viện Sài Gòn), Bệnh viện Saint Paul (1938, Bệnh viện Điện Biên Phủ), Câu lạc bộ Sĩ quan Hải quân Pháp (1938, Văn phòng Chính phủ tại TP.HCM), khu biệt thự Hui Bon Hoa (1930, Nhà khách Chính phủ)…”, sách đã dẫn kể.

VAI TRÒ THỦ ĐÔ CỦA LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG

Dựa vào “kho” thông tin đồ sộ được khảo sát thực địa và quá trình dày công nghiên cứu trong nhiều năm qua – với nhiều bộ ảnh quý của Trung tâm Lưu trữ quốc gia II về Sài Gòn và Nam bộ từ thế kỷ 19 đến nay – cùng những thông tin, hình ảnh chắt lọc từ thư viện, trung tâm lưu trữ tại Pháp, Mỹ, Singapore…, tác phẩm mới nhất của nhà báo Phúc Tiến chứa rất nhiều thông tin hay về quy hoạch, phát triển thành phố với quy mô lớn trong giai đoạn 1887 – 1945 kèm hình ảnh minh họa sống động.

Mê hoặc cùng những 'dấu tích Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông'- Ảnh 3.

Quảng trường Nhà hát Lớn và Khách sạn Continental

ẢNH: LUDOVIC CRESPIN, TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II

Về mỹ danh Sài Gòn – Hòn ngọc Viễn Đông, tác giả Phúc Tiến cho biết: “La Perle de l’Extrême Orient, viên ngọc trai của miền xa nhất phương Đông, đó là cách gọi yêu kiều của người Pháp đối với Sài Gòn, vào hơn 100 năm trước. Được biết, mỹ danh này xuất hiện lần đầu trên một số sách báo từ cuối thế kỷ 19. Vào năm 1881, ông Jules Blancsubé, thị trưởng đầu tiên của Sài Gòn nêu tên gọi La Perle de l’Extrême Orient trong cuộc diễn thuyết tại Hiệp hội Hàng hải và Thuộc địa. Ông cho rằng khi hoàn thiện hệ thống đường thủy và đường sắt tân kỳ liên thông khắp Đông Dương, mà trung tâm là Sài Gòn thì chốn đô hội này thật sự trở thành Hòn ngọc Viễn Đông. Khi đưa tin cuộc nói chuyện đầy hào hứng kể trên, báo L’Avenir diplomatique (Tương lai ngoại giao), tại Paris vào tháng 4 năm ấy, cho biết họ đã dẫn nguồn từ báo Times (Thời đại) của Anh quốc. Như vậy, có lẽ mỹ danh Sài Gòn – Hòn ngọc Viễn Đông bắt đầu lan truyền ở phương Tây từ cuối thế kỷ 19. Từ thập niên 1920 – 1930, mỹ danh trên đã xuất hiện rộng khắp trên các ấn phẩm giới thiệu Đông Dương, như một điểm đến du lịch hấp dẫn của thế giới”.

Tác phẩm mới còn thông tin thêm: Từ năm 1887, khi Pháp tiến hành thành lập Liên bang Đông Dương (VN (3 kỳ), Lào, Campuchia và Quảng Châu Loan) với Sài Gòn là thủ đô với vai trò này trong vòng 15 năm (trước khi chuyển giao ra Hà Nội), một số công trình lớn được xây dựng xứng đáng với vị thế thủ đô như: Nhà Bưu điện trung tâm, Tòa án, Bảo tàng thương mại (Dinh toàn quyền, sau năm 1911 đổi thành Dinh Thống đốc Nam kỳ). Cũng ít ai biết rằng, năm 1929 Sài Gòn từng có tour du lịch thử nghiệm đi thủy phi cơ từ Bến Bạch Đằng đến Siem Reap để thăm đền Angkor của Campuchia. Văn phòng khuếch trương du lịch Đông Dương từng ra đời ở thập niên 1920, có trụ sở đặt tại Sài Gòn.

Mê hoặc cùng những 'dấu tích Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông'- Ảnh 4.

Logo Sài Gòn thể hiện trên huy chương kim loại Hội chợ quốc tế Đông Dương 1942. Chữ latin trên logo Sài Gòn có nghĩa là “Từ từ tôi sẽ lớn mạnh”

ẢNH: SƯU TẬP MẠNH HẢI FLICKR.COM

Việc sáp nhập địa giới hành chính không phải đến bây giờ, mà ngay từ năm 1920 trở đi hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn đã mở rộng liên kết, kết nối giao thông và xóa dần các vùng trống. Chợ Bình Tây ra đời năm 1928 trở thành một trung tâm thương mại làm “đầu tàu” cho kinh tế phát triển, đồng thời là cột mốc chứng minh cho sự mở rộng sang phía tây, tiếp cận với hai địa bàn nông thôn rộng lớn Bình Chánh và Long An. Việc hợp nhất và công bố thành lập Région de Saigon-Cho Lon (Khu Sài Gòn – Chợ Lớn), theo tác giả: “Sự kiện này đánh dấu việc trao cho Sài Gòn không những không gian lớn hơn mà còn là thể chế quản trị hiệu quả lớn, phù hợp với nhu cầu phát triển và quy mô dân số gia tăng gấp bội so với thế kỷ trước”.

Ngoài ra, Kiến trúc Pháp – Đông Dương, dấu tích “Sài Gòn – Hòn ngọc Viễn Đông” không chỉ hấp dẫn vì “nói có sách, mách có… hình” về những lối kiến trúc đẹp hút hồn ở khu vực Đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn) với các công trình vô giá, Đại lộ Bonard, chợ Bến Thành và Đại lộ La Somme với “Tam giác kim cương” Bến Thành – Bonard – La Somme rồi chợ Bến Thành, chợ Lớn, chợ Bình Tây xưa, Nhà thờ Cha Tam…, cùng nhiều cảnh quan tiêu biểu khác ở Vườn Ông Thượng; Biệt thự Phương Nam; Trường Pétrus Trương Vĩnh Ký…, mà độc đáo nhất vẫn là những câu chuyện lý thú xoay quanh logo đầu tiên của Sài Gòn, không phải ai cũng tường tận.




Nguồn: https://thanhnien.vn/me-hoac-cung-nhung-dau-tich-sai-gon-hon-ngoc-vien-dong-185250314211027218.htm

Cùng chủ đề

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp nghỉ lễ 30/4

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu khách phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên các tuyến. ...

Giải mã lại Chú Hỏa – đại gia lừng lẫy Sài Gòn – Kỳ 3: Hành trình Chú Hỏa lập nghiệp miền đất hứa

Một cách thận trọng nhất, do chưa truy lục được tư liệu gốc, chúng tôi hiểu và đặt thời gian ông Hui Bon Hoa hay được gọi là Chú Hỏa sang lập nghiệp tại Nam Kỳ trong quãng 1865-1875, ứng với độ tuổi 20 của ông. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Festival Hue 2024, a grand and spectacular international arts week

Over its 24-year history, the Huế Festival has achieved significant milestones, steadily establishing its national and worldwide reputation. It has contributed to stimulating tourism, preserving culture, and fostering socio-economic development in Thua Thien Hue province. Striving to become a national and international Festival city According to Mr. Nguyễn Thanh Binh, Vice Chairman of the Provincial People's Committee of Thua Thien Hue, Head of the Organizing Committee, in the effort to become a nationally and internationally recognized Festival city, the Hue Festival...

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Nhóm Westlife tổ chức thêm một đêm diễn tại Việt Nam

Trước những phản hồi tích cực từ người hâm mộ, Ban tổ chức đã trao đổi cùng đại diện nhóm nhạc Westlife và đã đạt được thỏa thuận bổ sung thêm một đêm diễn vào ngày 21/11.Bà Đỗ Thu Giang, đại diện AMO - đơn vị tổ chức đêm diễn của Westlife tại Việt Nam chia sẻ: “Đây không chỉ là thử thách, mà còn là niềm hạnh phúc, khi chúng tôi thấy sự phấn khích và yêu...

Trần Anh Hùng: ‘Tôi từng mất đi hơi thở khi rời Việt Nam’

TP HCMTrần Anh Hùng - Đạo diễn xuất sắc LHP Cannes 2023 với tác phẩm "The Pot-au-Feu" - ví tình yêu dành cho Việt Nam như hơi thở của ông. Sau chín tháng công chiếu The Pot-au-Feu (tên Việt là: Muôn vị nhân gian, tên tiếng Anh: The Taste of Things) ở nước ngoài, đạo diễn Pháp gốc Việt chọn Việt Nam là điểm dừng chân cuối cho tác phẩm. Về nước lần này, ông lần đầu cho biết...

‘Tư Mắm’ Băng Di ra sao sau thành công của phim ‘Đất rừng phương Nam’?

Băng Di nhận được nhiều sự chú ý của khán giả khi đảm nhận vai Tư Mắm trong phim điện ảnh Đất rừng phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Vào vai phản diện, cô được khen ngợi vì khả năng diễn xuất, lột tả rõ nét tính cách mưu mô, nham hiểm của nhân vật.Dù hạn chế về "đất diễn" nhưng Băng Di vẫn thể hiện tròn vai, để lại ấn tượng trong lòng người xem.Băng...

Cùng chuyên mục

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Quảng Bình ký kết hợp tác với Sun Group

(NADS) - Ngày 15/4, tại TP. Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) có buổi làm việc và ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển”. Đây được xem là cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới cho tiến trình phát triển kinh tế - du lịch bền vững của tỉnh Quảng Bình. ...

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Mới nhất

Từ “người mới” đến thương hiệu hàng đầu

Tối 10/4/2025, gần 200 đại lý tiêu biểu đến từ miền Bắc và miền Trung hội tụ tại Ninh Bình trong không khí trang trọng của Hội nghị tri ân khách hàng Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi (TACN) Hòa Phát Hưng Yên. Đánh dấu một thập kỷ gia nhập thị trường, Hòa Phát đã nhanh chóng...

Tủ lạnh Funiki – Giải pháp tối ưu dành cho căn hộ cho thuê

Với lợi thế về giá, độ bền và dịch vụ hậu mãi, tủ lạnh Funiki đang trở thành lựa chọn đáng cân nhắc cho các chủ đầu tư căn hộ dịch vụ và chung cư mini nhằm tối ưu hiệu quả vận hành dài hạn. Tủ lạnh là đồ dùng thiết yếu trong căn hộ cho thuê. Tuy nhiên,...

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1, tăng 25%

Quý 1/2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,66 triệu tấn thép thô, tăng 25% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép xây dựng và phôi thép đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý 1/2024. Sản lượng sản xuất và bán hàng quý 1/2025 tăng trưởng...

Những bước đi mạnh mẽ của Cảng Hải Phòng trên hành trình hội nhập quốc tế – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Việc bắt tay cùng tập đoàn vận tải biển hàng đầu thế giới MSC để triển khai các tuyến vận tải thương mại tại cụm cảng nước sâu Lạch Huyện cho thấy Cảng Hải Phòng đang có những bước tiến dài hướng ra thị trường toàn cầu. Chiều 16/4, tàu container mang tên MSC MAKALU III thuộc tuyến vận...

KỲ VỌNG KCN DỐC ĐÁ TRẮNG – DẤU MỐC MỚI CHO KHU KINH TẾ VÂN PHONG – Tổng công ty Viglacera

“Kỳ vọng vào KCN Dốc Đá Trắng”, “KCN Dốc Đá Trắng: Phát huy lợi thế phát triển kinh tế - xã hội Khánh Hòa”, “Sắp có dự án khu công nghiệp hơn 1.807 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong”, là nhan đề chính của hàng loạt bài báo của các cơ quan báo chí trung ương...

Mới nhất