Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhMất lợi thế từ khí đốt giá rẻ Nga, xương sống nền...

Mất lợi thế từ khí đốt giá rẻ Nga, xương sống nền kinh tế Đức nguy cơ ‘sập nguồn’, đây là kế sách giải cứu của Berlin


Các công ty công nghiệp Đức đã biến lợi thế nguồn khí đốt giá rẻ từ Nga thành yếu tố cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cường quốc châu Âu được mệnh danh là nhà vô địch xuất khẩu toàn cầu trong nhiều năm. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ sớm biến mất.

Mất lợi thế từ khí đốt giá rẻ Nga, xương sống của nền kinh tế Đức nguy cơ ‘sập nguồn’, ngân khố cạn, Berlin sẽ vay nợ? (Nguồn: DPA)

Chiến lược công nghiệp của Bộ trưởng Kinh tế Đức Habeck nhận được sự ủng hộ của ngành và các hiệp hội, nhưng không có được đồng thuận từ các đảng trong liên minh. (Nguồn: DPA)

Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế, do chi phí năng lượng cao đang đè nặng lên các công ty công nghiệp của nước này. Bộ trưởng kinh tế Đức Robert Habeck thuộc đảng Xanh muốn thay đổi điều này nhưng đang vấp phải sự phản đối.

Niềm tin kinh doanh ở Đức đang chạm đáy khi báo cáo dữ liệu kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 của cường quốc này ở mức thấp nhất trong Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7). Trong khi các quốc gia như Mỹ và thậm chí cả Pháp đang phát triển, nền kinh tế đầu tàu châu Âu được dự báo giảm 0,4% trong năm nay.

Một cuộc khảo sát do Hiệp hội Người sử dụng lao động Đức (BDA) thực hiện trong tháng 10 vừa qua cho thấy, 82% chủ doanh nghiệp được khảo sát bày tỏ mối quan ngại lớn về tình trạng của nền kinh tế, khoảng 88% cho rằng chính phủ không có kế hoạch nào để xử lý khủng hoảng.

Bộ trưởng Robert Habeck thuộc đảng Xanh đang phải đối mặt với một loạt vấn đề lớn, bao gồm những thách thức địa chính trị từ xung đột Nga-Ukraine, tình hình ở Trung Đông và sự mạnh lên của Trung Quốc ở châu Á.

Thêm vào đó là quá trình chuyển đổi tốn kém của Berlin sang nền kinh tế trung hòa carbon, tốc độ số hóa chậm cũng như thiếu lao động lành nghề.

Trong nhiều thập niên qua, ngành công nghiệp vững mạnh – vốn chiếm khoảng 23% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – là xương sống của nền kinh tế Đức, bên cạnh hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Kế hoạch giải cứu ngành công nghiệp

Vào giữa tháng 10, Bộ trưởng Habeck đã đề xuất Chiến lược công nghiệp – một bản kế hoạch dài 60 trang gồm các biện pháp cần thiết khẩn cấp và nhiều khoản trợ cấp của nhà nước trong những năm tới.

Với kế hoạch này, ông Habeck đang theo bước Tổng thống Mỹ Joe Biden, người hiện đang chi tổng cộng 740 tỷ USD (700 tỷ Euro) để đầu tư vào các ngành công nghiệp xanh hơn của nền kinh tế số 1 thế giới. Được gọi là Đạo luật Giảm lạm phát, kế hoạch của ông Biden bao gồm các ưu đãi thuế lớn bên cạnh các khoản trợ cấp trực tiếp.

Chiến lược của Bộ trưởng Habeck đã được cả các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp và lãnh đạo công đoàn hoan nghênh, những người từ lâu đã kêu gọi sự hỗ trợ của nhà nước trong thời điểm khó khăn.

Tuy nhiên, kế hoạch này không gặp thuận lợi trong chính phủ Đức, vốn bao gồm ba đảng khác nhau với các chính sách kinh tế khác nhau. Trong khi đảng Xanh của ông Habeck nổi tiếng với cách tiếp cận theo chủ nghĩa can thiệp của nhà nước, thì đảng Dân chủ tự do theo truyền thống chống lại sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh và đảng Dân chủ xã hội không đồng tình với bất cứ điều gì có thể gây hại cho cử tri thuộc tầng lớp lao động.

Nhưng điều khiến các đối tác liên minh của ông Habeck không hài lòng nhất là thời điểm thực hiện chiến lược và việc ông không thảo luận về vấn đề đó với họ trước khi công khai đề xuất của mình.

Hạn chế chi phí điện cho ngành công nghiệp

Một yếu tố quan trọng trong chiến lược công nghiệp mới là trợ cấp mạnh mẽ cho giá điện trong một số ngành công nghiệp đang phải chịu thiệt hại nặng nề do giá năng lượng tăng cao sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

Khoảng hai thập niên thành công kinh tế vượt trội của Đức bắt nguồn từ nguồn cung năng lượng giá rẻ của Nga. Các công ty tại quốc gia Tây Âu này đã biến nó thành lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đức được mệnh danh là nhà vô địch xuất khẩu thế giới trong nhiều năm và các sản phẩm “Sản xuất tại Đức” đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng.

Không có khí đốt giá rẻ của Nga, các công ty công nghiệp Đức giờ đây phải dựa vào nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đắt tiền hơn. Kết quả là giá điện ở nước này tăng vọt lên mức cao nhất thế giới do sự phụ thuộc vào khí đốt đắt đỏ để sản xuất điện.

Ngân khố trống rỗng

Theo chiến lược mới đề xuất, ông Habeck kêu gọi trợ giá điện cho ngành công nghiệp ở mức 6 xu Euro (0,063 USD) mỗi kilowatt giờ. Để so sánh, người Đức vẫn phải trả khoảng 40 xu Euro cho mỗi kilowatt giờ điện bán lẻ, trong khi các ngành công nghiệp ở Mỹ hoặc Pháp được hưởng mức giá thấp tới 4 xu Euro.

Giá điện công nghiệp cũng bị xem xét với con mắt thận trọng trong chính đảng Xanh của ông Habeck. Việc làm cho năng lượng rẻ hơn đi ngược lại hệ tư tưởng về khí hậu xanh và nỗ lực hạn chế những ngành sản xuất không thân thiện với môi trường. Khá miễn cưỡng, họ dường như đồng ý với kế hoạch này sau khi nhận ra rằng người dân Đức ngày càng bị choáng ngợp bởi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang nổi lên.

Đảng Dân chủ xã hội của Thủ tướng Olaf Scholz phần lớn bỏ qua việc trợ cấp giá cho ngành công nghiệp, lo ngại sự suy giảm sản xuất và mất việc làm có thể thúc đẩy các phe phái chính trị ở Đức vốn đang có những bước tiến lớn trong các cuộc thăm dò.

Chỉ có điều Thủ tướng Scholz vẫn chưa hoàn toàn bị thuyết phục khi cho rằng giá thấp sẽ làm tăng nhu cầu và kéo theo tình trạng thiếu hụt khiến giá lại tăng. Ông Scholz lập luận, trợ cấp của nhà nước có thể làm suy yếu nỗ lực của ngành nhằm đảm bảo năng lượng an toàn và tiến tới trung hòa carbon.

Tuy nhiên, sự phản đối gay gắt nhất đối với kế hoạch của Bộ trưởng Habeck đến từ đảng Dân chủ tự do (FDP). Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner, một thành viên của FDP, là người bảo vệ kiên quyết kế hoạch chính sách xóa nợ của Đức. Có nghĩa là chính phủ bị ràng buộc bởi các quy định hiến pháp trong việc chi tiêu vượt mức ngân sách và làm tăng thêm gánh nặng nợ nần của đất nước một cách đáng kể. Đó là lý do tại sao ông Lindner từ chối dành 30 tỷ Euro cho đến năm 2030 trong kế hoạch ngân sách cho năm tới.

Mất lợi thế từ khí đốt giá rẻ Nga, xương sống của nền kinh tế Đức nguy cơ ‘sập nguồn’, ngân khố cạn, Berlin sẽ vay nợ? (Nguồn: DPA)

Các ngành sử dụng nhiều năng lượng như hóa chất đã phát triển mạnh nhờ khí đốt giá rẻ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn để duy trì lợi thế cạnh tranh. (Nguồn: DPA)

Các ngành công nghiệp cốt lõi có nguy cơ biến mất

Trong bối cảnh chính phủ không thể tìm được điểm chung, cả lãnh đạo ngành và công đoàn đều đã cảnh báo về “sự mất mát trong hoạt động sản xuất sử dụng nhiều năng lượng” nếu kế hoạch trợ cấp cho năng lượng công nghiệp không được thực hiện.

Mối lo ngại của họ đã được ông Habeck nhắc lại tại một hội nghị công nghiệp gần đây ở Berlin khi nói rằng chuỗi cung ứng công nghiệp của Đức “rất nguyên vẹn từ nguyên liệu cơ bản đến khâu sản xuất cuối cùng”.

Ông nói: “Tất nhiên, chúng ta có thể quay lại sản xuất mọi thứ bằng tay, nhưng sau đó chúng ta làm suy yếu nước Đức”.

Và thực tế, Liên đoàn công nghiệp Đức (BDI) đang liên tục cảnh báo rằng, các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng có thể bị buộc phải di dời ra nước ngoài nếu không có gì thay đổi. Chủ tịch BDI Siegfrid Russwurm phát biểu tại Hội nghị: “Nếu không còn ngành công nghiệp hóa chất ở Đức, sẽ là ảo tưởng khi cho rằng quá trình chuyển đổi các nhà máy hóa chất sẽ tiếp tục diễn ra”.

Và ông Jürgen Kerner, Phó Chủ tịch công đoàn tập đoàn kim loại lớn nhất nước Đức IG Metall nói thêm rằng, các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty gia đình với quy mô vừa hiện đang “không có triển vọng tiếp tục kinh doanh”. Ông nói, có sự không chắc chắn lớn khi “các nhà máy luyện nhôm ngừng sản xuất, các xưởng đúc và rèn đang mất đơn đặt hàng”.

Các chi nhánh của IG Metall ngày càng ghi nhận tình trạng mất khả năng thanh toán, lên kế hoạch “sa thải và đóng cửa doanh nghiệp”.

Tài trợ cho kế hoạch bằng cách nào?

Với việc kho bạc nhà nước của Đức gần như trống rỗng trong bối cảnh xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng tốn kém và phức tạp, sự đồng thuận chính trị về cách tài trợ cho giá điện công nghiệp được trợ giá dường như khó thực hiện.

Bộ trưởng kinh tế nước này đang lên kế hoạch tăng nợ quốc gia để tài trợ, nhưng nói thêm rằng điều này chỉ có thể được triển khai sau cuộc tổng tuyển cử vào năm 2025.

Bất chấp áp lực lên các ngành công nghiệp Đức, các nhà vận động hành lang như Siegfried Russwurm của BDI vẫn phản đối việc tăng thêm nợ cho chính phủ. Ông nói: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ phải đặt ra các ưu tiên trong ngân sách nhà nước. Chúng ta cần giải quyết mâu thuẫn giữa những gì có khả năng và những gì là mong muốn nhưng vượt quá khả năng chi trả”.

Bộ trưởng Habeck vẫn đang hy vọng thuyết phục được những người cùng phe trong liên minh của ông là đảng Dân chủ xã hội và Dân chủ tự do về kế hoạch giải cứu cơ sở công nghiệp Đức với sự hỗ trợ của nhà nước. Thời điểm khó khăn sẽ là các cuộc đàm phán về ngân sách năm 2024 bắt đầu vào tháng 11 này, trong đó, tỷ lệ cược “50-50” rằng giá điện công nghiệp sẽ được thống nhất.





Nguồn

Cùng chủ đề

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Thủ tướng Slovakia đến thăm Nga và hội đàm với Tổng thống Putin

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chủ nhật đã tiếp đón Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin. Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tập trung vào tình hình quốc tế và vấn đề khí đốt. ...

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xung đột tiếp tục kìm hãm tiềm năng của châu Phi

Chỉ tính riêng từ tháng 4-6/2024, khắp châu Phi ghi nhận 1.000 vụ khủng bố, khiến 4.818 người tử vong.

Moscow hối thúc Mỹ trả lời về đề nghị đưa Đại sứ Nga mới tới Washington càng sớm càng tốt

Đại sứ Nga tại Mỹ đã rời nhiệm sở hồi tháng 10 năm ngoái, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có người thay thế.

Hungary ‘gật đầu’, EU thống nhất gia hạn lệnh trừng phạt Nga

Liên minh châu Âu (EU) quyết định gia hạn lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine, sau khi Hungary đồng ý với động thái này.

Báo cáo đầu tiên về vụ tai nạn máy bay tại Hàn Quốc

Báo cáo đầu tiên trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ tai nạn thảm khốc tại Sân bay quốc tế Muan ngày 29/12/2024 vừa được công bố hé lộ thông tin quan trọng về hộp đen.

Hàn Quốc công bố 100 điểm đến du lịch hàng đầu

Ngày 27/1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc cùng Tổ chức Du lịch Hàn Quốc (KTO) công bố danh sách 100 điểm đến hàng đầu của nước này trong giai đoạn 2025-2026.

Bài đọc nhiều

GRDP Quảng Nam 2024 tăng trưởng 7,1%, nhưng vẫn lo khi ‘kiểm tra quán karaoke là có ma túy’

Đó là thông tin tại họp báo về tình hình kinh tế xã hội năm 2024 và nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025, do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức chiều 10-1. Ông Dũng cho hay năm 2025, tỉnh sẽ thực hiện...

Thủ tướng mừng tuổi khách đi tàu, tặng quà bệnh nhân ghép phổi

Chiều 27-1 (tức 28 Tết), tại ga Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực phục vụ hành khách dịp Tết Nguyên đán của ngành đường sắt. ...

Ngân hàng nghỉ Tết, cập nhật sinh trắc học cách nào để chuyển khoản, giao dịch?

(NLĐO) – Trong kỳ nghỉ Tết, khách hàng vẫn có thể cập nhật sinh trắc học qua các kênh online để tiếp tục giao dịch, thanh toán trực tuyến. ...

Họp chợ đông vui buổi chiều, thương nhớ chợ quê ngày cận Tết

Ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam có những chợ quê họp chợ và sôi động nhất vào buổi chiều. Những ngày cận Tết, chợ càng đông vui, tấp nập người ra vào. ...

Đảm bảo tiến độ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 31/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tiến độ triển khai Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Thông báo nêu: Việc...

Cùng chuyên mục

Giá bán nhiều loại rau củ, thịt heo… vẫn giữ ổn định dù vào cao điểm Tết

Ngày 27 và 28 Tết được xem là hai ngày cao điểm của sức mua nhưng do năm nay mức tiêu thụ tương đối chậm nên giá bán phần lớn ổn định, thậm chí có mặt hàng giảm giá. Trao đổi với Tuổi Trẻ...

AI giá rẻ của Trung Quốc khiến các ông lớn công nghệ Mỹ suy sụp

Trợ lý AI mới ra mắt của công ty DeepSeek khiến giới đầu tư đặt câu hỏi liệu có cần quá nhiều tiền cho nghiên cứu AI hay không. Từ đó, giá cổ phiếu của nhiều hãng công nghệ trượt dốc. Cuối tuần trước,...

Họp chợ đông vui buổi chiều, thương nhớ chợ quê ngày cận Tết

Ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam có những chợ quê họp chợ và sôi động nhất vào buổi chiều. Những ngày cận Tết, chợ càng đông vui, tấp nập người ra vào. ...

Thủ tướng mừng tuổi khách đi tàu, tặng quà bệnh nhân ghép phổi

Chiều 27-1 (tức 28 Tết), tại ga Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực phục vụ hành khách dịp Tết Nguyên đán của ngành đường sắt. ...

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 237/QĐ-TTg ngày 27/1/2025 điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 trong nội bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể,...

Mới nhất

Giảm mỡ nội tạng ngày tết, tránh đồ uống này

'Những người có mỡ nội tạng cần tránh một số loại đồ uống, đặc biệt trong ngày tết'. Hãy bắt đầu ngày...

Giá trị dinh dưỡng của 10 loại hạt ‘góp vui’ ngày tết

Những loại hạt 'góp vui' ngày tết như hạt dưa, hướng dương, hạt điều, hạnh nhân… không chỉ góp phần tạo nên không...

Rực rỡ sắc hoa đào trên độ cao 800 m ở Bình Định

TPO - Nằm ở độ cao 800m so với mặt nước biển, xã Vĩnh Sơn, huyện miền núi Vĩnh Thạnh được ví như “Đà Lạt của Bình Định” bởi khí hậu ôn đới, nhiều thắng cảnh đẹp hội tụ nơi vùng sơn cước này. Nơi đây, có vườn hoa đào rực rỡ đang đua nhau khoe sắc ngày...

Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân bay Phú Quốc

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) do ông Nguyễn Hạnh làm Chủ tịch HĐTV vừa đề xuất tham gia đầu tư, phát triển Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc với công suất 6 triệu hành khách/năm. Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân...

Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác phát triển du lịch hướng đến kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại...

Ngày 22/01, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Hình Cửu Cường - Tham tán Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Cùng dự có lãnh đạo...

Mới nhất